Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH 3d thinking (Trang 50 - 67)

Bảng 10: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số DuPont của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Chỉ tiêu Doanh lợi doanh thu Hiệu suất sử dụng tài sản Đòn cân nợ ROE

Nhìn chung tỷ số ROE tăng trong năm 2019 so với năm 2018, nhưng giảm vào năm 2020 so với năm 2019.

Trong năm 2018, cứ trong 100 đồng VCSH tạo ra 1,35 đồng lợi nhuân sau thuế, năm 2019 là 2,01đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2020 là 1,67 đồng. Năm 2019 hiệu suất sử dụng đã tăng 22,46% so với năm 2018, chỉ tiêu doanh lợi doanh thu không đổi vào năm 2019 so với năm 2018 và đòn cân nợ cũng tăng 21,48%, làm cho ROE năm 2019 tăng so với năm 2020. Qua năm 2020, doanh lợi doanh thu giảm 13,58% và hiệu suất sử dụng tài sản giảm xuống 9,05%, nhưng đòn cân nợ tăng 8,54% so với năm 2019, và điều này làm cho ROE giảm 17,15%.

Như vậy qua quá trình phân tích, cho thấy các năm 2018, 2019 v à 2020 hiệu quả sử dụng VCSH của công ty có chiều hướng tốt dần lên. Vì vậy công ty cần phát huy hơn nữa , công ty cần phải nâng hiệu quả sử dụng VCSH bằng cách nâng hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu để

Doanh lợi doanh thu ROA

ROE

Biểu đồ 2: So sánh giữa Doanh lợi doanh thu, ROA và ROE trong 3 năm 2018, 2019 và 2020

2.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Hệ số khả năng thanh toán của công ty được đánh giá qua các chỉ số:

➢ Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

➢ Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

➢ Hệ số khả năng thanh toán nhanh

➢ Hệ số khả năng thanh toán tức thời

➢ Hệ số thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ Tổng số nợ Bảng 11: Bảng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty

qua các năm 2018, 2019 và 2020

NỢ PHẢI TRẢ TỔNG CỘNG TÀI SẢN Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) 37 Nợ Phải Trả Tổng tài San

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Biểu đồ 3: Khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Vào thời điểm cuối năm 2018, hệ số thanh toán tổng quát bằng 2,6 lần có nghĩa là một đồng nợ được bảo đảm bằng 2,6 đồng tài sản. Cuối năm 2019 thì hệ số này giảm còn 2,52 lần là vì vào thời điểm cuối năm 2019 tài sản và khoản nợ phải trả đều tăng, nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả là 6,74 % lớn hơn tốc độ tăng của tài sản là 3,86% nên làm cho hệ số thanh toán tổng quát giảm 3,18% tức giảm 0,08 lần so với năm 2018.

Vào thời điểm cuối năm 2020 thì một đồng nợ được bảo đảm 2,23 đồng tài sản, thấp hơn 2019 là do công ty đã huy động thêm từ bên ngoài là 733.760.530 đồng tăng 25,62%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 806.780.467 đồng, tương ứng với tỷ lệ 11,17%.

Qua đó, ta thấy hệ số thanh toán tổng quát của Công ty là cao, điều này cho thấy Công ty có tiềm lực tài chính vững mạnh để thanh toán các khoản nợ

kiểm soát hệ số này một cách thật kỹ lưỡng nhằm giữ nó ở mức hợp lý vì nếu hệ số này < 1, thì Công ty đang đứng trước ngưỡng phá sản.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành=Tổng tài sản ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn

Bảng 12: Bảng chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Nợ ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (lần)

Nợ Ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Biểu đồ 4: Khả năng thanh toán hiện hành của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Vào cuối năm 2018, cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 2,55 đồng tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2019 thì hệ số này giảm còn 2,48, nguyên nhân là năm 2019 nợ ngắn hạn tăng 193.114.956 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 7,23%, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty cũng tăng nhưng tỷ lệ là 4,27% và thấp hơn so với nợ ngắn hạn.

Năm 2020 thì hệ số này giảm cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 2,21 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là năm 2020 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tỷ lên tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là 13,66%.

