HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Tiếng việt bản in (Trang 37 - 46)

II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU Error! Bookmark not defined.

5. HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN VIẾT KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Hoạt động 13. Viết kế hoạch bài học Mục tiêu của hoạt động:

Hoạt động này nhằm giúp học viên viết được kế hoạch năm học phù hợp với bối cảnh dạy học trong năm học của nhà trường.

Sản phẩm: Mỗi giáo viên chọn 01 chủ đề viết kế hoạch bài học tổ chức hoạt động học cho chủ đề đã chọn.

Gợi ý:

Kế hoạch bài học: trình bày một chuỗi các hoạt động học với trình tự logic được thiết kế để hỗ trợ học sinh đạt được sự hiểu biết về kết quả mong muốn của yêu cầu cần đạt.

Tùy điều kiện giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất… của địa phương để GV sẽ đề xuất cụ thể việc tổ chức dạy học cho phù hợp đối tượng và mục đích.

Thí dụ: Trường A, thuận lợi có đủ đk…, thì… Trường B, đủ điều kiện

Trường C: khó khăn, thì…

(Chủ trương sẽ làm việc cùng GV ở địa phương xây dựng ví dụ Kế hoạch từng trường).

Lưu ý: các chuyên gia sẽ gợi ý một số chủ đề để giáo viên tham khảo; sau đó các chuyên gia

làm việc cùng giáo viên để biên soạn các chủ đề phù hợp thực tiễn địa phương.

GV/nhóm GV căn cứ vào nội dung SGK Tiếng Việt 1 (Tác giả: Nguyễn Thị Hạnh chủ biên,

Nguyễn Thị Hương Giang - Nguyễn Lệ Hằng - Đặng Thị Lanh - Trần Thị Hiền Lương - Trịnh

Cam Ly; Nxb Giáo dục Việt Nam) viết kế hoạch bài học tổ chức hoạt động học Bài 1A (Tr. 10-11).

40

PHẦN THỨ BA: HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

Hoạt động 14. Kiểm tra đánh giá năng lực học sinh Mục tiêu của hoạt động:

Hoạt động này nhằm giúp học viên có kĩ thuật đánh giá năng lực học sinh lớp 1 theo Thông tư 22 về kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học.

Sản phẩm:

Mỗi giáo viên viết bảng tham chiếu đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 cho một chủ đề học tập.

Gợi ý:

- Cần chú ý sự khác nhau cơ bản giữa đánh giá theo phẩm chất, năng lực với đánh giá kiến thức, kĩ năng.

Thí dụ:

- Mức độ yêu cầu:

Tùy điều kiện giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất… của địa phương trong quá trình tổ chức dạy học, GV xây dựng kế hoạch, nội dung, hình thức kiểm tra, đánh giá cho phù hợp đối tượng và mục đích dạy học, giáo dục.

(qua bài kiểm tra, qua quan sát, theo quá trình…) Thí dụ: Trường A, thuận lợi có đủ đk…, thì yêu cầu cao hơn.

Trường B, đủ điều kiện

Trường C: khó khăn, thì yêu cầu thấp hơn

Tiêu chí so

sánh Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ năng

1. Mục đích chủ yếu nhất

Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.

Vì sự tiến bộ của người học so với chính họ.

Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

2. Ngữ cảnh đánh giá

Gắn với ngữ cảnh học tập và thực tiễn cuộc sống của HS.

Gắn với nội dung học tập (những kiến thức, kĩ năng, thái độ) được học trong nhà trường.

3. Nội dung đánh giá

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở nhiều môn học, nhiều hoạt động giáo dục và những trải nghiệm của bản thân HS trong cuộc sống xã hội (tập trung vào năng lực thực hiện).

- Quy chuẩn theo các mức độ phát triển năng lực của người học.

- Những kiến thức, kĩ năng, thái độ ở một môn học.

- Quy chuẩn theo việc người học có đạt được hay không một nội dung đã được học.

