Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro cho vay đầu tƣ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình (Trang 82 - 91)

3.2.3.1 Nhận biết sớm dấu hiện rủi ro tín dụng

- Hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm rủi ro, trong đó, các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro cần bao phủ đƣợc các nguyên nhân gây ra thua lỗ chủ yếu cho khách hàng doanh nghiệp nhƣ: Triển vọng kinh doanh, tình hình tài chính, khảnăng thanh toán, TSBĐ và hồsơ tín dụng, … Đồng thời, tăng cƣờng sử dụng các chỉ tiêu có thể tính tự động nhƣ tỷ lệ sử dụng hạn mức, số ngày quá hạn, độ biến động dòng tiền vào ra… nhằm tăng tính hiệu quả, bảo đảm số liệu cập nhật theo thời gian thực.

Hiện tại, trƣớc khi đƣợc phê duyệt khoản vay đầu tƣ, tất cả các khách hàng của Quỹ phải cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ dự án, hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án đầu tƣ, báo cáo tài chính trong 2 năm gần nhất đã đƣợc kiểm toán và một số hồ sơ khác theo yêu cầu. Tất cả những hồ sơ này đƣợc Phòng Tín dụng - Ủy thác và Phòng Kế hoạch - Thẩm định kiểm tra một cách chặt chẽđảm bảo đầy đủ tính pháp lý, phƣơng án kinh doanh đƣợc phân tích kỹ lƣỡng bằng các công cụ tính toán để đánh giá khả năng sinh lời, dòng tiền vào ra của dự án đầu tƣ, khảnăng thanh toán của đơn vị vay vốn, thời gian thu hồi vốn…. Tuy nhiên, một số các chỉ tiêu đánh giá còn dựa trên ƣớc tính chủ quan của các cán bộ tín dụng, tỷ suất sinh lời bình quân giữa các ngành nghề linh vực khác nhau, và do ảnh hƣởng của các yếu tốnhƣ lạm phát, thay đổi lãi suất, thay đổi môi trƣờng kinh tế-xã hội ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu tính toán, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm…Do đó, NBDIF cần xem xét và xây dựng các công cụ tính toán và phân tích hợp lý, tăng tỷ lệ tài sản thế chấp, giảm tỷ lệ vốn vay trên tài sản thế chấp đối với các tài sản bảo đảm có tính thanh khoản không cao. Trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định khách hàng, cần đặc biệt chú ý một số yếu tốnhƣ: lịch sử tín dụng của khách hàng vay (có trả nợ gốc và lãi đúng hạn? thông tin cung cấp có trung thực?), thái độ lảng tránh, trì hoãn việc trả nợ gốc và lãi vay, sự sụt giảm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tìm hiểu kỹ nguyên nhân sự sụt giảm: do tình hình chung của ngành? Do chất lƣợng sản phẩm cung cấp của khách hàng? Do khách hàng mất một số khách hàng tiềm năng?...), hàng tồn kho chậm luân chuyển còn tồn đọng nhiều trong kho (lí do của sự chậm luân chuyển? do tồn kho ảo khác với tồn kho thực tế? do sản phẩm lỗi không bán đƣợc?...), nguồn tiền thu khách hàng về chậm, các khoản nợ phải trảnhƣ

74

nợ lƣơng ngƣời lao động, nợ nhà cung cấp.. quá hạn mà chƣa có khả năng thanh toán, tình hình sử dụng tài sản cốđịnh, công suất tài sản cố định (các tài sản này có phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hay không? Giá trị còn lại có nhiều không? Thực tế về hƣ hại và hao mòn?...), giá vốn chiếm tỷ trọng quá nhiều so với doanh thu,… Tất cả những yếu tố trên cần đƣợc xem xét và đánh giá một cách cụ thể, có sự so sánh dữ liệu qua các năm dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp trên báo cáo tài chính, dữ liệu thu thập đƣợc từ các cơ quan khác, và dữ liệu do tìm hiểu thực tếđể từđó, các cán bộ tín dụng có thể nhận diện những rủi ro sớm.

