Giải pháp đối với sử dụng tài nguyên bền vững

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 68 - 70)

Nhằm giúp doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và sử dụng tài nguyên bền vững, nghiên cứu đề xuất nhóm giải pháp sau đây:

+ Doanh nghiệp cần cũng nghiêm túc tuân thủ việc không phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; khai thác bằng phƣơng tiện, công cụ, phƣơng

pháp hủy diệt; vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trƣờng; thải chất thải chƣa

60

đƣợc xử lý; đƣa vào nguồn nƣớc hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chƣa đƣợc kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con ngƣời và sinh vật; nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nƣớc ngoài dƣới mọi hình thức… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tập trung trung không chỉ lo xử lý chất thải, mà là giảm nguồn thải qua các cách tái sử dụng, tái chế, và ngăn chặn nguồn thải. Cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ sạch

hơn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện Hoài Đức vốn ít tiếp cận với kiến thức và công nghệ cần thiết. Nhà nƣớc cũng cần đầu tƣ để trợ giúp các doanh nghiệp này vì thực chất họđóng góp không nhỏ vào việc tạo công ăn việc

làm và tăng trƣởng kinh tếđịa phƣơng.

+ Doanh nghiệp sản xuất sử dụng hiệu quả tài nguyên cần chú ý đến toàn bộ

quy trình sản xuất từ đầu vào đến đầu ra thay vì chỉ quan tâm đến khâu cuối cùng của việc sản xuất bởi vì hệ thống xử lý cuối cùng có thể làm giảm tải lƣợng ô nhiễm

nhƣng không tái sử dụng đƣợc phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do đó, việc quan tâm

đến toàn bộ quy trình sản xuất từ đầu sẽ mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lƣợng ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Hệ thống quản

lý môi trƣờng nhƣ ISO14000 đã hƣớng dẫn rất chi tiết về vấn đề này. Vì vậy, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Đức cần áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 cho hoạt động quản trị và sản xuất của doanh nghiệp bằng nguồn tài chính tự có hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ từ thành phố Hà Nội.

+ Doanh nghiệp cần tham gia vào việc sản xuất sạch hơn là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lƣợng một cách có hiệu quả nhất. Ðiều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa đƣợc chuyển vào thành phẩm. Ðể đạt đƣợc điều này cần phải phân tích một cách chi tiết và hệ thống trình tự vận hành cũng nhƣ thiết bị sản xuất hay yêu cầu một đánh giá về

sản xuất sạch hơn. Bên cạnh sản xuất sạch, doanh nghiệp cũng cần cải tiến, đổi mới và áp dụng công nghệ giảm thiểu chất thải, phòng ngừa ô nhiễm, và đem lại năng

suất xanh. Cụ thể của các hoạt động này có thể là: (i) Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong

quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi; (ii) Ðảm bảo các

điều kiện sản xuất tối ƣu từ quan điểm chất lƣợng sản phẩm, sản lƣợng, tiêu thụ tài nguyên và lƣợng chất thải tạo ra; (iii) Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác; (iv) Cải tiến thiết bị để cải thiện quá

61

trình sản xuất; (v) Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và thiết kế lại sản phẩm để

có thể giảm thiểu lƣợng tài nguyên tiêu thụ.

+ Doanh nghiệp trên địa bàn huyện cần xây dựng chiến lƣợc sản xuất sạch hơn

bởi vì chiến lƣợc này sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa tổng hợp vềmôi trƣờng vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng. Cụ thể, đối với quá trình sản xuất, sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lƣợng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lƣợng và tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.

Đối với sản phẩm, sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hƣởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kếđến thải bỏ. Đối với dịch vụ, sản xuất sạch hơn đƣa các yếu tố về môi trƣờng vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo vệ an ninh môi trường tại huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)