41 4. Công cụ

đánh giá

Nhiệm vụ, bài tập trong tình huống, bối cảnh thực.

Câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ trong tình huống hàn lâm hoặc tình huống thực.

GV hoàn thành bảng tham chiếu đánh giá môn Tiếng Việt lớp 1 (tại thời điểm giữa kì 1):

tham chiếu

Tiêu chí và chỉ báo hành vi (biểu hiện cụ thể)

Mức độ CHT (1) HT (2) HTT (3)

1. Âm, vần, thanh; chữ và dấu thanh

1.1

- Nhận thấy mình đã nói nói được tiếng Việt nhưng mình chưa phân tích được tiếng mình nói-nghe;

- Hiểu ra rằng mình đến trường học môn Tiếng Việt là để tìm hiểu có ý thức tiếng nói mình đang nói.

1.2

- Biết được [Âm, vần, thanh] là những thành tố cấu tạo nên mỗi tiếng trong tiếng Việt, việc phân tích ra các thành tố đó là để tìm hiểu một cách khoa học ngữ âm tiếng mẹ đẻ;

Từ đó thấy được chữ viết (gồm cả dấu thanh) là để ghi lại tiếng nói. Đó là lý do tại sao lại phải học đồng thời nói-nghe, đọc, viết.

1.3

- Phân tách các tiếng từ câu nói, âm, vần, thanh tiếng Việt; từ đó tiến tới đọc đúng từ-câu;

- Đọc đúng, rõ ràng và lưu loát đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc khoảng 40 – 60 tiếng trong 1 phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ;

- Biết đọc thầm, đọc nhanh.

1.4

- Ứng dụng hiểu biết về mô hình phân tích cấu tạo tiếng, vốn chữ viết tích lũy qua các bài học vào việc nghe-nói-đọc một cách có ý thức.

- Thuộc và viết được các chữ bảng chữ cái tiếng Việt, viết/ bỏ đúng các dấu thanh. Viết với tốc độ 5 tiếng một phút.

2 Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh

2.1 - Hiểu được “chính tả” là luật viết chữ để ghi âm nói.

2.2

- Thuộc quy tắc trước e/ê/i:

+ viết k không viết c: ke, kê, ki;

+ viết gh, ngh không viết g: ghe, ghê, ghi/nghe, nghê, nghi.

2.3 - Thuộc quy tắc trước oa//uy/ (vần có âm đệm) viết q

không viết c.

42

3.1

Phân biệt được hai việc: chữ và âm; có hai chữ gọi theo đặc điểm hình nét “I dài” (y) và “I ngắn” (i); Khi viết tùy theo trường hợp tiếng cụ thể mà viết chữ này hay chữ kia.

3.2

- Biết viết y khi âm [i] đứng một mình: chú ý/ý nghĩ; viết i

sau ghngh: ghi chép/nghi ngờ;

- Còn lại tùy chọn một trong hai cách viết: kĩ thuật-kĩ thuật.

3.3 Dùng quy tắc chính tả đã học này “dò” lại các trường hợp viết

tiếng liên quan trên các bảng, biển mà mình có gặp…

4 Quy tắc viết hoa

4.1

- Biết chắc rằng dù tên người, tên địa điểm có nhiều đến đâu đi nữa nhưng đều có thể ghi/viết được hết khi mình thuộc và viết hoa được tất các chữ trong bảng chữ cái…

- Nghĩ đến các trường hợp bắt đầu một câu mới mà câu đó lại được bắt đầu bằng một tên riêng.

4.2

- Biết viết hoa chữ đầu tiên của tiếng tên riêng của người (riêng tên gọi hay cả họ, tên đệm).

- Biết viết hoa chữ đầu tiên của tiếng tên riêng của địa điểm. - Biết việc viết hoa tên riêng (người, địa điểm, chữ đầu tiên của tiếng đầu câu) đó thực hiện khi viết tay và cả trên bàn phím.

