Tìm lại, tái tạo các giá trị thẩm mỹ sinh thái

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỂU THUYẾT NHÀ GIẢ KIM DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI (Trang 30 - 35)

3. Cấu trúc của tiểu luận

3.3. Tìm lại, tái tạo các giá trị thẩm mỹ sinh thái

Phê bình văn học cũng có thể từ góc độ văn hóa sinh thái đọc lại kinh điển văn học truyền thống, từ đó tìm ra ý nghĩa văn hóa sinh thái và ý nghĩa mỹ học sinh thái từng bị che lấp, và xây dựng lại mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người và tự ngã, con người và người khác, con người và xã hội, con người và tự nhiên, con người và trái đất. Văn học phê bình sinh thái đã kết nội với những giá trị thẩm mỹ mang màu sắc cội nguồn của dân tộc, gắn liền với vẻ đẹp xuất phát từ gốc rễ dân tộc.

Văn học sinh thái không phải là sự miêu tả thông thường cảm giác thanh thản của con người và tự nhiên trong phong cảnh tự nhiên, mà là từ trong văn bản văn học làm lộ ra khó khăn lớn của nhân loại mà trước đây chưa bao giờ làm, và tăng thêm giải đáp thẩm mĩ đối với khó khăn của toàn bộ tương lai nhân loại, từ đó vượt lên sự xem xét về vấn đề cụ thể mà trực tiếp thâm nhập vào quan tâm đến tầng sâu của trí tuệ, kích phát tình cảm bên trong của quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên phi nhân loại, tìm kiếm con đường mới để con người và tự nhiên quay trở lại thế giới hài hòa tốt đẹp, tìm kiếm luân lí mới tự nhiên nhân loại bình đẳng trong sự phát triển của con người và tự nhiên.

Điểm qua những chi tiết có thể thấy mối quan hệ thẩm mỹ giữa con người và tự nhiên. Văn học hiện thực huyền ảo Mỹ latinh cũng có những điểm đặt lên bàn

cân một cách chênh lệch giữa mối quan hệ tự nhiên và con người. Nhưng bên cạnh đó nhìn chung văn học hiện thực Mỹ latinh đã vẫn hoàn thành tương đối sứ mệnh của việc cân bằng các giá trị trong tác phẩm. Vẫn viết về con người nhưng vẫn đề cao vai trò của tự nhiên, không bỏ quên đi những giá trị thẩm mỹ. Những cảnh về tự nhiên từ thời ban sơ đã được tác giả miêu tả trong tác phẩm của mình để có thể thấy tự nhiên nơi đầu tiên cưu mang con người, và cả hai đã dựa vào nhau để có thể sinh tồn chứ không phải chỉ mỗi mình con người tạo ra các giá trị sáng tạo. Nếu không có những thiên nhiên con người sẽ khó lòng thực hiện được các vẻ đẹp mà mình mong muốn.

Chúng ta từ văn học có thể nhìn lại quá trình phát triển của sinh thái tự nhiên, nhìn nhận lại các mối quan hệ thiên nhiên với con người, để thấy rõ những sự phát triển của con người luôn gắn liền với vẻ đẹp của tự nhiên và mật thiết với nhau. Kế thừa những thành tựu của Mỹ học châu Âu, Bắc Mỹ thế kỷ XVIII- XIX và phát triển dựa trên nền tảng triết học của chủ nghĩa sinh thái nhân văn, mỹ học sinh thái không chỉ nghiên cứu tính thẩm mỹ của thế giới tự nhiên mà còn tìm hiểu xem những trải nghiệm, sở thích thẩm mỹ, những hiểu biết về vẻ đẹp của thế giới tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào đối với quan niệm về cái đẹp và những hoạt động sáng tạo thẩm mỹ của con người. Với định hướng “kết hợp các nghiên cứu về tính thẩm mỹ của thế giới tự nhiên, bao gồm các vật thể tự nhiên và các tổng thể lớn hơn như hệ sinh thái, vườn, kiến trúc cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và các mối quan hệ giữa các phương thức đánh giá thẩm mỹ khác nhau phù hợp với những lĩnh vực khác nhau này” (Ted Loadvine), mỹ học sinh thái được đánh giá như là một phản ứng đảo cực nhằm bù đắp những khiếm khuyết trong sự quan tâm, lý giải mối quan hệ thẩm mỹ giữa thế giới tự nhiên với con người bằng cách chuyển tiêu điểm sang các vấn đề liên quan đến quy luật và giá trị thẩm mỹ của sinh thái tự nhiên. Sự phát triển của mỹ học sinh thái nhờ đó mà có những đóng góp đáng kể trong việc khắc phục tình trạng con người cứ “khư khư giữ lấy vai trò của một chủ thể có tiếng nói như một đặc quyền riêng biệt” mà không biết lắng nghe những tiếng nói từ trong sự im lặng sâu thẳm của tự nhiên (Christophe Manes).

Tiểu kết, vậy, có thể thể thấy phê bình sinh thái đã mang lại nhiều ý nghĩa trong quá trình sáng tác văn chương. Vừa thay đổi nhận thức của con người, tìm lại giá trị thẩm mỹ trong cội nguồi văn học, và chính phê bình sinh thái đã tạo cơ hội mở rộng hướng nghiên cứu liên ngành cho chính phê bình sinh thái nói riêng và những ngành khác nói chung.

