Về phía Chính phủ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình (Trang 91 - 92)

- Đề nghị Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28/08/2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ ĐTPTĐP và Nghịđịnh 37/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ dung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP. Trong đó, sửa đổi, bổ sung những nội dung mới tạo điều kiện hoạt động cho các Quỹ, tăng quyền tự quyết cho địa phƣơng. Cụ thể:

+ Xác định rõ ràng, nhất quán địa vị pháp lý và cơ chế hoạt động của Quỹ, giải quyết triệt để những bất cập giữa cơ chế hoạt động và cơ chế đánh giá để tạo động lực phát triển;

+ Có quy định cụ thể, thống nhất về mô hình hoạt động, bộ máy tổ chức của các Quỹ ĐTPTĐP;

+ Không quy định cứng các lĩnh vực cho vay đầu tƣ của Quỹ mà cho phép các địa phƣơng tùy theo điều kiện đặc thù của mình xác định lĩnh vực ƣu tiên phát triển kinh tế xã hội để định hƣớng cho hoạt động cho vay của Quỹnhƣng theo đúng địnhhƣớng của HĐND, UBND cấp tỉnh;

+ Quỹ ĐTPTĐP hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, đầu tƣ, cho vay các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, vớilãi suất thấp, thời hạn thu hồi

83

vốn dài… thì không thể đặt hệ thống các Quỹnhƣ một tổ chức tín dụng thƣơng mại thông thƣờng mà cần có sự hỗ trợ, tƣơng tác giữa địa phƣơng và Trung ƣơng. Bộ Tài chính và các Bộ ngành Trung ƣơng cần tiếp tục có kiến nghị đểChính phủ ban hành cơ chế đặc thù cho các Quỹ ĐTPTĐP có thể hoạt động hiệu quả các lĩnh vực nhƣ: Cho vay đầu tƣ, huy động vốn,…..

- Nâng mức vốn điều lệ thực có tối thiểu tại thời điểm thành lập từ 100 tỷ lên 300 tỷ để đảm bảohiệu quảhoạt độngcủa Quỹ nhất là trong lĩnh vực huy động vốn. - Xác định lại nội dung huy động vốn của Quỹ ĐTPTĐP nhƣ: Vốn các đơn vị xây dựng ký quỹ, bảo hành công trình, nguồn vốn tồn ngân kho bạc có đƣợc gọi là vốn huy động không?

- Bổ sung thêm hình thức UBND cấp tỉnh vay vốn ODA và ủy thác cho Quỹ ĐTPTĐP quản lý và sử dụng, Quỹ chịu trách nhiệm trả toàn bộ nợ gốc, lãi vay và các chi phí liên quan.

- Nâng cao giới hạn cho vay trong trƣờng hợp Quỹ ĐTPTĐP đồng thời thực hiện đầu tƣ và cho vay đối với một dự án hoặc một chủ đầu tƣ thì tổng giới hạn đầu tƣ và cho vay không vƣợt quá 40% vốn chủ sở hữu.

- Xác định lại thẩm quyền xử lý rủi ro, trong đó tăng thẩm quyền cho Quỹ ĐTPTĐP về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ, miễn (xóa), giảm tiền lãi vay (hiện tại Quỹ ĐTPTĐP chỉ có thẩm quyền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xóa nợ lãi) để Quỹ chủ động hơn trong quá trình điều hành hoạt động cho vay, hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị vay vốn đảm bảo hiệu quả hoạt động của dự án. Cụ thể: cấp nào quyết định cho vay cấp đó có thẩm quyền quyết định cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoanh nợ, miễn, giảm lãi tiền vay; UBND tỉnh quyết định xóa nợ gốc.

- Đề nghị Quốc hội Luật hóa Nghị quyết số 42/2017/QH14 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản trị rủi ro trong lĩnh vực cho vay của Quỹ đầu tư phát triển Ninh Bình (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)