4.3

- Hiểu được tất cả các chữ cái (con chữ) đều có hai dạng viết tay và in ấn, mỗi dạng như thế lại tiếp tục có hai kiểu – (viết/in) thường và (viết/in) hoa;

- Quy tắc dùng chữ hoa vận dụng để “đánh dấu” tên người và tên địa điểm.

- Dần hiểu ra tại sao lại gọi là “tên-riêng”;

- Cũng hiểu quy tắc viết hoa còn dùng để đánh dấu bắt đầu một câu mới trong văn bản.

5 Công dụng của một số dấu câu

5.1

- Nhớ hết các dấu câu (xuất hiện trong phạm vi văn bản ngữ liệu);

- Quan sát kĩ vị trí xuất hiện của chúng trong văn bản in.

5.2

- Hiểu ra rằng “dấu” trong “dấu câu” cũng như “dấu” trong “dấu thanh” và thậm chí là cả các con chữ đều là những dấu hiệu giúp cho việc ghi/viết tiếng nói và đọc hiểu đúng tiếng nói được ghi/viết đó;

- Ý thức được dấu câu là câu chuyện của viết câu văn nhưng nó hoàn toàn liên quan đến câu chuyện nói câu nói.

5.3 - Biết công dụng đánh dấu kết thúc câu của dấu chấm, dấu

chấm hỏi, dấu chấm than.

5.4 - Bước đầu nhận ra được ý nghĩa cách dùng của dấu hai chấm,

43 trong SGK;

- Biết ngắt hơi ngừng nghỉ dài ngắn thích hợp ở các dấu câu khi đọc văn bản.

5.5 - Biết trường hợp “không thấy dấu câu” như tên sách, nhan đề

văn bản, tên các địa điểm trên biển, bảng,…

6 Vốn từ theo chủ điểm: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm gần

gũi 6.1

- Nắm được (đọc hiểu, nói viết được) vốn từ vựng liên quan đến các chủ điểm Gia đình, Trường lớp, Bạn bè, Cuộc sống quanh ta.

6.2

- Trong quá trình học dần nhận biết được các chủ điểm đó chỉ là một cách tập hợp các từ theo chủ đề nhất định;

- Từng bước quy loại được vốn từ theo nhóm từ loại: Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm;

- Có thể tự làm sổ tay ghi lại các từ có cùng chữ cái mở đầu và xếp các nhóm đó theo trật tự bảng chữ cái (“từ điển” cá nhân).

6.3

- Hiểu nghĩa từ bằng cách nói câu có từ đó; Hiểu và thuộc câu văn, câu thơ có từ mới; Thay thế được nhiều từ đồng nghĩa trong một câu;

- Giải nghĩa từ hoặc minh họa nghĩa từ bằng tranh vẽ, hình ảnh, đọng tác, vật thật; Diễn kịch câm biểu đạt nghĩa của từ ngữ;

- Có thể tự làm sổ tay ghi lại các từ có cùng chữ cái mở đầu và xếp các nhóm đó theo trật tự bảng chữ cái (“từ điển” cá nhân).

6.4

- Từng bước ý thức được các tiếng mà ta nói chính là từ; Có từ một tiếng, từ hai tiếng hoặc nhiều hơn thế;

- Các từ có thể xếp vào ba nhóm – nhóm chỉ sự vật, nhóm chỉ hoạt động, nhóm chỉ đặc điểm. Bên cạnh đó lại có những từ không chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm nhưng dùng để nối kết các từ thành câu.

6.5 - Quan sát thế giới xung quanh và suy nghĩ tới việc muốn nói gì về thế giới đó ta đều phải có từ ngữ. Tìm hiểu xem có sự

vật, hoạt động gì mà mình thấy, biết mà không gọi tên được.

