I Hỏi giá trị c−ờng độ dòng – mA
2. Quá trình thử nghiệm, đánh giá tính năng hoạt động của toàn bộ hệ thống:
Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thử nghiệm tổng thể hệ thống để đánh giá sự hiệu quả khi thực hiện việc điều khiển gián tiếp hệ thống nguồn phát tia bằng phần mềm điều khiển trên máy tính so với việc điều khiển trực tiếp bằng bộ XRG Controller. Cách thức tiến hành thử nghiệm là: để ng−ời vận hành thực hiện các thao tác vận hành hệ thống ở cả hai tr−ờng hợp là điều khiển trực tiếp bằng XRG- Controller và điều khiển gián tiếp bằng phần mềm trên máy tính, rồi tiến hành thăm dò đánh giá của ng−ời vận hành đối với các tiêu chí:
1. Khả năng đáp ứng các chức năng cơ bản của hệ thống. 2. Độ an toàn khi vận hành hệ thống.
3. Sự đơn giản, tiện lợi khi thao tác, vận hành hệ thống.
4. Khả năng đáp ứng các mục tiêu khác về quản lý thống kê, in ấn.
Hình 4.2 Các hình ảnh về quá trình thử nghiệm Vận hành hệ thống trực tiếp bằng XRG
Controller
Vận hành hệ thống bằng phần mềm điều khiển trên máy tính
Với tiêu chí 1 “Khả năng đáp ứng các chức năng cơ bản của hệ thống”, tiến hành thử nghiệm trong các tr−ờng hợp sau:
+ Điều khiển trực tiếp bằng XRG Controller: ở các chế độ sau: - Radiographic: set kV, mA và thời gian. - Fluoro: set kV và mA. - Auto Watt: set kV và thời gian. - Fluoro Auto Watt: set kV only.
+ Điều khiển gián tiếp qua phần mềm trên máy tính: ở các chế độ sau: - RS232 Fluoro: set kV và mA.
- RS232 Radiographic: set kV, mA và thời gian.
Việc thăm dò, đánh giá đ−ợc thực hiện đối với nhiều cán bộ vận hành hệ thống nguồn phát tia X- Viện IMI. Qua các kết quả đánh giá cho thấy việc điều khiển gián tiếp qua phần mềm điều khiển trên máy tính đ−ợc đánh giá cao hơn so với việc điều khiển trực tiếp bằng bộ điều khiển XRG Controller, đặc biệt ở các tiêu chí “Độ an toàn”, “ Sự đơn giản, tiện lợi khi thao tác” và “Khả năng đáp ứng các mục tiêu quản lý, thống kê, in ấn”.
Hình 4.3 Ví dụ các phiếu đánh giá về sự hoạt động của hệ thống
+ Đánh giá chung về quá trình tích hợp và kết quả thử nghiệm:
Quá trình ghép nối, tích hợp và thử nghiệm toàn bộ hệ thống nguồn phát tia X đã đ−ợc nhóm đề tài thực hiện một cách nghiêm túc, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về an toàn bức xạ. Các kết quả của quá trình thử nghiệm cho thấy sản phẩm chính của đề tài là “Phần mềm điều khiển hệ thống nguồn phát tia X trên máy tính” đã đáp ứng đ−ợc các yêu cầu đặt ra của đề tài. Sản phẩm của đề tài đã góp phần có đ−ợc các kết quả sau:
- Nâng cao tính an toàn, hiệu quả sử dụng của hệ thống nguồn phát tia X, tại Phòng thí nghiệm Kỹ thuật tia X – IMI.
- Nâng cao tính đồng bộ, tự động hóa trong quá trình hoạt động của hệ thống nguồn phát tia X – Viện IMI.
Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng sản phẩm chính của đề tài-“Phần mềm điều khiển hệ thống nguồn phát tia X trên máy tính” cần có các cải tiến hơn nữa để có giao diện thuận lợi hơn cho việc sử dụng và có hình thức mang tính “công nghiệp” hơn. Các lựa chọn về giao thức trao đổi dữ liệu hoặc lựa chọn định dạng cho truy vấn/câu lệnh cũng cần mềm dẻo để phần mềm có thể dễ dàng ứng dụng và tích hợp cho các hệ thống nguồn phát tia X khác.