Mở rộng phạm vi nghiên cứu phê bình sinh thái

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỂU THUYẾT NHÀ GIẢ KIM DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI (Trang 28 - 30)

3. Cấu trúc của tiểu luận

3.2.Mở rộng phạm vi nghiên cứu phê bình sinh thái

Hiện nay, nghiên cứu nội tại văn bản văn học đã không còn hấp dẫn như xưa nữa, phê bình sinh thái đã góp một phần không nhỏ trong bước chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học. Có thể thấy, sự mới mẻ về tư tưởng nòng cốt và đối tượng đã giúp phê bình sinh thái tiếp cận nhiều vấn đề đương đại và khiến các khuynh hướng phê bình văn học trở nên đa dạng hơn, phạm vi phê bình văn học trở nên rộng lớn hơn.

Hơn nữa, ngày càng có nhiều học giả nhận thức rằng các lĩnh vực như thị trường, chính trị, xã hội, văn hóa… và rất nhiều lĩnh vực khác nữa được phân chia theo cách hiểu thế giới của thế kỷ XIX – tất cả đều có quan hệ với nhau, tương tác lẫn nhau, định hình lẫn nhau và không thể được nghiên cứu một cách riêng rẽ. Để hiện thực hóa sự nhận thức đó, các học giả chuyên ngành đã không ngừng tìm kiếm sự giúp đỡ của các đồng nghiệp thuộc các chuyên ngành khác. Và, để đáp ứng nhu cầu nhận thức thế giới hiện đại với rất nhiều vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra nhưng lại khó có thể giải quyết trong phạm vi một chuyên ngành, càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi, nhiều dự án cho việc hợp tác liên ngành. Sự phát triển của khoa học trong thế kỷ XX vừa qua cho thấy những lý thuyết chính trị, xã hội và văn hóa khác nhau đã trở thành mối quan tâm chung của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn truyền thống. Điều này đã khuyến khích các học giả mở rộng sự trao đổi với nhau giữa các chuyên ngành.

Thứ nhất, con người luôn muốn tìm cho mình những vùng đất mới, hay tìm kiếm một ý niệm mới cho cuộc đời, mở rộng hơn trong hành trình sáng tác. Điều này có thể minh chứng trong tiểu thuyết Nhà giả kim, nhân vật chính là một chàng chăn cừu, anh đã từ bỏ công việc chăn cừu ổn định của mình mà tha phương khắp nơi nhằm tìm được một ý niệm mới về cuộc đời của mình. Ngay từ nhỏ Santiago luôn có suy nghĩ sẽ đặt chân đến những vùng đất mới, chối bỏ một cuộc sống tầm thường như cha mẹ cậu “sống nhờ ăn và uống chẳng khác gì bầy cừu của cậu”. Có thể thấy đó chính là phản ứng của con người trước cuộc sống hiện đại văn minh quá đỗi tẻ nhạt và đơn điệu.

Thứ hai, con người luôn có tham vọng mở rộng thị trường, tìm kiếm tài nguyên từ thiên nhiên và phát triển kinh tế thông thương ra tầm thế giới, điều đó cũng góp phần chứng minh giá trị mở rộng trong đặc tính liên ngành. Tiểu thuyết

Nhà giả kim là một tác phẩm vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, gắn liền với đời sống thực tại của con người với ước mơ khao khát về cuộc sống. Bên cạnh đó, vai trò của yếu tố huyền ảo trong tác phẩm được nhà văn Paulo Coelho sử dụng các yếu tố huyền ảo hay thiên nhiên đã tạo ra cuộc phiêu lưu khám phá về tương lai, số phận, khám về chính bản thân của Santiago – người chăn cừu bản lĩnh.

Thứ ba, nền văn hóa Mỹ Latinh vẫn thường được mệnh danh là nền văn hóa lai. Yếu tố “ngoại lai” và “hỗn tạp” luôn là xu hướng thống ngự bản sắc văn hóa Mỹ Latinh. Jonathan Levin từng nói: “Phê bình sinh thái không chỉ là nghiên cứu văn học biểu hiện tự nhiên như thế nào, mà còn phải phân tích tất cả các nhân tố văn hóa xã hội quyết định thái độ của con người đối với tự nhiên và hành vi tồn tại trong môi trường tự nhiên, đồng thời kết hợp những phân tích này với nghiên cứu văn học”. Đối tượng và phạm vi của phê bình sinh thái không phải chỉ là văn học sinh thái, không phải chỉ là những tác phẩm miêu tả phong cảnh tự nhiên và không hề bài trừ con người hay xã hội, mà là mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Phê bình sinh thái mong muốn chấm dứt tình trạng ly khai hàng nghìn năm nay giữa văn hóa và tự nhiên, nối lại mạch sống giữa con người với tự nhiên, coi con người là một phần của tạo hóa. Có những tác phẩm văn học cho dù hoàn toàn không đả động gì đến cảnh vật tự nhiên, mà chỉ bàn đến một phương thức sống của xã hội tiêu

dùng, một sự kiện ô nhiễm môi trường, giới tính (sinh thái nữ quyền), chủng tộc, giai cấp (sinh thái hậu thực dân), xã hội (sinh thái xã hội), sinh thái chủ nghĩa Mác… và tất cả những yếu tố tác động đến suy nghĩ, hành động của chúng ta đến môi trường tự nhiên đều có thể trở thành đối tượng của phê bình sinh thái.

Tóm lại, có thể thấy chính đặc tính liên ngành đã mở rộng hướng nghiên cứu

sáng tác của con người, giúp người sáng tác văn chương có cơ hội kết nối phối hợp nhiều lĩnh vực khác nhau, điều đó cũng góp phần thu hút nhu cầu người đọc. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa văn học phê bình sinh thái với văn hóa Mỹ Latinh và các văn hóa ngoại lai làm nổi bật những vấn đề sau: con người và môi trường có một mối tương quan tạo nên một nền văn hóa mà ở đó, con người sẽ là người đi sâu vào để khám phá, tìm tòi, có khi chiếm lĩnh thiên nhiên để mưu cầu một ý niệm riêng cho cuộc sống của bản thân.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỂU THUYẾT NHÀ GIẢ KIM DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI (Trang 28 - 30)