- Nhà rông, tượng gỗ, nhà mồ là những sản phẩm mỹ thuật đặc sắc, độc đáo
VẼ THEO MẪU TẬP VẼ DÁNG NGƯỜ
I- Mục tiêu:
- Kiến thức : Học sinh hiểu được sự thay đổi của dáng người ở các tư thế hoạt động.
- Kỹ năng : Biết cách vẽ dáng người và dáng người ở một vài tư thế. - Thái độ : HS thích quan sát tìm hiểu các hoạt động xung quanh.
II. Những thông tin cơ bản:
1. Tài liệu thiết bị:
- GV: + Một số tranh ảnh có dáng hoạt động của con người. + Bài vẽ về đề tài sinh hoạt (có dáng người).
- Học sinh : SGK
+ Sưu tầm tranh của các dáng hoạt động của con người, sách báo, tạp chí. + Giấy vẽ hoặc vở thực hành. + bút chì, tẩy. 2. Ph ương pháp: - Trực quan. - Vấn đáp. - Luyện tập
III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu :
* Tổ chức:
Sĩ số: 9A:
* Kiểm tra:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
* Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
-GV: Giới thiệu một số hình ảnh để h/s nhận xét ra các tư thế của người khi hoạt động đứng, đi, chạy.
-GV:Yêu cầu h/s quan sát (H1-99) SGK để các em nhận ra các tư thế đầu, thân, tay, chân người khi cúi, đứng đi.
-GV: gợi ý h/s tìm ra tỷ lệ các bộ phận. - GV: cho h/s xem tranh vẽ với những hoạt
động khác nhau của các nhân vật cúi, ngồi, đứng.
I/ Quan sát, nhận sét.
- Hình dáng thay đổi khi vận động + Quan sát các dáng hoạt động của con người đứng, ngồi, đi, cúi, chạy, nhẩy.
+ Nhận xét tư thế của đầu, thân, chân, tay khi con người vận động.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s cách vẽ dáng người.
- GV: Đặt câu hỏi HS: suy nghĩ cách vẽ.
GV:Muốn vẽ được dáng người đứng cần phải làm như thế nào ?
HS: Trả lời =>
II/ Cách vẽ dáng người.
- Cần quan sát dáng người định vẽ. + Vẽ phác nét chính của tư thế vận động của con người (đi, chạy, nhẩy, lao động.). Tư thế đầu, thân, tay, chân...
+ Vẽ các nét diễn tả hình thể quần áo. + Nhìn mẫu sửa hình cho đúng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài. Cụ thể cho 1 HS làm mẫu dáng đứng, 1 HS làm mẫu dáng đi, dáng chạy các h/s khác vẽ theo.
GV: Quan sát chung và gợi ý cho h/s
Cách quan sát hình khái quát ở mỗi thể dáng.
- Cách vẽ nét khái quát. - Cách vẽ nét cụ thể.
III/ Học sinh làm bài.
Hoạt động 4: Củng cố tổng kết.
- Đánh giá cụ thể kết quả học tập
- GV cùng h/s chọn một số bài đạt và chưa đạt, yêu cầu gợi ý h/s nhận xét về hình dáng, bố cục và cách vẽ.
- GV: bổ sung và phân tích cụ thể một số bài vẽ. - Khen ngợi và khuyến khích một số h/s làm bài tốt.
* Dặn dò
- Sưu tầm tranh ảnh về lực lượng vũ trang. - Chuẩn bị giấy vẽ, bút, tẩy, màu cho bài sau.
_____________________________________________________________________
Tử Đà ngày 21 tháng 11 năm 2016
Tổ trưởng
Nguyễn Anh Tuân
Ngày soạn: 22/11/2016 Ngày giảng: 9A:
Tiết 15- Bài 16