6.6 Cố gắng hết sức trong việc cắt nghĩa từ này bằng từ kia, thay

44

PHẦN THỨ TƯ: HƯỚNG DẪN GIÁO VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG

Hoạt động 15. Tự đánh giá kết quả bồi dưỡng Mục tiêu của hoạt động:

❖ Hoạt động này nhằm giúp học viên tự đánh giá kết quả bồi dưỡng về tìm hiểu thực hiện chương trình GDPT tổng thể 2018 và thực hiện chương trình môn Tiếng Việt lớp 1.

Hoạt động cá nhân: Dựa vào việc tìm hiểu chương trình GDPT tổng thể 2018 và chương trình môn Tiếng Việt lớp 1; việc thực hiện các hoạt động tự bồi dưỡng theo tài liệu hướng dẫn, học viên hoàn thiện bảng tự đánh giá kết quả bồi dưỡng. Căn cứ kết quả tự đánh giá trong bảng, học viên ghi mức tự đánh giá, xếp loại.

Sản phẩm:

- Bảng tự đánh giá đã hoàn thiện. Ghi mức hoàn thành nội dung tự bồi dưỡng (Đạt/chưa đạt).

Ví dụ:

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG

TT NỘI DUNG SẢN PHẨM ĐÁNH GIÁ GHI CHÚ

Đạt Chưa đạt

1 Tìm hiểu về chương trình phổ thông tổng thể năm 2018: Điểm mới/khác biệt của CTTT 2018 so với chương trình 2006

- Nắm chắc số môn học, số hoạt động của chương trình GDPT 2016 và chương trình GDPT 2018. 2 Tìm hiểu về chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 - Mối quan hệ giữa CT môn Tiếng Việt lớp 1 với CT GDPT tổng thể

- Trả lời được câu hỏi: 1) Vị trí của môn “Tiếng Việt” trong CT GDPT tổng thể ?

2) Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định cho lớp 1 trong CT GDPT tổng thể ? Vị trí, vai trò của môn Tiếng Việt lớp 1 với CT GDPT tổng thể?

45 3) Đặc điểm và quan điểm xây dựng chương trình môn Tiếng Việt? 4) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực chung, yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù môn Tiếng Việt?

5) Phân biệt các biểu hiện của năng lực đặc thù trong môn Tiếng Việt: Năng lực ngôn ngữ, Năng lực văn học

x

Tìm hiểu các nội dung của môn Tiếng Việt lớp 1

- Nói/viết được cẩu trúc môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2018;

- Điểm kế thừa, tinh giảm và đổi mới so với chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 năm 2016.

- Lập được bảng ma trận mối quan hệ giữa từng chủ đề nội dung và yêu cầu phẩm chất năng lực thể hiện trong chương trình môn Tiếng Việt lớp 1.

3 Thực hiện chương trình môn Tiếng Việt lớp 1

- Nói/viết được đặc điểm, điều kiện thực hiện chương trình môn Tiếng Việt lớp 1

- Nói/viết được mục tiêu, yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt lớp 1

- Biết cách viết và viết được một chương trình nhà trường.

- Biết cách viết và viết được một kế hoạch năm học.

46

- Biết cách viết và viết được ít nhất một kế hoạch bài học/1 nội dung của chủ đề dạy học.

4 Đánh giá

Xác định các bước và cách thức thực hiện kiểm tra, đánh giá HS theo năng lực trong dạy học các chủ đề Tiếng Việt lớp 1.

- Lập được bảng tiêu chí đánh giá cho từng chủ đề chương trình môn Tiếng Việt lớp 1

- Xác định được nội dung, cách thức đánh giá thường xuyên, định kì; - Lập được ma trận nội dung, câu hỏi kiểm tra cuối học kì 1.

Kết quả: Dưới… ý đạt – đánh giá kết quả bồi dưỡng – KHÔNG ĐẠT Từ…đến…ý đạt – đánh giá kết quả bồi dưỡng – ĐẠT

Một phần của tài liệu Tiếng việt bản in (Trang 37 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)