- Tận dụng tia điện tử tán xạ ngoài chùm chính (tập trung cho tấm chuyển đổi)
2.4. KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỦA TOPAZ SAU CHIẾU XẠ 1 Đánh giá độ ổn định màu của topaz sau xử lý
2.4.1. Đánh giá độ ổn định màu của topaz sau xử lý
Màu của topaz chủ yếu là do hình thành các tâm màu gây ra, màu sắc do tâm màu mới xuất hiện phải được kiểm tra về độ bền. Những tâm màu còn lại sau xử lý
nhiệt có thể coi là tâm màu bền vững, khỏi phải kiểm tra. Để kiểm tra tính ổn định của tâm màu người ta sử dụng đèn chiếu ánh sáng tử ngoại cường độ mạnh, mỗi giờ chiếu tương đương với 100 giờ dưới ánh sáng ban ngày, quan sát màu viên đá biến đổi ra sao trước sau chiếu đèn. Có người đã kiểm tra viên topaz lam cải sắc bằng cách chiếu đèn trong 10 giờ, nghĩa là tương đương 1000 giờ chiếu ánh sáng ban ngày, thấy màu của viên đá không hề thay đổi., vậy là có thể coi màu của topaz lam cải sắc là đủ bền vững, và tâm màu gây màu lam trong topaz là loại tâm màu bền.
Topaz lam kiểu F, dù là hàng chiếu xạ hay hàng có màu tự nhiên, cơ chế gây màu đều là giống nhau, đều là do tâm màu hình thành trong điều kiện bức xạ tự nhiên bên ngoài, khác nhau chỉ ở chỗ hàng chiếu xạ nhân tạo thì liều mạnh hơn, nhanh hơn rồi ủ nhiệt mà thành, còn loại tự nhiên thì màu là kết quả của quá trình chiếu phông tự nhiên yếu hơn, lâu dài hơn. Nên việc phân biệt hai loại hàng này là vô cùng khó khăn. Gần đây có người đề xuất s2r dụng phép đo nhiệt phát quang (TL) để phân biệt chúng. Topaz lam tự nhiên sẽ có cường độ TL đột nhiên tăng cao ở 3500C, trong khi hàng topaz lam nhân tạo thì cường độ TL chỉ cao ở dưới 3000C. Phương pháp kiểm tra này một khi áp dụng thường làm mất màu viên đá, nên không có ý nghĩa lớn trong thực tiễn. Topaz lam không nhất thiết phải kiểm tra xem nó là màu lam tự nhiên hay không, song việc kiểm tra bức xạ tàn dư xem có an toàn cho người sử dụng hay không thì là việc vô cùng cần thiết và bắt buộc phải làm.