3.2.3.2 Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định

- Thẩm định dựán đầu tư và năng lực của khách hàng:

Khi tiến hành thẩm định dự án đầu tƣ và khách hàng các cán bộ cần tuân thủ theo các bƣớc sau:

Hình 2.9: Các bước thẩm định dự án

+ Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định khách hàng vay vốn và dự án vay vốn: thẩm định kỹ khả năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

75

nghiệp; nắm vững thông tin khách hàng vay vốn thông qua công tác thẩm định, kiểm tra; chủ động tìm kiếm các nguồn thông tin khác từ cơ quan thuế, tài chính, kiểm toán, thông tin từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng; sử dụng có hiệu quả thông tin tín dụng từ Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (CIC); xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tập hợp, thu thập thông tin đầy đủ về khách hàng để nắm vững thông tin về khách hàng, từđó quyết định cho vay chính xác hoặc từ chối cho vay. Các cán bộ tín dụng phải là những cán bộ có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, có khảnăng tổng hợp và phân tích thông tin. Thông tin thu thập đƣợc từ các nguồn nhƣ: do khách hàng cung cấp (phỏng vấn trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, công nhân viên doanh nghiệp, qua hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài sản, hồ sơ khoản vay, báo cáo tài chính,...; do bên thứ ba cung cấp (mua hoặc tìm kiếm từ các cơ quan quản lý, cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế, các phƣơng tiện truyền thống, ..); thông tin thu thập phải từ cả thông tin tài chính và phi tài chính. Yêu cầu đặt ra trƣớc khi tính toán các chỉ tiêu tài chính đểđánh giá, là cán bộ tín dụng cần xác định tính trung thực và độ tin cậy của các số liệu, và khách quan trong suốt quá trình đánh giá, phân tích dự án, phân tích khảnăng trả nợ của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần kiểm tra sự tuân thủ chếđộ tài chính kế toán; kiểm tra sự khớp đúng về số liệu trên từng biểu và giữa các biểu trong báo cáo tài chính và giữa báo cáo tài chính các năm với nhau; kiểm tra sự khớp đúng từng khoản mục trên từng báo cáo tài chính với nguồn số liệu đƣợc sử dụng để tạo lập; kiểm tra một số khoản mục chi tiếp, tập trung vào phát hiện các nghi ngờ, số liệu bất hợp lý, xem xét với giải thích của khách hàng và kiểm tra thực tế; kiểm tra các vấn đềliên quan đến gian lận thuế,... Ngoài ra, cán bộ tín dụng cũng cần phân tích dòng tiền dự án, thay đổi môi trƣờng kinh doanh, thay đổi chính sách dự trữ hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lực kinh doanh, phân tich các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, khả năng tăng trƣởng, khả năng sinh lời của khách hàng.

Việc phân tích các chỉ tiêu này phải đƣợc gắn liền với đặc điểm kinh tế ngành, chiến lƣợc kinh doanh và mục tiêu kinh doanh của khách hàng.

+ Hoàn thiện quy trình thẩm định dự án cho vay, bảo đảm thực hiện tốt các nội dung: tập hợp tài liệu thẩm định; đánh giá đúng doanh nghiệp về tình

76

hình sản xuất kinh doanh, dòng tiền, nguồn tiền dùng để trả nợ vay.

Trong quá trình thẩm định dự án đầu tƣ, thẩm định khách hàng, cần đặc biệt chú ý một số yếu tốnhƣ:

+ Trong công tác thẩm định dự án đầu tƣ: Khía cạnh kỹ thuật pháp lý; khía cạnh kinh tếtài chính (Phƣơng án khai thác – kinh doanh; phƣơng án nguồn vốn và phƣơng án vay – trả nợ vay …); khía cạnh môi trƣờng – xã hội; tài sản bảo đảm; kế hoạch đấu thầu;

+ Trong công tác thẩm định năng lực của chủ đầu tƣ: Năng lực quản trị, chuyên môn; năng lực tài chính (vốn góp, dòng tiền, khả năng trả nợ vay, khảnăng thanh toán…); mối quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác (các hợp đồng tín dụng đã ký, doanh số cho vay, thu nợ…).

