Quá trình hình thành BIDV Chi nhánh Bắc HàN ội:

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 51)

Ngày 31 10 1963, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV được thành lập với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Sau một thời gian hoạt động, đến năm 1981 n được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. NH Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thu hút, quản lý, là đại lý thanh toán, kiểm soát các công trình mà có vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Những nguồn vốn này phục vụ chủ yếu cho đầu tư xây dựng cơ bản công trình sử dụng nguồn vốn NSNN.

Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam tiếp tục được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Đến ngày 15/10/2002, Chi nhánh thành lập từ việc tách khỏi chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Sở Giao dịch 1 để trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và được đặt tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Ngày 30/11/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2124 QĐ-TTG về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 23/04/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã c Giấy phép số 84/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ngày 01/05/2012, Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV đã ban hành Quyết định số30 QĐ-HĐQT về việc

thành lập chi nhánh, sở giao dịch thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mô hình hoạt động và Chi nhánh được chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội.

Song song với sự phát triển đất nước, trải qua nhiều lần đổi tên cũng như được bổ sung về chức năng nhiệm vụ, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Chi nhánh Bắc Hà Nội là một trong những chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, nó đ ng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và sự phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Chi nhánh Bắc Hà Nội có trụ sở đặt tại 137A- Nguyễn Văn Cừ - Quận Long Biên- Thành phố Hà Nội với tên đầy đủ tiếng Việt là: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội. Tên đầy đủ tiếng Anh là: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Viet Nam- North Ha Noi Branch.

3.1.2. Mô h nh cơ cấu t chc

Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng và với các tổ chức phi tài chính khác, cũng như nh m đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đòi hỏi mỗi ngân hàng, mỗi chi nhánh đều phải không ngừng hoàn thiện mình. Do đ , từkhi đi vào hoạt động cho đến nay, Chi nhánh Bắc Hà Nội đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về hệ thống và cơ cấu tổ chức của mình. Hiện nay mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Hà Nội được phân bổnhư sau:

Cơ cấu tổ chức hoạt động của Chi nhánh được chia thành 05 khối:

Khối quản lý kh ch hàn : Là bộ phận trực tiếp hoạt động kinh doanh, đầu mối tiếp nhận nhu cầu tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, huy động vốn,... từ khách hàng. Khối quản lý khách hàng tại chi nhánh gồm: 03 phòng Khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân.

Khối quản lý rủi ro: Gồm Phòng quản lý rủi ro với chức năng nhiệm vụ kiểm soát các rủi ro hoạt động tại chi nhánh về tất cả các mảng hoạt động như: tín dụng, huy động vốn, kinh doanh ngoại tệ, kho quỹ, giao dịch, và kiểm tra giám sát nội bộ....

Khối t c n hiệp ồm c c phòn b n:

Phòng quản trị tín dụng: Chức năng kiểm soát hồ sơ, chứng từ trước khi giải ngân, tác nghiệp tạo lập khoản vay, tài sản bảo đảm trên phân hệ SIBS, lưu trữ hồ sơ tín dụng.

Phòng Giao dịch khách hàng: Phụ trách tác nghiệp phục vụ nhu cầu thanh toán, ngân quỹ, huy động vốn từ khách hàng.

Khối quản lý nội bộ: gồm các Phòng Kế hoạch tài chính, Tổ chức hành chính phụ trách các công việc theo chức năng nhiệm vụ được phân giao.

Khối trực thuộc: Gồm 04 Phòng giao dịch: Long Biên, Hoàng Mai, Ngọc Lâm, Ngọc Thụy. Các Phòng ban này được bố trí tại các Phường trên địa bàn Quận Long Biên, Hoàng Mai để phục vụ nhu cầu tiền gửi, thanh toán của khách hàng và nhu cầu tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

Hoạt động kinh doanh của Chi nhánh về cơ bản gồm các lĩnh vực như sau:  Huy động vốn từ các tổ chức kinh tếvà dân cư, thực hiện thu hộ ngân sách Nhà nước.

