Đối với các Công ty trong ngành thiết kế và xây dựng, lượng tài sản của Công ty sẽ tập trung chủ yếu vào Tài sản cố định (Máy móc để thi công) và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (công trình đang thi công). Quá trình thi công kéo dài bắt buộc doanh nghiệp phải dữ trữ lượng vốn lưu động hợp lý để đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh. Lượng vốn lưu động này có thể được huy động từ các nguồn khác nhau như: Vốn đầu tư ban đầu của chủ sở hữu, vốn vay… Phân tích báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán và Kết quả kinh doanh trong năm 2018, 2019 và 2020 để đánh giá tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Dưới đây là tổng quan báo cáo tài chính, bao gồm Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong năm 2018, 2019 và 2020:
Bảng 2.1: Bảng phân tích tổng quát Tình hình tài chính Công ty TNHH Thắng Ngọc
Đơn vị tính: VND
TÀI SẢN
I. Tiền và các khoản tương đương t II. Các khoản phải thu
1. Phải thu của khách hàng
III. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở
dang (Công trình đang thi công)
IV. Tài sản cố định
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
I. Nợ phải trả
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
Bảng 2.2: Bảng phân tích tổng quát Kết quả kinh doanh Công ty TNHH Thắng Ngọc
Đơn vị tính: VND
CHỈ TIÊU
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay
Năm 2018 87,126,000,000 - 87,126,000,000 64,767,000,000 22,359,000,000 87,000,000 1,032,600,000 1,032,600,000 - 18,883,270,065
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10. Thu nhập khác
11. Chi phí khác
12. Lợi nhuận khác
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
14. Chi phí thuế TNDN hiện hành
Đánh giá tổng quan về tình hình tài chính:
Tình hình tài chính của Công ty TNHH Thắng Ngọc được cải thiện rõ rệt từ năm 2018 đến năm 2020. Tổng tài sản và nguồn vốn tăng lần lượt từ 67,6 tỷ đồng năm 2018 lên 76,2 tỷ đồng năm 2019 và 85,8 tỷ đồng năm 2020. Doanh thu cũng liên tục tăng từ 87,1 tỷ đồng năm 2018 lên 94,1 tỷ đồng năm 2019 và 96,9 tỷ đồng năm 2020. Công ty đang tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh và có nhiều đơn hàng mới tạo tiền đề cho việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận.
Nợ vay của Công ty có chiều hướng tăng nhanh theo các năm, đặc biệt trong năm 2019, dư nợ vay các tổ chức tín dụng đạt 15,5 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2018. Điều nay khiến cho chi phí lãi vay của công ty cũng tăng tương ứng 40%. Việc gia tăng nợ vay là do nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển thêm chi nhánh mới, đầu tư thêm tài sản cố định, và gia tăng tài sản lưu động.
Cơ cấu tài sản của công ty hiện nay tập trung phần lớn vào khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, đây là các khoản giá trị bằng tiền của các công trình đang thi công dở dang chờ được hoàn thiện, và khoản Tài sản cố định bao gồm các máy móc để thi công. Tổng hai khoản mục tài sản này chiếm hơn 75% tài sản của Công ty. Bởi vậy, Công ty cần chú ý đến tiến độ thi công công trình thầu xây dựng, sớm hoàn thành nghiệm thu và bàn giao cho khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ thanh toán, kịp thời thu hồi khoản phải thu khách hàng.
Các khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng tăng với 25,6 tỷ đồng năm 2018, lên 30,4 tỷ đồng năm 2019 và 36,5 tỷ đồng năm 2020. Cơ cấu của nợ phải trả chủ yếu là các khoản phải trả người bán, vay nợ các tổ chức tín dụng và Người mua trả tiền trước. Trong các khoản nợ phải trả, nợ phải trả ngắn hạn chiếm trên 50% tổng số nợ, điều này sẽ tạo nên áp lực tài chính cho công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đánh giá cơ cấu tài sản và nguồn vốn nhằm mục đích phân tích hiệu quả của việc sử dụng và phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản của Công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp mục tiêu kinh doanh và mục tiêu tài chính của doanh nghiệp.
Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản của Công ty có giá trị tăng dần từ năm 2018 đến năm 2020, tuy nhiên cơ cấu tài sản của Công ty gần như không thay đổi. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) trên tổng tài sản của Công ty luôn chiếm trên 60% và có xu hướng tăng trong 3 năm từ 61% năm 2018 lên 66% năm 2019 và 65% trong năm 2020. Điều này có thể đánh giá rằng, chính sách của Công ty chú trọng phân bổ vốn cho các tài sản lưu động nhiều hơn các tài sản cố định.
