Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu Phân tích các lợi thế trong thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch huyện kim bôi tỉnh hòa binh đến năm 2030 (Trang 28 - 48)

5. Nội dung của khóa luận tốt nghiệp

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của huyện Kim Bôi

 Vị trí địa lý:

Kim Bôi là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi phía Tây Bắc và Đông Bắc Bộ. Đây là vùng của quốc lộ 21A, 12B chạy qua, là vùng giao thông quan trọng của vùng rất thuận lợi cho việc giao lƣu văn hoá và phát triển kinh tế với các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nhìn chung, vị trí địa lý của Kim Bôi là vùng miền núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn nhƣng nó có một vị thế quan trọng không chỉ trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hoà Bình, có thị trƣờng giao lƣu kinh tế với các tỉnh lân cận nhƣ: Hà Tây, Ninh Bình, Hà Nam và thủ đô Hà Nội, mà còn thuận lợi cho phát triển các tour du lịch từ huyện Kim Bôi đi các vùng lân cận. Ngoài ra, Kim Bôi có vị trí tƣơng đối thuận lợi về giao thông, có vị trí quan trọng trong quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế của tỉnh, liên kết thuận lợi huyện khác trong tỉnh và các tỉnh lân cận theo các tuyến

giao thông: Đƣờng 12B, đƣờng TSA, đƣờng tỉnh 448, đƣờng tỉnh 449,...  Địa hình:

Với địa hình miền núi phức tạp Kim Bôi bị chia cắt bởi nhiều hệ thống khe suối và núi đá cao. Độ cao trung bình khoảng 310m, địa hình toàn vùng không đồng nhất, chia cắt mạnh, nơi cao, nơi thấp chênh lệch nhau quá lớn. Núi đá tai mèo quá hiểm trở, độ dốc lớn. Các điểm dân cƣ tập trung ở các thung lũng hẹp nằm dọc theo các suối và đƣờng giao thông do nhiều núi đá xen kẽ tạo thành, nơi đây có những cánh đồng nhỏ hẹp và là nơi tập trung hầu hết các diện tích đất trồng lúa màu của các xã trong huyện. Đây là nơi canh tác lúa nƣớc lâu đời của bà con dân tộc trong huyện. Thƣờng có những ruộng bậc thang tạo nên

những nét riêng biệt của ngƣời vùng cao, chính điều này cũng là một trong những điểm hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

Huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình có thể chia thành 3 tiểu vùng với những đặc trƣng riêng về địa hình, khí hậu, thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc, điều kiện giao thông. Mỗi tiểu vùng có những thế mạnh và tiềm năng riêng cần đƣợc khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Cụ thể nhƣ sau:

- Tiểu vùng I (vùng trung tâm huyện) gồm các xã nhƣ: Vĩnh Đồng, thị trấn Bo, Mỵ Hoà, Kim Tiến, Kim Bôi, Nam Thƣợng, Hợp Kim, Lập Chiêng, Sào Báy, Hạ Bì, Kim Bình, Kim Sơn, Kim Truy, Cuối Hạ, Nuông Dăm.Vùng này đất màu mỡ do bồi đắp của sông Bôi xen lẫn các đồi thấp có khả năng sản xuất nông nghiệp nhƣ: trồng lúa, dƣa, cây công nghiệp ngắn ngày và chăn nuôi gia súc.

- Tiểu vùng II gồm các xã vùng đƣờng 21: Tân Thành, Hợp Châu, Cao Dƣơng, Long Sơn, Cao Thắng, Thanh Lƣơng, Hợp Thành, Thanh Nông, thị trấn Thanh Hà. Vùng này đất đai bồi tụ lâu năm của sông Cầu Đƣờng, sông Thanh Hà và sông Bôi xen kẽ núi thấp, tầng canh tác mỏng. Vùng tập trung chủ yếu trồng cây lƣơng thực, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm.

- Tiểu vùng III gồm các xã: Đú Sáng, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật Sơn, Sơn Thuỷ, Tú Sơn, Đông Bắc, Hợp Đồng, Thƣợng Tiến, Thƣợng Bì, Trung Bì. Vùng này địa hình là vùng đồi núi có độ dốc thoải, thổ nhƣỡng rất phù hợp với trồng các loại cây ăn quả, xen kẽ với các thung lũng có các đồng cỏ nhỏ phù hợp cho phát triển chăn nuôi gia súc. Ngoài ra, ở đây có rừng nguyên sinh Thƣợng Tiến đây cũng có thể trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách.