KẾT LUẬN

Có thể nói, nhà văn Paulo Coelho đã thật sự thành công mỹ mãn với tiểu thuyết Nhà giả kim khi tác phẩm này đã phổ biến trên rất nhiều đất nước trong đó có Việt Nam. Cho đến nay, Nhà giả kim đã trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất bởi lẻ tiểu thuyết này không chỉ mang lại cho độc giả nhiều bài học quý giá, tiếp sức cho những ai đang muốn thực hiện ước mơ mà còn phản ánh sâu sắc vấn đề sinh thái – một vấn đề nóng bỏng rất được quan tâm không chỉ ở Mỹ Latinh mà còn trên cả thế giới.

Nhà giả kim xuất hiện và thu hút độc giả bằng rất nhiều các chi tiết huyền ảo, yếu tố kì diệu như đúng thể loại tiểu thuyết của nó: các ngôn ngữ vũ trụ, niềm tin vào tâm linh vũ trụ, lời tiên tri thần thánh hay những dấu hiệu từ thiên nhiên: “Nếu cậu muốn một điều gì đủ lớn, cả vũ trụ sẽ hiện thực giúp bạn điều đó, qua những dấu hiệu mà nếu cậu nhìn kĩ mới có thể nhận ra” cho thấy rằng sự sống của thiên nhiên cũng mang ý nghĩa và hiểu biết như con người. Sinh thái tự nhiên trong tác phẩm hết sức sinh động và đẹp đẽ, hình ảnh sa mạc, gió, mặt trời, hai viên đá,… vô tri vô giác càng trở nên ý nghĩa hơn khi con người tin rằng vạn vật đều có ngôn ngữ riêng của chúng và có thể hiểu được. Song, trong suốt hành trình thực hiện ước mơ của Santiago dù trải qua bao thăng trầm, biến cố luôn có sự đồng hành của người bạn thiên nhiên, đó là một mối quan hệ hài hòa, liên kết chặt chẽ với nhau không thể tách rời.

Nói tóm lại, phê bình sinh thái trong tiểu thuyết Nhà giả kim hiện lên rõ nét trong xuyên suốt tác phẩm đều xoay quanh mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mà trong đó cả hai chịu sự tác động và quyết định lẫn nhau. Ngày nay, phê bình sinh thái vẫn còn là một khuynh hướng nghiên cứu văn học mới mẽ rất đáng được chú ý không chỉ mang sứ mệnh quan trọng thông qua cách nhìn lại văn hóa nhân loại, chỉ ra các nguyên căn dẫn đến nguy cơ sinh thái mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển cũng như đổi mới trong nghiên cứu văn học. Bên cạnh đó, đặc tính của phê bình sinh thái là tiếp cận với nhiều vấn đề thực tiễn có tác động không nhỏ đến ý thức bảo vệ tự nhiên của con người, tìm lại các giá trị thẩm mỹ sinh thái đồng thời thúc đẩy việc mở rộng phạm vi nghiên cứu trong phê bình văn học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Viết Thảo (1988). Văn học Mỹ Latinh – một số vấn đề, Tạp chí Văn học.

2. Nguyễn Trung Đức (1977). Chủ nghĩa hiện thực và sắc thái Mỹ Latinh trong tiểu thuyết Carpentier. Tạp chí văn học.

3. Phạm Quang Trung (2011). Sự tồn tại của nền văn chương Mỹ Latinh. Link bài viết:

https://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=14 868 (Truy cập ngày 29/10/2021, vào lúc 21h30)

4. Phan Tuấn Anh (2019). Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo trong tiến trình tiếp nhận văn học phương Tây ở Việt Nam. Link bài viết: http://khoavanhoc- ngonngu.edu.vn/nghien-cuu/ly-luan-va-phe-binh-van-hoc/7362-

ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-hi%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c- huy%E1%BB%81n-%E1%BA%A3o-trong-ti%E1%BA%BFn-tr%C3%ACnh- ti%E1%BA%BFp-nh%E1%BA%ADn-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc-

ph%C6%B0%C6%A1ng-t%C3%A2y-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t- nam.html (Truy cập ngày 29/10/2021, vào lúc 22h00)

5. Nguyễn Thị Bình An. (2018). Yếu tố huyền ảo trong tiểu thuyết Nhà giả kim của nhà văn Paulo Coelho (Luận văn Tốt nghiệp, Trường Đại học Thủ Dầu Một).

6. Đỗ Văn Hiểu. (2020). Tính “khả dụng” của phê bình sinh thái. Truy cập ngày 31/10/2021, từ http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn- c%E1%BB%A9u/L%C3%BD-lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n-

h%E1%BB%8Dc/p/tinh-kha-dung-cua-phe-binh-sinh-thai-1082

7. Paulo Coelho (2013). Nhà Giả Kim. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

8. Vương Nhạc Xuyên. Đương đại tây phương tối tân văn luận giáo trình của tác giả do Đỗ Văn Hiểu sơ dịch. Truy cập vào lúc 10 giờ 15 phút ngày 28/10/2021, http://nguvan.hnue.edu.vn/Nghi%C3%AAn-c%E1%BB%A9u/L%C3%BD-

lu%E1%BA%ADn-v%C4%83n-h%E1%BB%8Dc/p/van-hoc-sinh-thai-va-li- luan-phe-binh-sinh-thai-3-1059 Tài liệu tham khảo:

9. Nhà giả kim, nguồn internet: https://gacsach.com/doc-sach-truc- tuyen/68291/nha-gia-kim-full-paulo-coelho.html, truy cập ngày: 31/10/2021, lúc 2 giờ 06 phút.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI TIỂU THUYẾT NHÀ GIẢ KIM DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)