1.3.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Lạm phát cũng là một trong những yếu tố tác động đến nhập khẩu của doanh nghiệp. Lạm phát cao gây bất lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu. Cùng một lƣợng ngoại tệ, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ mất một khoảng tiền nội tệ lớn hơn rất nhiều để đổi ra giá trị cùng ngoại tệ. Ngoài ra lạm phát cao cũng làm tăng chi phí nhập
khẩu, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến nhập khẩu hàng hóa nói chung mà tƣơng tự với cả nhập khẩu thiết bị gia dụng.
Nhập khẩu thiết bị gia dụng sẽ có sự trao đổi của các đồng tiền thanh toán khác nhau giữa các chủ thể kinh tế. Vì vậy mà tỷ giá hối đoái trong thanh toán nhập khẩu đồ gia dụng là rất quan trọng. Tỷ giá hối đoái là yếu tố quan trọng của một quốc gia, vì nó ảnh hƣởng đến giá tƣơng đối giữa hàng hóa nội địa và hàng hóa quốc tế. Đồng thời từ ảnh hƣởng của các quốc gia, quốc tế sẽ lan dần ảnh hƣởng tới các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá của đồng nội tệ giảm xuống, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng sẽ có hại. Với cùng một lƣợng ngoại tệ thu về, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng sẽ mất nhiều nội tệ hơn để đổi ra ngoại tệ mua hàng.
Vì nhập khẩu thiết bị gia dụng là thuộc về nhập khẩu tiêu dùng, nên nhập khẩu thiết bị gia dụng này cũng phải chịu ảnh hƣởng từ các thuế quan theo quy định. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay, thuế quan chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lƣợng XNK và bổ sung nguồn thu ngân sách. Khi đó, nhập khẩu thiết bị gia dụng không chỉ bị tác động một phần nhỏ bởi thuế quan nhập khẩu
Hạn ngạch là một trong những công cụ phi thuế quan, hạn chế lƣợng hàng hóa NK vào một quốc gia. Đây là một rào cản lớn đối với doanh nghiệp NK vì lợi nhuận NK tạo ra sẽ thấp hơn so với dự tính. Tùy từng quốc gia khu vực, để đáp ứng với tình hình trong nƣớc và tình hình sản xuất ngành hàng gia dụng phù hợp mà hạn ngạch cũng sẽ đƣợc đặt ra để hạn chế lƣợng nhập khẩu thiết bị gia dụng vào thị trƣờng đó.
Các chính sách thƣơng mại của chính phủ tác động đến nhập khẩu gia dụng của doanh nghiệp, tùy vào mục tiêu và định hƣớng phát triển kinh tế mà chính phủ sẽ ban hành chính sách khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu về ngành hàng này. Các công ty nhập khẩu thiết bị gia dụng sẽ tùy vào mức độ chính sách trên để hƣởng đƣợc ƣu đãi lớn nhất hoặc có số lƣợng nhập khẩu thiết bị gia dụng phù hợp với chính sách đƣa ra.
Tình hình kinh tế thế giới là yếu tố tác động lớn đến hoạt động NK, ảnh hƣởng đến chi phí đầu vào của doanh nghiệp nhập khẩu và mức cầu của thị trƣờng thế giới đối với doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng.
Môi trường chính trị và pháp luật
Chính trị của một quốc gia ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chế độ chính trị ổn định, bền vững, nhà đầu tƣ nhập khẩu thiết bị gia dụng cần có môi trƣờng thuận lợi để phát triển hoạt động. Ngƣợc lại, chế độ chính trị bất ổn, nguy cơ xảy ra nhiều rủi ro cho doanh nghiệp nhập khẩu này. Doanh
nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng cần tìm hiểu về thị trƣờng, có biện pháp ứng phó kịp thời với những bất động chính trị, giảm thiểu thiệt hại tối đa.