 Khí hậu:

Huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình ở vị trí giáp trung du, miền núi và đồng bằng nên khí hậu của vùng chịu ảnh hƣởng của gió mùa, và chịu ảnh hƣởng rõ bởi mùa khô và mùa mƣa. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô (lạnh, hanh, mƣa ít) từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình năm khá cao, tại thị trấn Bo là 22,8oC Nhiệt độ tối thấp thƣờng rơi vào tháng 1, tại thị trấn Bo là 30C. Nhiệt độ tối cao thƣờng rơi vào tháng 7, tại thị trấn Bo là 38oC.

- Chế độ mƣa: mùa mƣa ở Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Lƣợng mƣa trung bình trong năm ở huyện Kim Bôi là 1.833,4mm, tổng số ngày mƣa trung bình trong năm là 130,1 ngày. Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 7, 8, và tháng 9. Các xã vùng cao, vùng thƣợng có lƣợng mƣa lớn hơn vùng thấp. Hàng năm vào mùa mƣa thƣờng xảy ra lũ quét gây ảnh hƣởng rất lớn sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của nhân dân trong huyện nhất là các xã ven sông Bôi.

- Bốc hơi: Bình quân năm 950,5mm. Lƣợng bốc hơi trong tháng mƣa ít khá

cao: do đó mùa khô thƣờng thiếu nƣớc ảnh hƣởng lớn đến phát triển cây vụ đông.

- Độ ẩm không khí: Có độ ẩm không khí tƣơng đối cao, trung bình năm trên 84% đến 85%, những tháng khô hạn nhất của mùa khô, độ ẩm trung bình tháng vẫn thƣờng trên 64%. Độ ẩm không khí cao nhất là tháng 9 khoảng 90%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 64% vào tháng 12.

- Chế độ nắng: Số giờ nắng trung bình 1.500 – 1.555 giờ/năm. Các tháng mùa đông 70-80 giờ, ở các tháng mùa hè là 160 - 180 giờ. Mùa đông nắng ít gay gắt rất thuận lợi cho cây trồng trong việc tích luỹ chất khô, mùa hè thƣờng có những ngày nắng gay gắt ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng và phát triển của một số loại cây trồng. Mặc dù vậy, nhƣng vẫn có những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm nhƣ Đà Lạt mà hiện nay đƣợc đầu tƣ khai thác thành khu du lịch sinh thái thuộc xóm Củ, xã Tú Sơn...

Chịu ảnh hƣởng của hai chế độ gió chính là: gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình trong các tháng là 290C. Đặc điểm của chế độ gió này thƣờng kéo theo không khí lạnh và khô hanh, thỉnh thoảng có mƣa phùn. Gió mùa Đông Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10 mang theo độ ẩm và hơi nƣớc nhiều, cƣờng độ gió mạnh vì thế thƣờng hay xảy ra lũ bão.

 Thổ nhƣỡng:

Do địa hình chia cắt phức tạp, núi non hiểm trở, độ dốc lớn, nên đất đai trong vùng không đồng nhất. Đất trên địa bàn huyện Kim Bôi hình thành trên nền đất cổ, phát triển trên các loại đá trầm tích biến chất nhƣ: phiến thạch, sa thạch, đá vôi macma trung tính. Ngoài ra còn có đất xói mòn trơ sỏi đá, các loại đất feralit biến đổi do trồng lúa nƣớc và các loại đất phù sa sông suối.

Bảng 2.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Kim Bôi

STT

1 Đất nông nghiệp

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa, trong đó: Đất chuyên trồng lúa nƣớc

1.2 Đất trồng cây lâu năm

1.3 Đất rừng phòng hộ

1.4 Đất rừng đặc dụng

1.5 Đất rừng sản xuất

1.6 Đất nuôi, trồng thủy sản

1.7 Đất làm muối

1.8 Đất nông nghiệp còn lại

2 Đất phi nông nghiệp

Trog đó:

2.1 Đất xây dựng trụ sở, cơ quan, công trình sự nghiệp

2.4 Đất khu công nghiệp, trong đó: Đất xây dựng khu công nghiệp Đất xây dựng cụm công nghiệp 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng

gốm sứ

STT CHỈ TIÊU

2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 2.8 Đất di tích danh thắng

