IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1 Ổn định lớp (1’)
3. Bài mới Giới thiệu bài (1’)
Lập dàn bài là một bước rất quan trọng của khâu tạo lập văn bản. Hôm nay, cô trò chúng ta cùng luyện tập lập dàn ý cho bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1
Thời gian 20’
Mục tiêu: HDHS tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
Phương pháp: phân tích mẫu, vấn đáp, quy nạp, thảo luận nhóm. KT: Động não, gợi mở
GV yêu cầu HS đọc văn bản: Món quà sinh nhật
trong SGK.
?Em hãy xác định chủ đề của văn bản? (Đối tượng HSTB)
- HS trả lời, nhận xét.
Kể về món quà sinh nhật cảm động của tình bạn.
? Xác định bố cục của văn bản và nội dung của từng phần? (Đối tượng HSTB)
HS trả lời, nhận xét. GV chuẩn kiến thức.
GV: hướng dẫn học sinh chia làm 4 nhóm và thảo luận:
HS chia nhóm thảo luận (5’) và trình bày ý kiến Nhóm 1:
Truyện kể về việc gì? Ai là người kể truyện(ở ngôi thứ mấy?) Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? (Đối tượng HSTB)
- Câu chuyện kể về món quà sinh nhật, do Trang kể ở ngôi thứ nhất.
- Câu chuyện xảy ra ở nhà Trang, vào buổi sáng, trong hoàn cảnh bạn bè họp mặt kỉ niệm sinh nhật của Trang.
Nhóm 2:
Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao? (Đối tượng HSTB)
-Chuyện xảy ra với 2 nhân vật: nhân vật chính là Trinh (người tạo ra sự bất ngờ trong câu chuyện).
I.Dàn ý của bài văn tự sự 1.Khảo sát, phân tích ngữ liệu Ví dụ: văn bản “Món quà sinh nhật”/ SGK - 92
Mở bài: từ đầu – bày la liệt trên
bàn: kể lại quang cảnh của buổi sinh nhật.
Thân bài: Tiếp – không nói: kể
về món quà độc đáo của bạn.
Kết bài: Còn lại: cảm nghĩ của
người viết về món quà sinh nhật.
- Mỗi nhân vật mang một tính cách: Trang thì sôi nổi, vội vàng còn Trinh thì vui vẻ, điềm đạm...
Nhóm 3:
Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Đối tượng HSTB)
- Mở đầu nêu vấn đề gì?
- Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu? - Kết thúc ở chỗ nào?
- Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?
-Mở đầu: buổi mừng sinh nhật Trang.
- Đỉnh điểm: Trang chờ đợi, trách móc bạn. Trinh đến mang theo món quà bất ngờ.
- Kết thúc: Khi trang hiểu món quà sinh nhật của Trinh hết sức bất ngờ vì nó là kỉ niệm của hai người về cây ổi.
- Điều tạo nên sự bất ngờ: Tình huống truyện -> tâm trạng chờ đợi, trách bạn vì sự chậm trễ -> nhận ra tấm lòng của bạn và món quà sinh nhật đầy ý nghĩa.
Nhóm 4: các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
-Yếu tố miêu tả: tả buổi sinh nhật, tả Trinh, tả cành ổi, hoa ổi, quả ổi.
- Yếu tố biểu cảm: Tâm trạng và suy nghĩ của Trang.
-> Tác dụng: diễn tả được sự vui vẻ của buổi sinh nhật, nâng cao ý nghĩa món quà sinh nhật trở thành một kỉ niệm đầy ấn tượng.
*Tích hợp kĩ năng sống:
- Giao tiếp: trao đổi, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến khi tìm hiểu về văn tự sự có kết hợp với phƣơng thức miêu tả và biểu cảm.
- Tư duy sáng tạo: xác định và lựa chọn ngôi kể và tạo lập văn bản có ý nghĩa giáo dục, mang tính nhân văn, tính hướng thiện.
? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào?
(Đối tượng HSTB)
HS trình bày.
GV: từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy rút ra dàn ý chung cho bài văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
HS Trả lời, nhận xét. GV chốt ý.
- Kể theo trình tự thời gian, trong khi kể dùng hồi ức, ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra.
1.Dàn ý của bài văn tự sự a.Mở bài
Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện, cũng có thể nêu kết quả trước.
b.Thân bài
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, hợp lí.
c.Kết bài
Nêu kết cục, cảm nghĩ của người trong cuộc (người kể hay một nhân vật nào đó)
? Khi lập dàn ý cần chú ý điều gì? (Đối tượng HSTB)
HS trả lời, nhận xét GV chốt.
- Trong từng phần cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn. GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ.