Rủi ro tín dụng được đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu. Các chỉ tiêu đó được chia thành 2 nhóm là chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định tính gồm có:
Thứ nhất, đánh giá môi trường quản trị rủi ro tín dụng:
Cần xem xét môi trường quản trị rủi ro tín dụng hình thành tại ngân hàng có đảm bảo thích hợp hay không? Một cách cụ thể hơn, môi trường quản trị rủi ro tín dụng phải thỏa mãn 3 yếu tố: Thứ nhất, phù hợp với cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Thứ hai, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, đánh giá hiệu quả của tiến trình cấp tín dụng.
Quy trình cấp tín dụng đã được thiết lập và thực hiện như thế nào? Có đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của kiểm soát nội bộ không? Việc thiết lập các nội dung của tiến trình cấp tín dụng có thể không giống nhau giữa các ngân hàng do sự khác biệt về quy mô hoạt động, cơ cấu quản trị…..của mỗi ngân hàng, tuy nhiên đều phải đảm bảo nguyên tắc nhất định nhằm kiểm soát được rủi ro ngay từ khi nó xuất hiện. Ngân hàng cũng cần phải phân định rõ quyền hạn và
trách nhiệm của từng cá nhân, phòng ban tham gia vào tiến trình cấp tín dụng của ngân hàng.
Thứ hai, đánh giá sự phù hợp của quá trình theo dõi, đo lường và quản lý rủi ro tín dụng:
Ngân hàng có thiết lập và thực hiện được quá trình theo dõi giám sát các khoản tín dụng trên danh mục, một cách thường xuyên liên tục hay không. Ngân hàng có sử dụng phương pháp đo lường hoặc xây dựng được mô hình đo lường rủi ro danh mục thích hợp hay không. Ngân hàng đã hình thành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc đánh giá rủi ro đối với từng khách hàng, hệ thống này hoạt động có hiệu quả hay không. Quá trình giám sát đòi hỏi ngân hàng phải đồng thời quan tâm đến cả rủi ro cá biệt cũng như rủi ro toàn danh mục, vì vậy ngân hàng cần phải xây dựng được bản hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu cảnh báo sớm của khoản nợ có vấn đề, cũng như nhận biết danh mục cho vay bất ổn.
Thứ ba, đánh giá hiệu quả của môi trường kiểm soát:
Môi trường kiểm soát rủi ro tại mỗi ngân hàng cần phải có tính hệ thống, hoạt động thường xuyên liên tục và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp với nhà quản trị cấp cao để có những quyết sách kịp thời. Cũng cần phải xem xét tính độc lập của bộ phận kiểm soát yêu cầu tách biệt với hoạt động điều hành và hoạch định xây dựng chiến lược, đảm bảo tính hiệu quả của môi trường kiểm soát tại ngân hàng.
Chỉ tiêu định lượng gồm có: Thứ nhất, kết cấu dư nợ cho vay:
Một trong những biện pháp được các nhà đầu tư sử dụng nhằm phân tán rủi ro là đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nghành nghề khác nhau. Vì thế, khi nhìn vào kết cấu dư nợ tín dụng của một ngân hàng, ta có thể xác định mức rủi ro của nó. Nếu dư nợ tín dụng tập trung quá nhiều vào một số doanh
nghiệp hoặc một số ngành nghề nhất định thì mức độ rủi ro sẽ cao hơn. Dựa vào kết cấu dư nợ cùng với việc phân tích các yếu tố liên quan khác, ta có thể đánh giá được khả năng xảy ra rủi ro tín dụng của ngân hàng.
𝑐ơ 𝑐ấ𝑢 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 = 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 𝑙𝑜ạ𝑖 𝑖
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 × 100% (1.1) Trong đó dư nợ cho vay được phân theo 4 tiêu thức khác nhau như sau: 1. Căn cứ theo loại tiền dư nợ cho vay bao gồm hai loại là nội tệ và ngoại tệ. 2. Căn cứ theo thời hạn, dư nợ cho vay bao gồm hai loại là dư nợ cho vay ngắn hạn, dư nợ cho vay trung và dài hạn.
3. Căn cứ theo đối tượng khách hàng, dư nợ cho vay gồm dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân.
4. Căn cứ theo chất lượng nợ, dư nợ cho vay được phân theo năm nhóm nợ bao gồm: Nợ nhóm 1, Nợ nhóm 2, Nợ nhóm 3, Nợ nhóm 4 và Nợ nhóm 5.
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn:
Theo quy định hiện hành, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc hoặc lãi đã quá hạn
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛(%) = 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ × 100% (1.2)
Nợ quá hạn phát sinh khi khoản vay đến hạn mà khách hàng không hoàn trả được toàn bộ hay một phần tiền gốc hoặc lãi vay. Nợ quá hạn thường là biểu hiện yếu kém về tài chính của khách hàng và là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, nợ quá hạn phát sinh là không tránh khỏi nhưng nếu nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán ngân hảng. Tỷ lệ ‘nợ quá hạn” phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ
hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn, đây là một chỉ tiêu cơ bản cho biết chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ chất lượng tín dụng thấp, ngược lại tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng cao.
Thứ ba, tỷ lệ nợ xấu:
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3,4,5 theo quy định hiện hành
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 (%) = 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ× 100% (1.3)
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn .
Để hình thành chỉ tiêu “nợ xấu’ chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của NHTM thành 5 nhóm sau:
• Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn ) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lãi đúng thời hạn
• Nhóm 2 (Nợ cần chú ý ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu
• Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày (ii) Nợ quá hạn nợ lần đầu
(iii) Nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Nợ của khách hàng hoặc bên bảo đảm là tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
Nợ được bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng hoặc tiền vay được sử dụng để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở tổ chức tín dụng cho vay nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.
Nợ không có bảo đảm hoặc được cấp với điều kiện ưu đãi hoặc giá trị vượt quá 5% vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi cấp cho khách hàng thuộc đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định của pháp luật.
Nợ cấp cho các công ty con, công ty liên kết của các tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát có giá trị vượt các tỷ lệ giới hạn theo quy định của pháp luật.
Nợ có giá trị vượt qua các giới hạn cấp tín dụng, trừ trường hợp được phép vượt giới hạn, theo quy định của pháp luật.
Nợ vi phạm quy định của pháp luật về cấp tín dụng, quản lý ngoại hối và các tỷ lệ bảo đảm an toàn đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nợ vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
(v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.
• Nhóm 4 (Nợ nghi nghờ) bao gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
(iv)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
• Nhóm 5( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày.
(ii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
(iii)Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc được quá hạn.
(iv)Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được.
(v)Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản.
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 𝑟ò𝑛𝑔(%) =𝑛ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛−𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ−𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔× 100% (1.4) Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp cho nợ quá hạn của ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn ròng càng thấp thì khả năng tổn thất xảy ra càng cao. Do đó tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt.
Thứ năm, tỷ lệ nợ xấu ròng:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢 𝑟ò𝑛𝑔(%) = 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢−𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔
𝑡ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ−𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔× 100% (1.5)
Tỷ lệ này đánh giá chất lượng tín dụng sau khi đã sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng để bù đắp cho các khoản nợ xấu của ngân hàng
Thứ sáu, tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝 𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 = 𝐷𝑃𝑅𝑅 𝑡í𝑛 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑡𝑟í𝑐ℎ 𝑙ậ𝑝
𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 (1.6)
Số tiền dự phòng cụ thể phải trả từng khách hàng được tính theo công thức sau:
𝑅 = ∑𝑛𝑖=1𝑅𝑖 (1.7) Trong đó
R: tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích từng khách hàng
∑𝑛𝑖=1𝑅𝑖: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i.
Ri được xác định theo công thức:
Ri=(Ai-Ci)× 𝑟 (1.8), trong đó: Ai : là nợ gốc thứ i.
Ci: là giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2 điều này.
Trường hợp Ci> 𝐴𝑖 thì Ri được tính bằng 0.
Thứ bảy, tỷ lệ xóa nợ:
𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑥ó𝑎 𝑛ợ = 𝑛ợ đượ𝑐 𝑥ó𝑎
𝑑ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛× 100% (1.9)
Những khoản nợ khó đòi sẽ được xóa theo quy chế hiện hành (đưa ra hạch toán ngoại bảng) và được bù đắp bởi quỹ DPRR tín dụng. Như vậy, một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao thể hiện tỷ lệ mất vốn lớn, nghĩa là mức độ rủi ro tín dụng thấp. Nếu tỷ lệ lớn (thường là từ 2% trở lên), thì rủi ro tín dụng của ngân hàng được xem là có vấn đề.
(Theo: Tạp chí tài chính, TS. Phạm Thái Hà, ngày 16/09/2017)