2.9 Đất xử lý rác thải

2.10 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.12

Đất sông, suối và mặt nƣớc chuyên dùng

2.13 Đất phát triển hạ tầng, trong đó: Đất cơ sở văn hóa

Đất cơ sở y tế

Đất cơ sở giáo dục – đào tạo Đất cơ sở thể dục – thể thao

2.14 Đất ở đô thị

2.15 Đất phi nông nghiệp còn lại

3 Đất chƣa sử dụng

4 Đất đô thị

5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên

6 Đất khu du lịch

7 Đất khu dân cƣ nông thôn

Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Kim Bôi

 Nguồn nƣớc:

- Nguồn nƣớc mặt: Nguồn nƣớc mặt ở Kim Bôi đƣợc hình thành bởi các hệ sông, suối và hồ đập chứa nƣớc phân bố không đều, chủ yếu tập trung theo 4 hệ thống sông là: sông Bôi, sông Cầu Đƣờng, sông Thanh Hà, sông Đập. Ngoài ra còn

gần nhƣ song song với đƣờng 12B có chiều dài 89km. Đây là hệ thống sông cung cấp nƣớc chính cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trong vùng.

- Nguồn nƣớc ngầm: Tại xã Vĩnh Đồng và Hạ Bì có nguồn nƣớc suối khoáng nóng hiện đang đƣợc khai thác để phục vụ cho nhà nghỉ của Liên đoàn Lao động tỉnh Hòa Bình và khai thác chế biến nƣớc uống, ƣớc tính trữ lƣợng

khoảng 300 triệu lít/năm. Ngoài ra nguồn nƣớc ngầm trong vùng đến nay chƣa có điều kiện để điều tra thăm dò, song theo dự đoán của các chuyên gia về địa lý thì trong vùng có trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn, điều này tạo thuận lợi cho huyện có những thế mạnh để khai thác và phát triển triển du lịch sinh thái.

 Thảm thực vật và động vật:

- Thảm thực vật: Trƣớc đây rừng các xã trong huyện chủ yếu là rừng tự nhiên thuộc loại giàu với nhiều loại cây rừng nhiệt đới nhƣ: gỗ, tre, nứa, luồng và cây lâm sản có giá trị đó là: sa nhân, mây, song,... cùng một số loại gỗ quí chẳng hạn: lim, lát, sến, táu... nhƣng do khai thác một cách tùy tiện, đốt phá rừng làm nƣơng rẫy dẫn đến tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt. Một số loại gỗ có giá trị chỉ còn trên vùng núi cao, khó khai thác vận chuyển... các loại cây đặc sản, cây có dầu, cây dƣợc liệu chỉ còn một phần diện tích rất nhỏ do các xã tự trồng để kinh doanh và quản lý nhƣ khu rừng đặc dụng. Hiện nay trên địa bàn trữ lƣợng gỗ ƣớc tính khoảng 180.000m3 trong đó chủ yếu là keo và bạch đàn và khoảng 12 triệu cây tre, nứa, luồng các loại. Tiềm năng đất rừng ngoài các loại cây kể trên còn có các loại cây dƣợc liệu quí và nhiều nguồn gen quí hiếm có tính đa dạng sinh học. Vì vậy, Lâm nghiệp đƣợc xác định là ngành kinh tế quan trọng của các xã trong vùng. Thảm thực vật với diện tích nhỏ phân bố rải rác, nghèo nàn về chủng loại, chủ yếu là cỏ tranh, cỏ lác và cỏ lau lách. Thảm cỏ đƣợc hình thành chủ yếu là do quá trình phát nƣơng làm rẫy, bỏ hóa tạo nên, chƣa đƣợc tác động kỹ thuật để nâng cao thảm cỏ.

- Động vật: Có nhiều loại thú quí hiếm nhƣ: lợn lòi, gấu, khỉ, gà lôi vƣợn, hoẵng...Với số lƣợng không nhiều chủ yếu sống ở các khu rừng đặc dụng.

Với ƣu thế về vị trí địa lý, thế mạnh về nông - lâm nghiệp, đồng thời ổn định về dân cƣ, xã hội trong huyện, trong những năm qua, KT-XH của huyện Kim Bôi không ngừng phát triển, luôn đạt tốc độ tăng trƣởng khá.