Hệ số này giảm vào thời điểm cuối năm 2019 so với thời điểm cuối năm 2018, và giảm vào thời điểm cuối năm 2020 so với thời điểm cuối năm 2019 điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm. Mặc dù vậy, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là vẫn ở mức cao, điều này là tốt đối với Công ty trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn, nhưng nó cũng không tốt vì có nghĩa rằng Công ty đã đầu tư quá nhiều vào ngắn hạn, việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không đạt hiệu quả do có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, có nhiều hàng tồn kho, có quá nhiều nợ phải đòi, v.v… Do đó, có thể góp phần làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Đôi khi hệ số khả năng thanh toán này không phản ánh một cách chính xác khả năng thanh khoản: có rất nhiều nợ nhưng lại là nợ khó đòi, hàng tồn kho lại là hàng hóa hư hỏng, kém chất lượng, v.v…Vì thế, nhà quản trị cần nên kiểm tra lại các yếu tố này nhằm chính xác hóa hệ số này để có biện pháp quản lý.

Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Bảng 13 : Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020 Chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán nhanh (lần)

1

0, 5

0

Hệ số thanh toán nhanh

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 5: Khả năng thanh toán nhanh của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Về hệ số thanh toán nhanh thì vào cuối năm 2018, công ty có 1,30 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn, cuối năm 2019, thì công ty có 0,92 đồng để sẵn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này giảm vì cuối năm 2019 trong khi nợ ngắn hạn tăng 6,74% thì tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho lại giảm 24,45% điều này làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm. Vào năm 2020 thì hệ số thanh toán nhanh là 0,77 hệ số này lại thấp hơn so với năm 2019.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền và các khoản tương đương tiền/Tổng số nợ ngắn hạn

Bảng 14: Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán tức thời của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tiền và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần)

Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty ở năm 2019 là thấp, nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Cụ thể năm 2018 hệ số khả năng thanh toán tức thời bằng 0,65 lần đến

năm 2019 hệ số này giảm còn 0,06 lần và năm 2020 là 0,33 lần. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty không tốt ở năm 2019 và có khuynh hướng tăng hơn ở năm 2020. Tuy vậy, trong những năm tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể nâng cao hệ số này lên đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay / Lãi vay phải trả

Bảng 15: Bảng chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Với kết quả trên, hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua các năm nhìn chung là cao. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn vay hiệu quả, đặc biệt ở năm 2019. Hệ số này giảm xuống trong năm 2020 là do trong năm công ty tăng cường thêm khoản vay ngắn hạn làm cho chi phí lãi vay tăng cao và do hoạt động kinh doanh của Công ty không được tốt.

Khả năng thanh toán lãi vay cao, cơ sở tốt để ngân hàng, những người cho vay vốn an tâm trong việc cho Công ty vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh. Vì vậy trong những năm tiếp theo công ty cần sử dụng đồng vốn vay có hiệu quả hơn nhằm tăng lợi nhuận.

2.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động Số vòng quay hàng tồn kho bình quân

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân

Bảng 16: Các chỉ tiêu phân tích số vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho bình quân 8.000.000.000,00 7.000.000.000,00 6.000.000.000,00 5.000.000.000,00 4.000.000.000,00 2 1,8 1,6 1,4 1,2 Giá Vốn Hàng Bán 1 Hàng tồn kho bình quân 3.000.000.000,00 2.000.000.000,00 1.000.000.000,00 0,00 0,8 0,6 0,4 0,2 0 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số vòng quay hàng tồn kho

Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của vòng quay hàng tồn kho qua giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân của công ty

Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của Công ty quá thấp và chưa được hai vòng trong kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm khoảng hơn 8 tháng một vòng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho.

Bảng 17: Bảng chỉ tiêu số ngày mọt vòng quay hàng tồn kho của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020 Chỉ Tiêu Số vòng quay hàng tồn kho (vòng) Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho (ngày)

Năm 2018 số vòng quay hàng tồn kho là 1,26 và bình quân là 286 ngày cho một vòng quay. Đến năm 2019 thì số vòng quay đã tăng lên 1,72 vòng nguyên nhân là giá vốn hàng bán năm 2019 tăng so với năm 2018 là 59,82%, trong khi đó hàng tồn kho bình quân cũng tăng nhưng với tỷ lệ thấp hơn chỉ với 16,48%. Và dẫn đến số ngày một vòng quay hàng tồn kho giảm so với 2018 là 77 ngày.

Đến năm 2020 thì số vòng quay giảm xuống còn 1,34 vòng và số ngày một vòng quay hàng tồn kho tới 268 ngày tăng so với năm 2020 là 59 ngày.