 Nghiệp vụ tín dụng: Cung cấp các sản phẩm tín dụng cho vay, mở L C, chiết khấu, bảo lãnh phục vụ đầu tư phát triển, tài trợ trung dài hạn theo các dự án, tài trợ ngắn hạn các thành phần kinh tế.

 Thực hiện các hoạt động thanh toán trong nước và thanh toán quốc tế.  Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và một số nghiệp vụ khác

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức củ N ân hàn TMCP Đầu tư và Ph t tri n Việt N m – Chi nh nh ắc Hà Nội

3.1.3. Kết qu hoạt động kinh doanh

3.1.3.1. Tình hình hoạt động chung của BIDV- Chi nhánh Bắc Hà Nội:

Trong ba năm 2016 – 2018, tập thể CBCNV Chi nhánh luôn nỗ lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh do HSC giao, các chỉ tiêu quy mô, cơ cấu, chất lượng đạt sát định hướng tại Đềán tái cơ cấu Chi nhánh.

Kết quả cụ thể như sau:

Bng 3.1- Kết qu thc hin mt s ch tiêu ch yếu 3 năm của Chi nhánh

Đơn vị: tỷ đồng TT Tên chỉ tiêu TH 2016 TH 2017 TH 2018 TTBQ 2016- 2018 TTBQ 2016- 2018 I Chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 7,389 7,515 7,501 0.76% 7,468.27

2 Dư nợ bán l cuối kỳ 1,528 2,132 2,170 20.65% 1,943.28

3 Huy động vốn cuối kỳ 6,025 6,097 5,429 -4.88% 5,850.40

4 HĐV bán l cuối kỳ 3,120 2,945 3,032 -1.33% 3,032.23

5 Số lao động cuối kỳ 157 156 146 -3.52% 153.00

II Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lƣợng

6 Tỷ trọng DN TDH

TDN 59% 63% 53% -4% 0.58

7 Tỷ lệ nợ xấu 1% 9% 3% 366% 0.04

8 Tỷ lệ nợ nh m II 9% 1% 2% 0.04

III Các chỉ tiêu hiệu quả

9 Chênh lệch thu chi cân

đối 176 330 226 28% 243.91

10 Lợi nhuận trước thuế 36 60 25 4% 40.37

11 LNTT bình quân người 0.23 0.38 0.17 6% 0.26

112 Thu dịch vụ ròng 33 41 47 19% 40.26

* Quy mô tín dụng

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng qua các năm, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2018 là 0.76%. Đến hết năm 2018, dư nợ tín dụng đạt 7.501 tỷ đồng, giảm 0,18% tương ứng 14 tỷ) so với năm 2017, tăng 1,51% so với năm 2016 112 tỷđồng , đứng thứ 21/34 trong cụm địa bàn Hà Nội và thứ 45/190 chi nhánh trên hệ thống.

Chi nhánh tập trung tăng trưởng tín dụng gắn với kiểm soát chất lượng, hiệu quả và cơ cấu tín dụng, tuân thủ giới hạn tín dụng được giao, nh m đảm bảo quản lý tăng trưởng tín dụng phù hợp với định hướng của Hội đồng quản trị, chỉ tiêu tăng trưởng được Ngân hàng Nhà nước giao và đảm bảo các giới hạn, tỷ lệ an toàn theo quy định hiện hành của NHNN.

- Dư nợ tín dụng bán l của Chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 tăng với tốc độ cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của Chi nhánh, đạt mức 20,65% so với mức 0,76%. Đến cuối năm 2018, dư nợ tín dụng bán l cuối kỳ đạt 2.170 tỷ đồng, tăng 1,82% tương ứng 39 tỷ đồng) so với năm 2016, tăng 42% (642 tỷ đồng , đứng thứ 12/34 trong cụm địa bàn Hà Nội và thứ 37/190 chi nhánh trên hệ thống.

