Trục trôn ốc

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo phần 2 (Trang 35)

II dạng có cạnh lồ

A : Diện tích đúc-phun

4.4.3 Trục trôn ốc

Hình 15: Kích thước cơ bản của một trục trôn ốc

Hình 16: Hình thể tổng quát của một trục trôn ốc thông thường

Trục trôn ốc có nhiệm vụ kéo nguyên liệu từ phễu chứa vào trong xy-lanh để nấu chảy. Khi gia công nhựa nhiệt dẻo người ta thường xử dụng trục trôn ốc có 3 vùng: Vùng kéo, vùng nén và vùng ép- phun. Các trục trôn ốc đời mới thường có chiều dài 20 D ( 20 lần đường kính D ). Kích thước của chiều dài dựa trên đòi hỏi của hiệu suất, sự chảy lỏng của nhựa nhão và điều kiện cọ sát giữa các hạt nhựa và hạt nhựa với bề mặt trục trôn ốc. Tất cả các loại nhựa nhiệt dẻo, ngoại trừ PVC-U, đều có thể được xử dụng trục trôn ốc phổ thông để gia công với máy ép-phun. Đối với các loại trục trôn ốc dài hơn kích thước nói trên ( 20 D ) sẽ có tác dụng nguy hại phá hỏng nguyên liệu vì thời gian nấu chảy và cọ sát quá lâu. Trong một vài trường hợp trục trôn ốc có thiết kế thêm phần trộn cũng được ứng dụng ví dụ như trong trường hợp tiến trình nấu chảy và trộn màu song song với nhau. Ứng dụng này thường gặp với gia công nhựa PE, PP, PVC..vv…Ngoài ra trục trôn ốc thoát hơi cũng được xử dụng đối với các loại nhựa có chứa nhiều hơi nước, không cần thông qua khâu sấy khô trước khi gia công như PMMA, PC, PA. So sánh cho thấy công suất tiến trình nấu chảy tăng lên từ 15 % đến 50 % đối với trục trôn ốc thông thường. Đối với nhựa PVA-U trục trôn ốc được thay thế nhiều đoạn có kích thước chiều xâu rãnh khác nhau và gờ vòng xoắn sẽ kéo dài đến mũi trục trôn ốc. Ngoài ra đối với nhựa PVC-U người ta không cần ứng dụng trục trôn ốc có bộ phận chận dòng nhựa lỏng chảy ngược.

Một phần của tài liệu Giáo trình Công nghệ chất dẻo phần 2 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)