Những yếu tố trên cần đƣợc xem xét và đánh giá một cách cụ thể, có sự so sánh dữ liệu qua các năm dựa trên thông tin mà khách hàng cung cấp trên báo cáo tài chính, dữ liệu thu thập đƣợc từcác cơ quan khác và dữ liệu do tìm hiểu thực tế để từđó, các cán bộ tín dụng có thể nhận diện những rủi ro sớm.

- Thẩm định TSBĐ:

TSBĐđƣợc xem nhƣ nguồn trả nợ thứhai trong trƣờng hợp khách hàng không có khảnăng trả nợ gốc và lãi. Do đó, việc thẩm định TSBĐ sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong quá trình cho vay đầu tƣ. Khi nhận một TSBĐ thì cán bộ tín dụng cần phải xác định đƣợc:

+ Giá trị của tài sản;

+ Tính ổn định của tài sản; + Tính pháp lý của tài sản; + Tính thanh khoản.

Những TSBĐ chủ yếu của NBDIF là đất đai, nhà xƣởng, hàng tồn kho, máy móc sản xuất, tài sản hình thành trong tƣơng lai...

Khi nhận những TSBĐ là đất đai, nhà xƣởng, cán bộ thẩm định nên giữ những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất và nhà xƣởng đƣợc xây dựng trên lô đất đó. Giấy tờ cầm cố phải đƣợc trình lên và đăng ý ở cơ quan có thẩm quyền theo quy

77

định. Khi nhận những TSBĐ là máy móc thiết bị, hàng tồn kho... cán bộ cần có đầy đủ hồ sơ tài sản, hợp đồng mua bán, định giá giá trị còn lại của máy móc thiết bị, hao mòn lũy kế, khảnăng và công suất sản xuất, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, hợp đồng mua bán, hóa đơn chứng từ, giấy nộp tiền,... giấy tờ chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm.

Cán bộ thẩm định cần kiểm tra các thông tin có liên quan đến TSBĐ qua các cơ quan có thẩm quyền nhƣ: Sở tài nguyên môi trƣờng, UBND tỉnh, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.... để xác minh tài sản chƣa đƣợc dùng đểđảm bảo cho nghĩa vụ dân sự khác. Định kỳ, cán bộ thẩm định tiến hành kiểm tra tình hình thực tế của TSBĐ về tính hiện hữu, giá trị hiện tại và các tranh chấp phát sinh nếu có, xác định giá trị thị trƣờng khi có những biến động về lạm phát, giá cả,... để kịp thời định giá lại TSBĐ từ đó có biện pháp thu hồi nợ hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản kịp thời tránh gây tổn thất cho Quỹ. Các cán bộ cần phải đánh giá cẩn thận tình hình thị trƣờng và giá trị của TSBĐdo các chuyên gia định giá độc lập (nội bộ hoặc bên ngoài) xác định và phải duy trì việc đánh giá TSBĐ. Giá trị của TSBĐ phải luôn cao hơn giá trị của khoản vay và phần chênh lệch phải đủ lớn để có thểbù đắp rủi ro thanh lý TSBĐ tại giá trị thấp hơn giá trị đã xác định và cả khoản lãi suất chƣa thanh toán tích luỹ khi khoản vay có vấn đề.

3.2.3.3 Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Định kỳ thƣờng xuyên, các cán bộ của Quỹ tiến hành kiểm tra, kiểm soát nội bộ để đánh giá, xem xét lại việc phê duyệt các khoản vay, cũng nhƣ quy trình cho vay, quy trình thu hồi vốn vay. Tuy nhiên, xuất phát từ sự thiếu hụt nguồn nhân lực cũng nhƣ trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ tín dụng trẻ, mới ra trƣờng, thiếu kinh nghiệm thực tế nên công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của NBDIF chƣa phát huy đƣợc hiệu quả, nhiều khi mang tính chất hình thức. Đây là một trong những lỗ hổng mà Quỹ cần khắc phục để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của mình.

Để phát huy đƣợc vai trò và hiệu quả của công tác thanh kiểm tra, kiểm soát nội bộ, các cán bộ tín dụng cần :

78

bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý; kiểm tra sự phù hợp và hiệu quả của các chính sách này. Các chính sách và quy trình kiểm soát phải gắn với hoạt động tín dụng hàng ngày; hoạt động kiểm soát phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên;

+ Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồsơ dự án, hồ sơ TSBĐ, hồ sơ thẩm định tín dụng, xếp hạng tín dụng nội bộ từ đó đánh giá chất lƣợng thẩm định tín dụng;

+ Rà soát lại công tác đánh giá, định giá TSBĐ về tính pháp lý, tính ổn định, tính thanh khoản;

+ Thƣờng xuyên rà soát và đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay để trích lập dự phòng rủi ro.

Việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát phải tƣơng ứng với chủtrƣơng, chính sách đã đề ra. Mọi thành viên của Quỹ phải ý thức đƣợc tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, tự ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân mình trong vai trò kiểm soát viên để tuân thủ tuyệt đối các quy định của pháp luật và chính sách nội bộ đề ra. Hệ thống kiểm tra nội bộ có hiệu quả là sự kết hợp việc kiểm tra độc lập với việc phân tích thƣờng xuyên và việc đánh giá lại khoản cho vay của các cán bộ tín dụng. Việc kiểm soát nội bộ cần đảm bảo rằng các cán bộ tín dụng quản lý đƣợc chất lƣợng tín dụng và các TSBĐ một cách thƣờng xuyên và liên tục. Vì cán bộ tín dụng là ngƣời thƣờng xuyên liên hệ với khách hàng vay, do đó họthƣờng phát hiện đƣợc các vấn đề tiềm ẩn trƣớc các bộ phận khác.

3.2.3.4 Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay, tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định

Sau khi khoản vay đã đƣợc phê duyệt, Quỹ sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng. Trong quá trình giải ngân, các cán bộ tín dụng cần đánh giá và kiểm tra lại một lần nữa hồ sơ pháp lý, hồsơ khoản vay, hồ sơ TSBĐ thật kỹ, đảm bảo dự án đầu tƣ nằm trong danh mục dựán đầu tƣ theo Quy định, Chủđầu tƣ thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật, phƣơng án kinh doanh có hiệu quả, khách hàng có đủ năng lực trả nợ để tránh tình trạng chỉ tập trung đánh giá khách hàng trong giai đoạn thẩm định mà bỏ qua một số nghi ngờ có thể phát sinh sau đó. Khi giải

79

ngân cần căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án, không nên giải ngân một lần mà cần căn cứ vào biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao khối lƣợng từng giai đoạn,... để giải ngân khoản vay hợp lý, tránh tình trạng thất thoát vốn vay.

Sau khi khoản vay đã đƣợc giải ngân, định kỳ cán bộ tín dụng cần đi sâu vào kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay giữa hồ sơ tín dụng và kiểm tra thực tế. Kiểm tra vốn tự có của khách hàng có đúng với số liệu thực tế. Ngay khi phát hiện thấy những bất thƣờng về vốn tự có, về mục đích sử dụng vốn cũng nhƣ quá trình sử dụng vốn vay không đúng với những thông tin và cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký giữa hai bên, cán bộ cần nhanh chóng báo cáo với Ban lãnh đạo Quỹ để có những chỉ thị xử lý kịp thời.

3.2.3.5 Tăng cƣờng các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng

Quỹ cần thực hiện một cách kiên quyết các biện pháp kỹ thuật nhằm chuyển giao rủi ro và tài trợ rủi ro tín dụng không may xảy ra. Quỹ cần kiên quyết hơn trong việc yêu cầu đơn vị vay vốn thực hiện đầy đủ việc mua bảo hiểm không chỉ đối với tài sản bảo đảm mà còn đối với các tài sản khác có liên quan đến khoản vay; thực hiện đầy đủ các hình thức bảo lãnh đối với đơn vị vay. Bên cạnh đó, Quỹcũng cần nghiên cứu và sử dụng các công cụphái sinh hàng hóa nhƣ hợp đồng tƣơng lai, quyền chọn, hoán đổi, kỳ hạn nhằm chuyển giao rủi ro. Tùy vào điều kiện thực tế về hoạt động sản xuất kinh doanh, loại hình khách hàng vay vốn mà Quỹ có thể yêu cầu khách hàng vay thực hiện các hợp đồng giao sau, đơn đặt hàng ứng trƣớc để kiểm soát các chi phí đầu vào và ổn định giá cảđầu ra.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)