Đối tượng sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần đầu tư PV2 g (Trang 33 - 43)

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nguồn nhân tài vật lực của doanh nghiệp. Đây là một vấn đề phức tạp và có liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều mặt của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động, v, v. .. Bởi vậy khi phân tích phải kết hợp nhiều chi tiêu như: kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lợi của vốn.

2.1.2.1. Doanh thu

- Khái niệm: Doanh thu là phần giá trị mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh từ việc bán sản phẩm, cung ứng hàng hóa - dịch vụ, từ hoạt động tài chính,

hoạt động bất thường. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ảnh kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cơ cấu doanh thu: Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau: + Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính

+ Doanh thu từ hoạt động tài chính + Doanh thu từ hoạt động bất thường

2.1.2.2. Chi phí

Chi phí là một phạm trù kinh tế gắn liền với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, nó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh với mong muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc một kết doanh nhất định. Phân tích chi phí là một phần quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chi phí là chi tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Chi phí bao gồm:

- Chi phí sản xuất: là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động, vật hóa và hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất gồm:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả các chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ và nhiên liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm.

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến

người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như tiền lương phải thanh toán, khoản trích theo lương tính vào chi phí theo qui định.

+ Chi phí sản xuất chung: là chi phí phục vụ và quản lý ở phân xưởng.

- Chi phí thời kỳ: là những dòng phí tổn phát sinh ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ do được khấu trừ vào kỳ tính lợi nhuận. Chi phí thời kỳ gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

+ Chi phí bán hàng là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

* Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

* Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ.

*Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như bàn ghế, máy

vi tính...

* Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận quản lý sản phẩm hàng hóa, bộ

phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển... * Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí sữa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi...

* Chi phí bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng: chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, chi phí chào hàng, quảng cáo, chi tiếp khách cho bộ phận bán hàng, chi phí tổ chức cho hội nghị khách hàng...

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp bao gồm:

* Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn giữa ca phải trả cho giám đốc, nhân viên ở các phòng ban và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.

*Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp.

*Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. *Chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp:

nhà, văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng...

*Thuế phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất... *Chi phí dự phòng: dự phòng phải thu khó đòi. *Chi phí dịch vụ mua ngoài.

2.1.2.3 Chỉ tiêu lợi nhuận

- Khái niệm: Lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chi tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Cơ cấu lợi nhuận: Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau đây:

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, + Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính

+ Lợi nhuận thu được từ hoạt động khác - Tỷ suất lợi nhuận

+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp ( hoặc tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ) với tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Chi tiêu này dùng để đánh giá một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu là đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính trên cơ sở so sánh tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp với tổng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.2.3. Các chỉ tiêu ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh

1.2.3.1. Các khoản mục của tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Năm loại tài sản thường được tìm thấy trong danh mục tài sản ngắn hạn, liệt kê theo thứ tự khả năng thanh khoản bao gồm tiền mặt, chứng khoán khả mại, các khoản phải thu, dữ trữ tồn kho và các khoản trả trước, trong đó hai khoản mục chính yếu là các khoản phải thu và dự trữ tồn kho, tác động đáng kể đến tính thanh khoán và khả năng sinh lời của một doanh nghiệp.

Tiền mặt

Tiền mặt là tiền dưới dạng tiền giấy hay tiền kim loại do Ngân hàng nhà nước phát hành, là phương tiện trao đổi trung bình mà một ngân hàng sẽ chấp nhận nhận ký gửi và bên cho vay sẽ chấp nhận cho thanh toán. Khoản 18 mục tiền mặt trên bảng cân đối kế toán là một khoản mục tài sản ngắn hạn, thường có tên gọi tiền mặt, tiền và các khoản tương đương tiền, hoặc tiền và chứng chỉ tiền gửi.

Doanh nghiệp dự trữ tiền mặt để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn thông thường. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của một doanh nghiệp có thể phần nào đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của họ.

Chứng khoán khả mại

Chứng khoán khả mại là số chứng khoán do công ty sở hữu có khả năng chuyển đổi thành tiền, là những chứng khoán có thể mua bán ngay được. Chúng được mua bằng tiền nhàn rỗi, là những công cụ ngắn hạn (đáo hạn dưới 1 năm), những chứng khoán có mức rủi ro thấp và tính thanh khoản rất cao để có vốn có thể rút lại ngay khi cần thiết.

Nhu cầu tiền mặt của các doanh nghiệp trong năm là khác nhau. Do chi phí dự đoán sẽ tăng lên khi giữ tiền mặt, do vậy, ban quản trị doanh nghiệp sẽ không muốn giữ toàn bộ lượng tiền cần thiết dưới dạng tiền mặt trong suốt năm kinh doanh. Một lựa chọn khác là chuyển một phần lượng tiền đó sang hình thức đầu tư ngắn hạn hiệu quả hơn (chứng khoán khả mại) mà vẫn có thể chuyển lại thành tiền mặt khi cần.

Các khoản trả trước

Khoản thanh toán ứng trước thông thường chỉ chiếm một phần nhỏ trong nợ ngắn hạn. Do đó chúng có tác động rất ít tới khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

Các khoản phải thu

Một doanh nghiệp thường có những dòng tiền thu về trong tương lai. Những dòng tiền thu về này thường được xác định là các khoản phải thu trên báo cáo tài chính. Những khoản thu chính mà hầu hết các doanh nghiệp có được xuất phát từ hoạt động bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng dưới dạng cho nợ thanh toán, được nhắc đến là phải thu thương mại, đối với những khách hàng hứa hẹn sẽ thanh toán trong một khoảng thời gian giới hạn nào đó.

1.2.3.2. Phân tích tính thanh khoản của TSNH - Tỷ số thanh toán hiện hành

Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ giữa toàn bộ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và được tính như sau:

à ả ắ ℎạ

ℎℎ =

ợ ắ ℎạ

Về mặt lý thuyết, nếu tỷ số thanh toán hiện thời càng cao thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi lúc hàng tồn kho của DN lớn, tỷ số thanh toán hiện thời cao nhưng chưa chắc tính thanh khoản của DN tốt. Nếu như, trong điều kiện thị trường có những biến động xấu, hàng tồn kho bị ứ đọng, kém phẩm chất làm cho hàng tồn kho khó hoán chuyển thành tiền. Lúc này, DN khó có thể thanh toán được các khoản nợ đến hạn. Mặc dù, tỷ số thanh toán hiện thời cao. Vì thế, trong nhiều trường hợp, tỷ số thanh toán hiện thời không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của DN.

- Tỷ số khả năng thanh toán nhanh.

Tỷ số khả năng thanh toán nhanh, tương tự như khả năng thanh toán hiện hành nhưng tỷ số này loại bỏ phần tài sản tồn kho trên tử số. Vì đó là, bộ phận phải dự trữ thường xuyên cho kinh doanh mà giá trị của nó và thời gian hoán chuyển thành tiền không chắc chắn. Cụ thể, tỷ số này được tính như sau:

ℎ ℎ =

Theo công thức trên, ta thấy trong tài sản ngắn hạn được dùng để thanh toán nợ ngắn hạn của tỷ số thanh toán nhanh bao gồm các khoản nợ phải thu nhưng không phải lúc nào DN cũng có thể thu hồi được và thu hồi đúng hạn các khoản phải thu này. Khi đó, tỷ số khả năng thanh toán hiện hành sẽ không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của DN.

- Tỷ số khả năng thanh toán tức thời

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời. Đây là tỷ số thể hiện mối quan hệ giữa tiền và tương đương tiền so với nợ ngắn hạn:

ố ằ ề

= ợ ắ ℎạ

Tỷ số này, trên tử số loại bỏ hàng tồn kho và các khoản phải thu vì hai khoản này không có sự đảm bảo rằng, có thể chuyển đổi nhanh bằng tiền mặt để kịp thời đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, rất ít DN sẽ có đủ tiền mặt và các khoản tương đương tiền để trang trải đầy đủ và kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Vì nếu một DN giữ một lượng vốn bằng tiền quá lớn thì điều này sẽ làm cho hiệu quả sử dụng tài sản sẽ thấp. Vì vậy, việc sử dụng khả năng thanh toán tức thời để đánh giá tính thanh khoản của DN cũng có lúc không chính xác. Mặc dù, những DN có lượng tiền và tương đương tiền thấp (khả năng thanh toán tức thời thấp), nhưng nếu số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay phải thu nhanh thì tính thanh khoản của DN sẽ tốt.

1.2.3.3. Phân tích khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ.

Năng lực tài chính đó tồn tại dưới dạng tiền tệ (tiền mặt, tiền gửi …), các khoản phải thu từ các cá nhân mắc nợ doanh nghiệp, các tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền như: hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.

Các khoản nợ của doanh nghiệp có thể là các khoản vay ngân hàng, khoản nợ tiền hàng xuất phát từ quan hệ mua bán các yếu tố đầu vào hoặc sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp phải trả cho người bán hoặc người mua đặt trước, các khoản thuế chưa nộp nhà nước, các khoản chưa trả lương.

Để phân tích khả năng thanh toán của DN, một số các chỉ tiêu sau được sử dụng để phân tích:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát. - Hệ số khả năng thanh toán hiện hành - Hệ số khả năng thanh toán nhanh - Hệ số khả năng thanh toán dài hạn - Hệ số khoản phải thu trên khoản phải trả - Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát:

một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo. Hệ số thanh toán tổng quát (H1) được khái quát hóa bằng công thức:

( 1)= ổ à ả

ổ ợ ℎả ả

Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt

Nếu H1<1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được cơ hội chiếm dụng vốn.

Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tổng tài sản hiện có của doanh nghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một bộ phận thành tiền. Do đó hệ số thanh toán hiện hành (H2) được xác định bởi công thức:

ổ à ả ắ ℎạ

( 2 ) =

ổ ợ ắ ℎạ

H2 = 2 là hợp lý nhất, vì như thế doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán ngắn hạn đồng thời duy trì được khả năng kinh doanh.

H2 > 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp dư thừa. H2 > 2 quá nhiều chứng tỏ vốn lưu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, trong khi đó hiệu quả kinh doanh chưa tốt.

H2 < 2 cho thấy khả năng thanh toán hiện hành chưa cao. H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán được hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín đối với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ.

Như vậy, hệ số này duy trì ở mức độ cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán của các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán nhanh (H3) được thể hiện bằng công thức:

= ( ổ à ả ắ ℎạ – à ồ ℎ )

( 3) =

ổ ợ ắ ℎạ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh doanh công ty cổ phần đầu tư PV2 g (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w