THỰC TRẠNG THANH TOÁN QUA KBNN LẤP VÒ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Lấp Vò (Trang 30 - 32)

Trong những năm qua tiền mặt tại Kho bạc chủ yếu từ các nguồn thu như:

Thuế, phí, lệ phí, thu phạt, công trái, trái phiếu và rút tiền từ tài khoản thanh toán của KBNN gửi ngân hàng để chi trả cho các ĐVSDNS: lương và các khoản hoạt động liên quan đến NSNN.

Để đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn thu và cấp phát kịp thời cho nhu cầu chi

tiêu, giúp cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước thông suốt, hiệu quả; hoạt động thu chi NSNN bằng tiền mặt luôn ở trạng thái áp tải với khối lượng lớn dẫn

đến khó khăn trong việc điều chuyển hàng (tiền mặt) giữa các đơn vị KBNN.

Mặc dù hiện nay, thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15/2/2017 của Bộ tài

chính về việc quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN nhằm tăng cường

hoạt động thanh toán qua ngân hàng.Nhưng ở Kho bạc huyện thì định mức chi tiền

mặt mà KBNN cấp huyện phải ủy nhiệm cho NHTM theo quy định tại Thông tư 13 là từ 1 tỷ đồng trở lên/lần thanh toán phát sinh rất ít món chi áp dụng theo khung

giá trị này.Thường đơn vị sử dụng ngân sách vận dụng lách để chi bằng tiền mặt rất

nhiều khoản chi lớn hơn 4 triệu đồng và nhỏ hơn 5 triệu đồng, hoặc cho là đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ không có tài khoản tại ngân hàng để được chi bằng tiền

mặt. Bởi thói quen và nhận thức của ĐVSDNS còn lựa chọn thanh toán bằng hình

thức tiền mặt vì muốn đượcthanh toán tại chỗ nhanh chóng và an toàn tiền- tài sản.

Thu nhập họ phần lớn còn thấp, có thể coi đây là một trong những nguyên

nhân còn hạn chế khi mở tài khoản tại ngân hàng. Họ cảm thấy dùng tiền mặt thuận

tiện hơn nhiều so với dịch vụ TT KDTM. Nếu xét về điều kiện kinh tế- chính trị,

văn hoá; đạo đức; phong tục, tập quán, nghệ thuật, các loại quy tắc xã hội khác; yếu tố lợi ích; thói quen, nếp nghĩ, lối sống; hệ thống chính sách, pháp luật; thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật của các cơ quan và cá nhân công quyền; khả năng tiếp cận pháp luật, tiếp cận công lý; điều kiện và môi trường tự nhiên; địa lý; khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng; kỹ thuật, khoa học và công nghệ; tâm sinh lý; tính

cách; lối sống, lối tư duy thì ở nông thôn còn lạc hậu, thiếu hiểu biết nhiều hơn so

22

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng về công nghệ thanh toán ở nông thôn chưa đáp

ứng được yêu cầu về TT KDTM; cơ sở vật chất của nhiều NHTM còn nhiều yếu kém cần có nhiều vốn để đầu tư trang bị máy móc thiết bị, công nghệ nên khi thực hiện công tác thanh toán giữa các tổ chức kinh tế chậm trễ, ảnh hưởng đến chu

chuyển vốn ,vì vậy họ lựa chọn giải pháp thanh toán bằng tiền mặt thực hiện cho

nhanh.

Ở khu vực nông thôn, việc thanh toán các giao dịch qua kênh ngân hàng:

ATM, ...chưa phổ biến, lắp đặt rộng rãi, việc giao dịch theo phương thức hiện đại có một vài ảnh hưởng nhất định: mất nhiều thời gian để giao dịch, chi phí đi lại,...mặc dù trên thực tế, hoạt động các hình thức giao dịch đều đơn giản và được hướng dẫn nhưng nhiều người vẫn gặp khó, thiếu sót với những điều mới mẻ này.

Quy trình, thủ tục mở tài khoản, thu phí từ phía ngân hàng còn phức tạp cản

trở khiến nhiều người ngần ngại khi sử dụng hình thức này: phí chuyển tiền, làm thẻ, in sao kê, chậm thanh toán, rút tiền mặt tại ATM, phí giao dịch…

Nguyên nhân người sử dụng máy ATM chưa thật sự ưa chuộng để thanh toán là thói quen sử dụng tiền mặt còn rất phổ biến và điều này sẽ kéo theo sự chậm phát triển đối với các cơ sở chấp nhận thẻ ngân hàng.Yếu tố vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy TT KDTM thay đổi thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam vì hiện tại, họ sợ mất tiền trong tài khoản, bị kẻ xấu xâm nhập mà không kiểm soát được nên cảm thấy rất lo lắng.

Nhưng hiện nay đang ở năm 2019 - năm cuối của việc triển khai thực hiện

Chiến lược phát triển KBNN đến 2020, đây là khoản thời gian để đánh giá lại kết quả 10 năm thực hiện.Trong những năm qua, KBNN đã tập trung các nguồn lực để

tiến hành cải cách tài chính –ngân sách và triển khai thực hiện chiến lược phát triển

ngành KBNN, song việc ban hành một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài

chính – ngân sách liên quan đến hoạt động KBNN chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, chưa kịp thời, đầy đủ và đồng bộ.

Phạm vi hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN rộng, liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương, nên việc triển khai thực hiện phát triển dịch vụ thanh

23

toán không dùng tiền mặtcòn khó khăn, đòi hỏi phải được thực hiện đồng bộ trong

toàn hệ thống KBNN từ trung ương đến địa phương.Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ

KBNN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tại KBNN Lấp Vò còn hạn chế về kiến thức, lề

lối làm việc nên chưa theo kịp yêu cầu cải cách và hiện đại hóa hoạt động KBNN.

Do vậy, KBNNLấp Vòcần tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển cho phù hợp với

xu thế phát triển chung của ngành, của địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua Kho bạc Nhà nước Lấp Vò (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)