Đánh giá chi tiêu cơ cấu tài sản của Công ty cho biết mức độ hợp lý trong việc phân bổ nguồn vốn đầu tư vào từng loại tài sản nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng đánh giá chi tiết cơ cấu tài sản của công ty như sau:
Bảng 2.3: Bảng phân tích chi tiết cơ cấu tài sản 2018-2020
TÀI SẢN
TÀI SẢN NGẮN HẠN
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
II. Các khoản phải thu 1. Phải thu của khách hàng III. Hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho
2. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Công trình đang thi công)
TÀI SẢN DÀI HẠN
IV. Tài sản cố định - Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty, tổng hợp các khoản tiền và tương đương tiền và khoản Phải thu ngắn hạn chiếm tỷ lệ ổn định qua các năm, cụ thể là năm 2018: 36%, 38% năm 2019: 38%, năm 2020: 36% trên tỷ lệ tổng tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty duy trì chính sách ổn định và nhất quán các khoản tài sản có tính thanh khoản cao, nhằm đảm bảo tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, các khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (giá trị của các công trình đang thi công dở dang) luôn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể là năm 2018: 63%, năm 2019: 61%, năm 2020: 63%. Đây cũng là đặc thù của ngành nghề thiết kế và xây dựng, tuy nhiên công ty cũng cần chú ý đến công tác đảm bảo tiến độ thi công để hoàn thành đúng thời hạn, tránh trường hợp vốn lưu động bị tồn đọng khoản mục này.
Đánh giá tổng quát cơ cấu nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn
Tổng nguồn vốn của Công ty tăng dần qua từng năm tương ứng với tổng tài sản tăng. Công ty duy trì ổn định tỷ lệ giữa các nguồn vốn qua các năm, trong đó luôn duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn, cụ thể năm 2018: 62%, năm 2019: 60% và năm 2020: 57%. Do nhu cầu đầu tư tài sản cố định và mở rộng chi nhánh, Công ty đẩy mạnh vay nợ dài hạn tại các ngân hàng, từ 10 tỷ đồng năm 2018, lên 15,5 tỷ đồng năm 2019 và 16,5 tỷ đồng năm 2020. Với đặc thù của các doanh nghiệp thiết kế và xây dựng là cần thiết đầu tư nhiều loại máy móc thiết bị và dòng tiền luân chuyển chậm khi vốn lưu động tập trung tại các công trình đang xây dựng dở dang, việc tận dụng nguồn vốn vay dài hạn từ ngân hàng là chính sách tài chính đúng đắn của công ty, nhắm đảm bảo an toàn tài chính ở mức tốt nhất. Cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, cụ thể là nợ ngắn hạn luôn được duy trì ở mức ổn định, chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2018: 23%, năm 2019: 20% và năm 2020: 23%, giúp cho cơ cấu nguồn vốn của Công ty được ổn định.
Đánh giá chi tiết cơ cấu nguồn vốn
Bảng 2.4: Bảng phân tích chi tiết cơ cấu nguồn vốn 2018-2020
Năm 2018 NGUỒN VỐN
NỢ NGẮN HẠN
1. Phải trả người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế và các khoản phải nộp NN
NỢ DÀI HẠN
6. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn
VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Vốn góp của chủ sở hữu
2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Trong cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, cụ thể là nợ ngắn hạn, khoản Phải trả người bán luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, cụ thể năm 2018: 77%, năm 2019: 67% và năm 2020: 65%. Đây là khoản Công ty đang tận dụng chính sách ưu đãi thanh toán của nhà cung cấp, nhắm đầu tư cho các dự án, công trình vẫn đang trong quá trình thi công. Đồng thời, Công ty cũng đã tận dụng được một phần tiền trả trước của khách hàng để bổ sung nguồn vốn lưu động, cụ thể năm 2018: 3 tỷ đồng, năm 2019: 4 tỷ đồng và năm 2020: 6 tỷ đồng. Đây là khoản Công ty đàm phán với khách hàng ứng trước tiền theo các điều khoản tạm ứng trên hợp đồng, do uy tín với khách hàng nên Công ty đã tận dụng được khoản tiền này để bổ sung nguồn vốn lưu động cho Công ty. Về tổng quát, cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn của Công ty đảm bảo sự ổn định và an toàn về mặt tài chính.
Trong cơ cấu nguồn vốn dài hạn, khoản vay nợ dài hạn bao gồm các khoản nợ tín dụng ngân hàng thương mại có thời hạn trên 12 tháng, với lãi suất ưu đãi được đàm phán ở mức từ 9-10%, đây là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu. Chi tiết số dư nợ vay ngân hàng trong 3 năm như sau:
Bảng 2.5: Bảng dư nợ vay dài hạn tại ngân hàng
Ngân hàng Công thương Việt Nam- CN Thanh Chương Nghệ An (Khế ước vay dài hạn thời hạn 60 tháng, lãi suất 9-10%/năm, điều chỉnh hằng năm theo lãi suất tham chiếu) - Dư nợ
- Lãi vay