Sản phẩm tín dụng bán l chính của Chi nhánh chủ yếu là cho vay mua nhà tuy nhiên trong năm 2018 Chi nhánh lại không triển khai được nhiều sản phẩm này. Chi nhánh tiếp tục tăng trưởng TDBL gắn với kiểm soát chất lượng, an toàn và gia tăng hiệu quả, đ ng g p trong tổng thu nhập ròng bán l . Tập trung tăng trưởng TDBL tại các phòng giao dịch; các sản phẩm có NIM tín dụng cao (tín chấp tiêu dùng, tiêu dùng đảm bảo b ng bất động sản… và các sản phẩm thế mạnh của BIDV (cho vay nhà ở, cho vay sản xuất kinh doanh… . Chi nhánh thường xuyên rà soát các khách hàng có thu nhập thuần âm, lãi treo, lãi quá hạn lớn để triển khai các biện pháp khắc phục (thu hồi nợ, điều chỉnh lãi suất, gia tăng các sản phẩm dịch vụđểbù đắp… .

Đơn vị: tỷđồng

i u đồ 3.1 Dư nợ tín dụn i i đoạn 2016 – 2018

(Nguồn: Báo cáo hoạt động BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội) * Cơ cấu tín dụng

Tỷ trọng dư nợ TDH/Tổng dư nợ của Chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 ở mức ~41%. Dư nợ tín dụng TDH tăng ròng cuối năm 2018 so với đầu kỳ là 698 tỷđồng, tập trung vào các khách hàng lớn như sau: Công ty CP ĐT TM Lam Giang 280 tỷ đồng, Công ty TNHH XNK&TM Phú Minh Châu 115 tỷ đồng, Công ty CP ĐT XD Xuân Mai 84 tỷ đồng, Công ty CP Y khoa và thẩm mỹ Thu Cúc 135 tỷđồng, Công ty TNHH Phytophaco Việt Nam 130 tỷ đồng, Công ty TNHH Sợi Vĩ Sơn 70 tỷđồng...

- Tỷ lệ nợ xấu năm 2018 là 3% do trong năm 2018 đã xử lý rủi ro được các khách hàng lớn là Cty CP Đức Khải (368 tỷ đồng) và Tổng công ty CP Đền bù Giải tỏa (171 tỷ đồng) theo quyết định số 9740 QĐ-BIDV ngày 28/12/2017 nên giảm so với năm 2017.

Để đạt được kết quả nêu trên, BIDV Bắc Hà Nội đã triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý nợ xấu như: đôn đốc thu hồi nợ, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm; khởi kiện khách hàng vay; sử dụng quỹ dự phòng rủi ro; có biện

pháp hỗ trợ phù hợp cho khách hàng khắc phục kh khăn và phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ vốn, tín dụng, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo đúng quy định của pháp luật. Chi nhánh Bắc Hà Nội phấn đấu kiểm soát quy mô, cơ cấu tín dụng tuân thủđịnh hướng toàn ngành.

* Hoạt động huy động vốn

Kết quả giai đoạn 2016 – 2018 cho thấy tốc độ tăng trưởng không ổn định của Chi nhánh trong công tác huy động vốn. Quy mô huy động vốn năm 2017 đạt mức cao nhất kể từ khi thành lập Chi nhánh, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2015 - 2017 là 15% nhưng sang đến năm 2018 lại sụt giảm nhiều; kết quả cho thấy năm 2018 đã giảm 668 tỷđồng so với năm 2017 tương ứng giảm 10,9 %.

Dù có nhiều kh khăn về vị trí địa bàn trú đ ng so với các chi nhánh khác trên địa bàn giáp ranh nội thành TP. Hà Nội, nguồn vốn của Chi nhánh c tăng trưởng nhưng chưa bền vững, chủ yếu tập trung lớn vào nguồn vốn từ khối khách hàng doanh nghiệp, định chế tài chính, huy động từ khách hàng dân cư chiếm ~48% tổng nguồn vốn.