Hoạt động NK liên quan đến nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ thống pháp luật tại mỗi quốc gia khác nhau gắn với trình độ phát triển của quốc gia đó. Các doanh nghiệp NK đều phải tuân thủ:
- Các chính sách và quy định có liên quan đến nhập khẩu thiết bị gia dụng : thuế, quy định về mặt hàng nhập khẩu, các thủ tục nhập khẩu thiết bị gia dụng,.. - Các hiệp ƣớc, hiệp định thƣơng mại quốc tế đã ký kết nói chung và các công ƣớc quy định hiệp ƣớc quốc tế về nhập khẩu thiết bị gia dụng nói riêng.
- Các vấn đề pháp lý và tập quán thƣơng mại quốc tế (Incoterm 2000, Incoterm 2010, Công ƣớc viên 1980…),..
Môi trường văn hóa xã hội
Thị hiếu khách hàng không chỉ là một đặc điểm riêng của hàng hóa thiết bị gia dụng mà còn là một trong các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động nhập khẩu thiết bị gia dụng. Mỗi quốc gia đều có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, điều này dẫn đến sự khác biệt trong thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu sản phẩm. Và đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng cũng có ảnh hƣởng từ văn hóa, tập quán riêng. Vì vậy, các doanh nghiệp NK thiết bị gia dụng phải luôn tìm hiểu về thị trƣờng để đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với văn hóa xã hội.
Môi trƣờng văn hóa – xã hội đƣợc đặc trƣng những quan điểm về đạo đức, thẩm mỹ, lối sống về nghề nghiệp, những phong tục tập quán truyền thống, những quan điểm, những quan tâm và ƣu tiên của xã hội, trình độ nhận thức, học vấn. Khi tìm hiểu môi trƣờng văn hóa xã hội ở cả nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu, cần quan tâm đến các yếu tố về dân số, mật độ dân cƣ tại thị trƣờng thiết bị gia dụng đó..
Môi trường khoa học công nghệ
Môi trƣờng khoa học công nghệ có ảnh hƣởng lớn đến chiến lƣợc của doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng. Đó là những công nghệ mới, những khuyến khích và tài trợ của chính phủ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ tiện ích của hàng gia dụng, những vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ về hàng gia dụng.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu tăng quy mô, năng suất, hiệu quả, đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian vận hành hoạt động sản xuất. Các thiết bị gia dụng đƣợc áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ dễ dàng hơn trong việc nâng cao công dụng tiện ích cho hàng gia dụng, quản lý quy trình xuất nhập khẩu, kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Hơn nữa, hệ thống công nghệ thông tin tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng tìm hiểu thông tin sản phẩm và thị trƣờng quốc tế, đẩy mạnh hợp tác quốc tế,
mở rộng quan hệ giữa các quốc gia, góp phần phát triển hoạt động nhập khẩu thiết bị gia dụng, tận dụng cơ hội thành công trên thị trƣờng thế giới về mặt hàng thiết bị gia dụng.
Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý: Khoảng cách địa lý giữa các nƣớc là yếu tố ảnh hƣởng đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trƣờng. Việc mua bán hàng hóa với các quốc gia có cảng biển thƣờng chi phí sẽ thấp hơn so với các quốc gia không có cảng biển. Điều này cũng tƣơng tự đối với các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng, đây là một mặt hàng thuộc tiêu dùng nên vấn đề nhƣ chi phí vận tải, chi phí logistics, chi phí để kho hàng tồn,… khi mà doanh nghiệp nhập khẩu từ các thị trƣờng quốc tế khác rất đƣợc coi trọng. Nó sẽ đƣợc đánh vào một phần giá hàng gốc, ảnh hƣởng đến giá trị nhập khẩu của doanh nghiệp.