Với kết quả trên, ta thấy số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá cao; điều này chứng tỏ Công ty đang kinh doanh, bán hàng kém hiệu quả; hàng bán không chạy, dẫn đến tăng lượng hàng tồn kho, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v…Tuy là thế nhưng Công ty sẽ có hàng để đáp ứng thị trường nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến.

Qua đó, nhà quản trị của Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng để giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống

ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh và đảm bảo vừa đủ khi có sự tăng đột biến của nhu cầu thị trường.

Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Số dư bình quân các khoản phải thu/Doanh thu bình quân một ngày

Bảng 18: Các chỉ tiêu phân tích kỳ thu tiền bình quân của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Doanh Thu Thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu bình quân một ngày Kỳ thu tiền bình quân Vòng quay các khoản phải thu

bình quân

Kỳ thu tiền bình quân là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty tăng nhẹ ở năm 2019, 2020 so với năm 2018.

Trong năm 2018 Công ty phải mất gần 03 tháng (89 ngày) và tiếp tục tăng lên gần 3,5 tháng (100 ngày) ở năm 2019 mới thu được vốn kinh doanh, năm 2020 thì chỉ tiêu này không thay đổi nhiều. Nguyên nhân là do khoản

phải thu bình quân đã tăng lên vào năm 2019 so với năm 2018, doanh thu bình quân một ngày tăng nên dẫn đến hệ số này tăng trong năm 2019, đến năm 2020 thì doanh thu bình quân một ngày giảm nhưng không đáng kể nên kỳ thu tiền bình quân năm 2020 giảm nhẹ hơn so với năm 2019.

Qua đó, ta thấy trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020, tình hình thu nợ của Công ty trong năm 2018 là tốt hơn và tình hình này đang diễn biến theo chiều không có lợi cho Công ty (số ngày càng cao càng gây bất lợi cho Công ty). Một phần do năm 2020 có ảnh hưởng của đại dịch nên đã ảnh hưởng đến phần nào gầy tồn đọng nợ cho công ty. Ngoại trừ việc có ý định mềm dẻo trong vấn đề kinh doanh để mở rộng thêm thị trường, Công ty cần xem xét chính sách kinh doanh, bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ và cần có chiến lược mới để thu hồi vốn nhằm tránh phải đối mặt với nhiều khoản nợ khó đòi.

Phân tích các khoản phải trả

Ta có bảng phân tích sau:

Bảng 19: Bảng phân tích các khoản phải trả của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Chỉ tiêu Nợ ngắn hạn Vay ngắn hạn Phải trả cho người bán Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

Dựa vào ta có biểu đồ sau: 3.500.000.000,00 3.000.000.000,00 2.500.000.000,00 Vay Ngắn Hạn 2.000.000.000,00

Phải trả cho người bán

1.500.000.000,00

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước

1.000.000.000,00 500.000.000,00 0,00

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 7: Biểu đồ cột thể hiện các khoản phải trả của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020

Qua phân tích các khoản theo bảng trên ta thấy năm 2019 khoản phải trả tăng 193.114.956 đồng , tức tăng 7,23% so với năm 2018. Nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn 782.993.124 đồng, tăng tương ứng 50,84%. Năm 2020 khoản phải trả tăng 733.760.530 đồng, tương ứng tăng 25,62% so với năm 2019, nguyên nhân là do trong năm 2020 công ty đã tăng khoản vay ngắn hạn 729.917.144 đồng, khoản thuế và khoản nộp nhà nước cũng tăng 42.825.069 đồng. Năm 2020, các khoản phải trả tăng mạnh, vì vướng vào đại dịch, nên công ty muốn hay để hỗ trợ vượt qua khó khăn mà cả nước cũng đang trải qua.

Như vậy, qua phân tích ta thấy các khoản phải trả có khuynh hướng tăng dần, phần lớn là do công ty đang muốn vay ngắn hạn ngày một tăng, do hoạt động công ty ngày càng mở rộng.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định=Doanh thu thuần/Nguyên giá TSCĐ bình quân

Ta có bảng sau:

Bảng 20: Bảng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm 2018, 2019 và 2020 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ Tiêu Doanh Thu Thuần Nguyên giá TSCĐ bình quân Hiệu suất sử dụng TSCĐ

Trong năm 2018, một đồng nguyên giá tài sản cố định của Công ty đã tạo ra 14,86 đồng doanh thu. Tương tự như thế, một đồng nguyên giá tài sản

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty TNHH 3d thinking (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w