Điều hoà nhiệt độ khuôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo phần 2 (Trang 48 - 49)

II dạng có cạnh lồ

b) Cu ố n n ố i hình nón liên k ế t v ớ i vòng trung gian

4.15 Điều hoà nhiệt độ khuôn

Được xem như là một yếu tố quan trọng luôn được chú ý trong các yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm trong các chu kỳ của tiến trình đúc phun. Mặc dù kiến thức cơ bản này đã được biết trước, nhưng trong thực tế nhà thiết kế thường phải tính toán và xác định lại độ chính xác tùy theo dạng và độ lớn của phần bên trong khuôn và hệ thống cuốn nối. Hệ thống kênh làm nguội cũng được bố trí tùy theo mổi trường hợp và không lệ thuộc vào một nguyên tắc nhất định.

Ngoài ra cũng không có một phương pháp tổng quát để tính toán, thiết kế, bố trí hệ thống kênh dẫn nước thích nghi cho mọi trường hợp trong việc điều hoà nhiệt độ khuôn. Bên cạnh đó cũng phải giải quyết các yếu tố khác nằm nên trong khuôn như hệ thống đinh đẩy vật thể đúc-phun, ốc vít và các phần phụ cung ứng cho khuôn. Trên cơ bản cần phải chú ý đến phương cách làm sao đạt đến sự hài hoà nhiệt độ trên bề mặt của khuôn. Một yếu tố khác cần lưu ý đó là hiện tượng rỉ sét trong các kênh dẫn nước làm nguội do đó bộ phận thiết kế phải thích hợp để thay thế hay bảo quản. Một hệ thống làm nguội đạt được tối ưu khi nó thoả các điểm được nêu ra dưới đây:

1. Hệ thống điều hoà nhiệt độ của một khuôn đúc-phun ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sản xuất của một vật thể đúc phun ( thành phẩm ).

2. Hệ thống làm nguội bên trong khuôn phải được bố trí sao cho hiện tượng giảm nhiệt của nhựa nóng chảy được xãy ra cùng lúc và hài hoà trên toàn thể bề mặt của vật thể đúc phun.

3. Hệ thống kênh làm nguội phải được thiết kế và bố trí sao cho thích hợp và thật gần ngay sát bên cạnh của bề mặt hốc khuôn tạo dáng của vật thể.

4. Hệ thống kênh làm nguội phải nằm sát cạnh nhau.

5. Đường kính các kênh dẫn nước không nên nhỏ hơn 8 mm.

6. Hệ thống kênh làm nguội phải được bố trí thành nhiều vòng để tránh hiện tượng co cụm và dồn ứ lượng nhựa trong từng phần của vật thể đúc phun

7. Chiều dài của các vòng làm nguội cũng có giới hạn để nhiệt độ của nước từ lúc vào đến lúc ra khỏi khuôn không được vược qua khoảng chênh lệch 3 đến 5 °C.

8. Các kênh dẫn nước không nên phân bố theo hệ thống song song để tránh tạo ra hiện tượng cản dòng chảy của nước trong hệ thống làm nguội.

9. Đối với trường hợp có nhiều tầng với nhiều vòng kênh dẫn thì sức cản tổng cộng phải được tính toán và kiểm soát sao cho áp suất tạo ra bởi hiện tượng giảm nhiệt thích hợp với lưu lượng của nước. 10. Công suất của một hệ thống làm nguội đạt được hiệu quả xử dụng tối đa khi hiện tượng giảm nhiệt xảy ra thật nhanh ( đã được trình bày ở trên từ điểm 3 đến 5 ) toàn bộ nhiệt độ trên bề mặt vật thể đúc phun thoát ra và được làm nguội bởi nước được dẫn tới từ hệ thống kênh làm nguội.

Hình 49: mô tả tiết diện cắt và các bộ phận hướng tâm một khuôn đúc phun với vật thể có dạng hình nón

1. phần nửa khuôn di chuyển 2. lối vào kênh dẫn nước làm nguội 3. bộ phận gia tăng độ cứng mặt tiếp giáp 4. kênh dẫn nước làm nguội

5. phần nửa khuôn cố định 6. dĩa chận hướng tâm 7. ống lót với kênh cuốn nối 8. hốc khuôn

9. kênh dẫn nước làm nguội 10. đinh dẩy vật thể đúc phun

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo phần 2 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)