Giai đoạn khủng hoảng (2009 – 2012)

Một phần của tài liệu thảo luận chính sách cổ tức (Trang 27 - 32)

III. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

2. Giai đoạn khủng hoảng (2009 – 2012)

Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn này về chính sách cổ tức cho thấy nhiều thông tin thú vị. Trong lúc các doanh nghiệp phải vất vả chống đỡ với suy thoái, tình hình tiếp cận nguồn vốn ngày càng khó khăn, lợi nhuận liên tiếp sụt giảm trong 3 nămqua thì tình trạng cổ tức cao vẫn được duy trì, không những thếxu hướng chi trả cổ tức tiền mặt ngày càng tăng, theo tính toán, tổng mức cổ tức trong năm 2009 là 11.5 ngàn tỷđồng, thì con số này của năm 2012 đã lên đến 18.5 ngàn tỷđồng.

Mâu thuẫn trên một phần đến từ tâm lý ngại rủi ro và ưa thích được chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao của nhà đầu tư Việt Nam. Ngoài ra, một phần đến từ chính các lãnh đạo doanh nghiệp, họ sợ cổđông suy đoán hoạt động công ty không tốt khi nhận cổ tức ít đi, nên các lãnh đạo doanh nghiệp cố gắng duy trì chính sách cổ tức hấp dẫn. Chính sách cổ tức hấp dẫn trong khi tăng trưởng lợi nhuận không tương ứng sẽ làm suy giảm đáng kể khảnăng tăng trưởng trong tương lai của các doanh nghiệp. Tuy vậy, cơ hội đầu tư trên thịtrường chứng khoán là bất tận. Những nhà đầu tư ưa thích “cổ phiếu bò sữa” luôn săn tìm những cổ phiếu có cổ tức cao, tỷ lệ chi trả lớn và ổn định. Trong khi đó,những nhà đầu tư mong muốn nhận được giá trị lớn hơn trong tương lai lại thích thú tìm kiếm những doanh nghiệp chi trả cổ tức thấp hoặc không chi trả, sử dụng toàn bộ lợi nhuận giữ lại đểtái đầu tư.

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, vấn đề thông tin bất cân xứng khiến nhà đầu tư thường thích doanh nghiệp chi trả cổ tức cao, như là dấu hiệu cho thấy công ty đang hoạt động tốt với khảnăng sinh lợi cao… Nhưng liệu thực tế có đúng như thế?

Sử dụng dữ liệu lợi nhuận ròng, EPS, cổ tức tiền mặt của 549 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn từnăm 2009 đến năm 2012, thống kê tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp có lãi và tổng số tiền chi trả cổ tức qua các năm. Đối với những doanh nghiệp chưa chia hết cổ tức cho năm 2012, sử dụng dữ liệu cổ tức trong phương án phân phối lợi nhuận từ nghị quyết đại hội đồng cổđông thường niên năm 2013 với giả định công ty sẽkhông thay đổi phương án chi trả cổ tức này.

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 27

Trên 2 sàn tính đến ngày 31/05/2013, có 505 doanh nghiệp đã công bố nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên 2013 và 44 doanh nghiệp chưa công bố nghị quyết nhưng có lợi nhuận âm. Vì vậy, mẫu chỉ bao gồm 549 doanh nghiệp trên 2 sàn.

Kết quả cho thấy, tổng lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp có lãi trong mẫu sụt giảm dần sau năm 2010 phản ánh những khó khăn của toàn bộ nền kinh tế trong 2 năm qua. Điều này còn thể hiện ở số lượng doanh nghiệp báo lỗ trong mẫu tăng dần đặc biệt trong 2 năm 2011 và 2012. Lợi nhuận sụt giảm, số doanh nghiệp lỗ tăng dần dần đến số doanh nghiệp có chi trả cổ tức cũng giảm dần trong 2 năm qua.

