Quy trình tạo topaz màu lam đậm (London blue hoặc Swiss blue)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ xử lý làm đổi màu nhằm tăng chất lượng của khoáng vật topaz việt nam (Trang 39 - 41)

- Tận dụng tia điện tử tán xạ ngoài chùm chính (tập trung cho tấm chuyển đổi)

2.2.5.3.Quy trình tạo topaz màu lam đậm (London blue hoặc Swiss blue)

Quy trình này sử dụng tia nơtron chiếu trong lò PƯHN Đà Lạt. Các bước tiến hành như sau:

- Chọn đá nguyên liệu: độ trong suốt cao, không có bọt, vết nứt (nhỏ, mắt thường không nhìn thấy). Đá nguyên liệu có thể để thô, mài bán thành phẩm hoặc mài thành các viên hoàn chỉnh, tuy nhiên thông thường nên mài lô đá thành các viên hoàn chỉnh để tiết kiệm thể tích không gian chiếu và qua đó tiết kiệm được chi phí.

- Nạp nguyên liệu vào hộp Cadmium kim loại, dày 0,5 mm, đặt hộp vào vị trí đã chọn trong lò hoặc kênh 4.

- Chiếu xạ trong lò PƯHN (nên chọn chế độ chiếu giàu thành phần nơtron nhanh (E > 3MeV và phông gamma thấp). Liều tối thiểu là 1017n/cm2. Sản phẩm thu được có màu lam rất đậm, có thể coi là lam xám, hay lam đen, lam mực.

- Xếp đá vào lò nung ở khoảng 350oC trong 60 phút, tốc độ tăng giảm nhiệt không quá 1-2oC/ phút. Sản phẩm có màu lam đậm, tương đương màu lam thương mại “London blue”.

- Nếu đá được nung ở khoảng 4000C trong 4 giờ, sản phẩm có màu lam đẹp nhất (super blue), tương đương màu lam thương mại “Swiss blue”.

Hình 2.21. Tổng hợp các kết quả của thực nghiệm

[1], Topaz tự nhiên, trắng, Đã cắt mài

[2], Topaz nâu, xám (chiếu tia X)

[3], Topaz lam nhạt (chiếu điện tử)

[4], Topaz lam đậm (chiếu nơtron)

[5], Topaz lam nhạt (chiếu nơtron)

Nguyên liệu là khoáng vật topaz Việt Nam, chọn lấy các viên có độ trong suốt cao. Mài cắt facet [1], hoặc không mài cắt (dạng viên sỏi cuội, [2]);Chiếu xạ tia X thành màu nâu đen [2]; Chiếu tia điện tử và nung 2500C , 1 giờ, thành có màu lam

1 3 3 6 4 5 5 5 2

Lạt, thành màu lam-xám (London blue) [4]; Nung nóng 3500C, 2 giờ, thành màu lam –Thuỵ Sĩ (Swiss blue) khá đẹp [5]. Một tỷ lệ thấp (<1%) viên topaz không chuyển màu lam-xám, mà thành nâu tối, sau nung thành màu vàng (giống thạch anh, [6]) ; Hiếm hơn thì là màu da cam, hoặc hồng, hoặc vàng – xem Hình 2.22. a và b.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ xử lý làm đổi màu nhằm tăng chất lượng của khoáng vật topaz việt nam (Trang 39 - 41)