 Về kinh tế: Giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân của huyện Kim Bôi đạt 11,64%/năm. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều giảm còn 20,14%. Kết cấu hạ tầng KT-XH tiếp tục đƣợc đầu tƣ, tổng mức

đầu tƣ toàn xã hội năm 2018 là 2.299.997 tỷ đồng, đạt 101,5% kế hoạch.Mặc dù so với các chỉ tiêu bình quân chung của cả nƣớc là thấp nhƣng so với các năm trƣớc thì huyện Kim Bôi cũng đã có những thay đổi rõ nét đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sau:

Biểu đồ 2.1: Tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành huyện Kim Bôi và tỉnh Hòa Bình (2016-2020)

Bảng 2.2: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế huyện Kim Bôi

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu GTSX năm 2016 của huyện Kim Bôi

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu GTSX năm 2020 của huyện Kim Bôi

Qua 2 biểu đồ, ta có thể thấy, Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020 chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cơ cấu kinh tế huyện năm 2020 nhƣ sau:

 Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 29,2%

 Công nghiệp và xây dựng: 14%

 Dịch vụ: 56,8%

 Hiện trạng dân số và lao động:

- Dân số trung bình huyện Kim Bôi là 117.819 ngƣời, chiếm 14% tổng dân số toàn tỉnh; mật độ dân số 214 ngƣời/km2. Dân cƣ tập trung đông nhất là khu vực thị trấn Bo vì đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn huyện. Ở khu vực nông thôn, xóm bản, khu dân cƣ đều nằm dọc theo các trục lộ giao thông. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện khoảng 1,1%.

- Dân tộc: Dân tộc Mƣờng chiếm 83%, dân tộc Kinh chiếm 14%, dân tộc Dao và các dân tộc khác chiếm 3%.

- Tổng số lao động huyện là 69.488 ngƣời, chiếm 59% tổng dân số toàn huyện, tỉ lệ lao động qua đào tạo khoảng 48%, gây khó khăn phát triển kinh tế huyện nói chung và ngành du lịch nói riêng.

 Y tế:

- Trong những năm qua công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân huyện đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng. Hệ thống khám chữa

bệnh ngày càng đƣợc cải thiện, mạng lƣới y tế đƣợc củng cố và tăng cƣờng cả về CSVC và nhân lực. Tỉ lệ ngƣời dân tham gia BHYT đến nay là 97%. 28/28 trạm y tế xã, thị trấn khám chữa bệnh bằng BHYT.

- Tăng cƣờng công tác quản lí nhà nƣớc về lĩnh vực y tế, công tác khám, chữa bênh đƣợc duy trì và nâng cao chất lƣợng. Chủ động giám sát, phát hiện các ca bệnh truyền nhiễm gây dịch, xử lý kịp thời, không để bùng phát thành dịch bệnh. Tăng cƣờng công tác quản lí, kiểm soát các cơ sở hành nghề y dƣợc tƣ nhân và VSATTP.

 Giáo dục – đào tạo:

- Sự nghiệp giáo dục đƣợc quan tâm, đầu tƣ phát triển. Kết cấu hạ tầng nhà trƣờng tăng dần, các xã đã có trƣờng học cao tầng, đồ dùng dạy và học đƣợc tăng cƣờng, cảnh quan môi trƣờng xung quanh trƣờng ngày càng xanh – sạch – đẹp. Đội ngũ giáo viên đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo nâng cao trình độ. Chất lƣợng giảng dạy và học tập đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, chất lƣợng giáo dục chƣa đồng đều, nhất là các thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa. Huyện Kim Bô có mạng lƣới trƣờng phổ thông tƣơng đối hoàn chỉnh từ trƣờng phổ thông cơ sở đến trƣờng phổ thông trung học vf trung tâm dạy nghề.

 Tình hình an ninh – trật tự:

- Tình hình an ninh chính trị: Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, ổn định; không xảy ra đột xuất, bất ngờ. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đƣợc duy trì và phát động sâu rộng.

- Phong trào đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc huyện Kim Bôi đã lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng đƣợc củng cố và phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu để thực hiện Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc theo phƣơng châm "Dân giàu - Nƣớc mạnh – Xã hội công bằng - Dân chủ và Văn minh".

 Văn hóa thông tin và thể thao:

- Văn hóa: Nhân dân trong huyện đồng tình hƣởng ứng cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa". Nhà văn hóa đƣợc đầu tƣ bổ sung thêm đầu sách phục vụ độc giả. Trong những năm qua, nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ đã đƣợc tổ chức từ tỉnh xuống xã, đặc biệt phục vụ đồng bào ở

cácvùng sâu, vùng xa. Văn hóa dân tộc truyền thống đã đƣợc nghiên cứu và phục hồi, giữ gìn bản sắc văn hoá, di tích lịch sử dân tộc. Phong trào văn hóa,

Một phần của tài liệu Phân tích các lợi thế trong thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch huyện kim bôi tỉnh hòa binh đến năm 2030 (Trang 28 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w