Kết quả thống kê cho thấy, mặc dù tổng lợi nhuận sụt giảm, số lượng doanh nghiệp thua lỗ ngày càng nhiều nhưng tổng số tiền chi trả cổ tức lại tăng dần qua các năm. Đây là điều bất hợp lý, vì trong bối cảnh thanh khoản ngân hàng khó khăn, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn như năm qua, nhưng doanh nghiệp vẫn

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 28

đảm bảo mức chi trả cổ tức cao, bất chấp xu hướng lợi nhuận ngày càng giảm. Điều này có thể giải thích dựa vào 2 nguyên nhân sau:

- Thứ nhất, khi lợi nhuận sụt giảm, rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp tăng dần, điều này có thểtác động đến tâm lý của cổđông, họ muốn được chia cổ tức bằng tiền cao hơn để hạn chế rủi ro, dẫn đến tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận tăng dần.

- Thứ hai, do hiệu ứng “phát tín hiệu” của quyết định chi trả cổ tức. Một sự sụt giảm trong mức chi trả cổ tức mang theo tín hiệu doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Nhà đầu tư trên thị trường sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp đang có vấn đề. Do đó, giám đốc tài chính sẽ cố gắng tránh sự cắt giảm đột ngột trong mức chi trả cổ tức. Lợi nhuận sụt giảm một nửa, nhưng mức chi trả cổ tức có thể không giảm nhiều như vậy.

Tỷ lệ chi trả cổ tức trên lợi nhuận tăng dần phản ánh tiềm năng tăng trưởng tương lai của doanh nghiệp đang giảm dần do mức lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư ngày một hạn hẹp. Doanh nghiệp cũng có thể vay nợđể tài trợ cho những cơ hội đầu tư này. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn những năm qua, vay nợ sẽ ảnh hưởng không nhỏđến chi phí và rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 29

Các kết quả thống kê trên phần nào phản ánh khó khăn của doanh nghiệp niêm yết 2 năm qua. Tuy nhiên, trong bối cảnh chung đó, vẫn có một số doanh nghiệp có mức chi trả cao, ổn định hoặc tăng dần những năm qua. Đây có thể coi là những “con bò sữa” cho nhà đầu tư – những ai thích đầu tư vào cổ phiếu thu nhập.

Bên cạnh đó, những công ty có kết quả kinh doanh khả quan, nhưng không chi trả hoặc chi trả cổ tức thấp lại là cơ hội cho những nhà đầu tư thích đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng. Vì tiềm năng tăng trưởng tương lai của những công ty này là khá cao nếu doanh nghiệp bỏ tiền vào những dự án hiệu quả

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 30

Tóm lại, TTCK Việt Nam mang đặc điểm của thị trường mới nổi ( thông tin không minh bạch, thị trường hoạt động chưa thật sự hiệu quả, vẫn còn tồn tại thuế và chi phí giao dịch, các giả định của lý thuyết MM về thị trường hoàn hảo bị vi phạm), các nhà đầu tư trong thị trường đầu tư theo yếu tố “ tâm lý bầy đàn”, yếu tố “hành vi tâm lý” là chủ yếu. Ngoài ra ở các thịtrường mới nổi khi mà các quy định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, quy định; quy mô vốn thịtrường còn nhỏ bé. Các doanh nghiệp tham gia niêm yết huy động vốn trên thịtrường chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhà đầu tư chủ yếu là cá nhân nhỏ lẽđầu tư ngắn hạn. Vấn đề chính sách cổ tức vẫn còn chưa được nhiều doanh nghiệp và bản thân nhà đầu tư coi trọng. Chính vì yếu tố cổ tức vốn là yếu tố cần thiết cho một thịtrường tài chính phát triển trong dài hạn hơn là yếu tố lãi vốn mang tính ngắn hạn, nên điều đó cũng phản ánh một phần trong những điều chỉnh giảm và sâu thời gian gần đây của thị trường chứng khoán Việt Nam.

HVTH: Nhóm 1 – Đêm 1 – K22 Page 31

BÀI TẬP THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu thảo luận chính sách cổ tức (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)