Đơn vị: tỷđồng

i uđồ 3.2 Hu độn vốn củ Chi nh nh i i đoạn 2016 – 2018

* Hoạt động dịch vụ

Thu dịch vụ ròng (không bao gồm KDNT&PS) của Chi nhánh giai đoạn 2016 –2018 tăng bình quân 19% và tăng trưởng đều ở các dòng phí. Số thu DVR năm 2018 đạt 47 tỷđồng, đứng thứ 15/34 chi nhánh trong cụm địa bàn Hà Nội và thứ 28/190 chi nhánh trên hệ thống. Tuy nhiên thu DVR từ các khối PGD còn thấp.

Trong các dòng phí, phí thu từ hoạt động bảo lãnh, dịch vụ th , TTTM vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu dịch vụ ròng của Chi nhánh.

3.2. Phân tích thực trạng quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội

3.2.1. uản lý kh ch hàn tín dụn

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của NH và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, NH có thu hồi được gốc và lãi hay không phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng. Vì vậy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng cũng như công tác quản lý.

Hiện nay, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đang áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộđối với các khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng. Phương pháp được sử dụng là chấm điểm nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng doanh nghiệp, đồng thời kết hợp phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng nhóm khách hàng này. Hệ thống xếp hạng tín dụng của Chi nhánh dựa trên 54 chỉ tiêu bao gồm 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính. Những chỉ tiêu này phản ánh toàn diện về doanh nghiệp bao gồm: quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị, điều hành và quan hệ với ngân hàng…Các chỉ tiêu này đều có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, ngoài ra được lượng hóa tối đa nh m giảm thiểu các sai sót

chủ quan của người đánh giá. Do đ , sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng nhận ra các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng và đưa ra quyết định chính xác.

Hệ thống XHTDNB cho điểm tối đa với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 10 nhóm với số điểm giảm dần bắt đầu từ AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D (Khách hàng c điểm chấm càng cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đ càng thấp).

Sốkhách hàng được đánh giá thông qua hệ thống XHTDNB của BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội c xu hướng tăng dần qua các năm. Từ năm 2013 đến nay, tại chi nhánh đã c 1146 khách hàng là tổ chức kinh tế trên tổng số 1524 khách hàng vay vốn tại chi nhánh (khoảng 75,2% đã được đánh giá thông qua hệ thống XHTD.

3.2.2. Hoạt động ki m tra, ki m soát tín dng

Hoạt động kiểm soát tín dụng được thực hiện thông qua hệ thống chính sách, quy trình tín dụng và hệ thống kiểm tra giám sát nội bộ. Quá trình kiểm soát tín dụng tại BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội cũng là một chu trình liên tục, kh p kín và cũng bao gồm kiểm soát trước, trong và sau khi cấp tín dụng, kiểm soát tín dụng nội bộđộc lập.

a. Kiểm soát trước khi cấp tín dụng:

Kiểm soát trước khi cấp tín dụng là khâu rất quan trọng trong hoạt động kiểm soát tín dụng, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội coi đây là khâu quyết định đến 70% độ an toàn và hiệu quả của công tác tín dụng. Để tạo công cụ kiểm soát tín dụng một cách có hiệu quả, BIDV Chi nhánh Bắc Hà Nội đã thực hiện một số nội dung sau:

Cơ cấu tổ chức hoạt động kiểm soát tín dụng: Tách bạch hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng, phân định rõ trách nhiệm giữa giữa ba bộ phận: bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận quản lý rủi ro tín dụng và bộ phận quản trị tín dụng.

Thiết lập một hệ thống chính sách tín dụng:

+ Quản lý và kiểm soát giới hạn tín dụng đối với từng phòng giao dịch và phòng quản lý khách hàng. Trên cơ sở thực trạng tín dụng của các phòng,

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị tri thức trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)