Thời tiết: thời tiết ảnh hƣởng tới tốc độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hóa. Ngoài ra quá trình vận chuyển trên biển bị ảnh hƣởng nhiều từ yếu tố thời tiết, có thể gây ra thiệt hại hoàn toàn cho các chuyến đi hoặc làm chậm thời gian giao hàng, phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên có liên quan. Do những tác động thời tiết làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng hàng hóa. Đặc biệt thiết bị gia dụng là mặt hàng có yếu tố bảo hàng, bảo hƣớng bắt buộc kèm theo. Trong quá trình nhập khẩu thiết bị gia dụng thì yếu tố thời tiết vừa ảnh hƣởng đến chất lƣợng hàng hóa vừa làm cản trở đến quá trình nhập khẩu.
Tóm lại, các yếu tố môi trƣờng vĩ mô có tác động rất lớn đối với hoạt động nhập khẩu trực tiếp tạo nên những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng. Các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc nhập khẩu phù hợp giúp doanh nghiệp về thiết bị gia dụng tồn tại và phát triển.
1.3.2. Các yếu tố môi trường vi mô
Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp thiết bị gia dụng trực tiếp ảnh hƣởng tới các yếu tố đầu vào, chi phí, và sự khác biệt của sản phẩm đồ gia dụng. Trong hoạt động nhập khẩu, nhà cung cấp đóng vai trò là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các nguyên vật liệu, bán thành phẩm đầu vào. Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng cần bảo đảm nguồn cung ứng đều, chất lƣợng cao, với giá thành cạnh tranh. Nguồn nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đầu vào ảnh hƣởng lớn tới hoạt động sản xuất, nhập khẩu khẩu cả về số lƣợng, năng suất, chất lƣợng và hiệu quả, ảnh hƣởng trực tiếp tới thƣơng hiệu, độ tin cậy của doanh nghiệp nhập khẩu trên thị trƣờng quốc tế. Vì thế,
cần mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà cung ứng thiết bị gia dụng và doanh nghiệp tham gia hoạt động nhập khẩu.
Đối thủ cạnh tranh
Hiểu đơn giản đối với đầu vào là các nhà cung cấp thiết bị gia dụng sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng chủ động trong quá trình nhập khẩu và tính toán các chi phí phù hợp thì đầu ra thị trƣờng sẽ là lực kéo thúc đẩy việc nhập khẩu thiết bị gia dụng nhiều hơn. Mà để có một thị trƣờng đầu ra ổn định, lớn thì doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng cần nghiên cứu, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh về mặt hàng thiết bị gia dụng này. Đối thủ cạnh tranh bao gồm đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh nghiệp đang hoạt động chung lĩnh vực nhập khẩu thiết bị gia dụng với doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành đồ gia dụng trong tƣơng lai. Cạnh tranh đƣợc xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng. Lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc, mức độ khó khăn hay thuận lợi của việc gia nhập ngành phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thiết bị gia dụng. Trong mậu dịch quốc tế, đối thủ cạnh tranh càng nhiều thì mức độ cạnh tranh càng quyết liệt hơn, khả năng thâm nhập thị trƣờng càng khó khăn và thị phần của doanh nghiệp càng có nguy cơ bị thu hẹp. Vì thế các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng cần xác định chiến lƣợc cạnh tranh để có thể đứng vững trên thị trƣờng quốc tế. Các chiến lƣợc giúp doanh nghiệp có thể tận dụng các ƣu thế và hạn chế đối thủ hiện hữu và tiềm ẩn, có thể là chiến lƣợc khác biệt hóa, chi phí thấp, hiệu quả kinh tế nhờ quy mô.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là những sản phẩm có cùng tính năng, giá trị sử dụng, tƣơng đƣơng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cung cấp thiết bị gia dụng cho thị trƣờng. Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế có thể làm giảm giá bán, giảm sản lƣợng tiêu thụ, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp nhập khẩu đồ gia dụng. Vì vậy, doanh nghiệp thiết bị gia dụng cần dự báo và phân tích xu hƣớng phát triển của các sản phẩm thay thế để tránh những thiệt hại trực tiếp đối với doanh nghiệp. Những sản phẩm thay thế thƣờng là kết quả của việc cải tiến hoặc bùng nổ công nghệ mới. Các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng muốn đạt lợi thế cạnh tranh phải dành nguồn lực phát triển hoặc áp dụng công nghệ mới và chiến lƣợc phát triển kinh doanh trong quá trình nhập khẩu hoặc tập trung cho chiến lƣợc nghiên cứu, phát triển và tìm kiếm sản phẩm thiết bị gia dụng theo nhu cầu thị trƣờng.
Các ngành công nghiệp phụ trợ
Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ tùng linh kiện, bán thành phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ logistics để cung cấp các yếu tố đầu vào và dịch vụ đầu ra cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến, lắp ráp, sản phẩm tiêu dùng. Ngành công nghiệp này khá non trẻ và mức độ gia nhập thị trƣờng quốc tế còn thấp. Chính vì thế nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng đa phần phải nhập từ nƣớc ngoài, đồng thời sử dụng các dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu của đối tác nƣớc ngoài. Điều này làm tăng chi phí, hạn chế tính chủ động của doanh nghiệp nhập khẩu đồ gia dụng khi tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu.
Nguồn nhân lực và năng lực quản trị
Con ngƣời là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp về thiết bị gia dụng. Nhân viên có trình độ và kỹ năng cao sẽ khai thác hiệu quả tối đa các nguồn tài nguyên. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp là bộ phận chủ chốt, luôn đề ra phƣơng hƣớng hoạt động phù hợp với mục tiêu phát triển đã đề ra, đồng thời có trách nhiệm giám sát, quản lý kế hoạch. Trình độ của ban lãnh đạo có tác động lớn đến hoạt động nhập khẩu. Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng thành công phần lớn do sự hoạch định đúng đắn của ban lãnh đạo, đề ra các phƣơng án kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp và thị trƣờng.
Đội ngũ nhân viên bộ phận xuất nhập khẩu có vai trò quyết định đối với việc thực hiện các chiến lƣợc nhập khẩu của doanh nghiệp, có kiến thức về thị trƣờng quốc tế, có khả năng phân tích và dự báo thị trƣờng, năng lực đàm phán tốt và thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu.
Ngƣời lao động ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ lao động tác động quá trình sản xuất, năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm. Hơn nữa, chính sách đào tạo và tổ chức của doanh nghiệp cần hiệu quả và hợp lý, tạo sự kết nối giữa các bộ phận sản xuất với nhau, tạo điều kiện cho ngƣời lao động phát huy năng lực cá nhân.
Bên cạnh đó, cơ cấu tiền lƣơng, thƣởng của ngƣời lao động cũng đóng vai trò quan trọng. Tiền lƣơng là một bộ phận trong chi phí sản xuất, tác động hiệu quả sản xuất của ngƣời lao động. nếu lƣơng và thƣởng cao hơn trung bình ngành thì hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm do chi phí sản xuất tăng cao. Điều này tác động trực tiếp tới tâm lý ngƣời lao động, khiến họ có tinh thần trách nhiệm cao hơn, tăng năng suất và hiệu quả làm việc. Khi lƣơng và thƣởng thấp thì hiệu quả ngƣợc lại. Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng cần xây dựng chính sách tiền lƣơng phúc lợi phù
hợp với cơ cấu tổ chức, phân phối thu nhập hợp lý để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động.
Tiềm lực tài chính
Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị gia dụng có tài chính tốt có thể đảm bảo nguồn vốn kinh doanh liên tục kể cả khi xảy ra rủi ro. Vốn là một yếu tố quan trọng trong sản xuất, quyết định tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp nhập khẩu. Vốn kinh doanh ngoài nguồn vốn sẵn có, còn khả năng huy động vốn trung và dài hạn. Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn thì có khả năng đầu tƣ, tái sản xuất cao. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh và chấp nhận rủi ro cũng cao.
Doanh nghiệp nhập khẩu đồ gia dụng cần khai thác hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp. Đảm bảo chi tiêu hợp lý, tránh lãng phí