Kiến nghị đối với Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh ý yên, nam định (Trang 91 - 95)

Không chỉ NHNN mà bản thân Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng cũng cần hoàn thiện cơ chế pháp lý trong toàn hệ thống an ninh của mình. Ngân hàng phải tiến hành kiểm tra các quy định, từ đó tiến hành bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế. Mỗi một văn bản mới ban hành cần rõ ràng, có sự phân cấp quyền và trách nhiệm trong việc phê duyệt các khoản tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống thông tin cần được xây dựng, nâng cấp và cập nhật công nghệ để đảm bảo kho dữ liệu vừa bảo mật vừa chính xác.

Mặt khác, ngân hàng phải xây dựng chiến lược trong hoạt động tín dụng sao cho phù hợp với từng giai đoạn và mục tiêu chung của từng hệ thống. Chính sách cho vay và chính sách khách hàng ngày càng được hoàn thiện, phát huy lợi thế và khắc phục những hạn chế còn tồn tại. Từ đây ngân hàng sẽ giữ được quan hệ tốt đối với khách hàng có biểu hiện rủi ro hoặc đã từng có nợ xấu số lượng lớn.

Các khoản cho vay cần được kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất nhằm tăng tính hiệu quả trong công việc của mỗi cán bộ tín dụng. Điều này

giúp ngân hàng giám sát được kế hoạch trả nợ thực tế của khách hàng giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra.

Không chỉ bộ phận tín dụng mà giữa các cá nhân, bộ phận trong chi nhánh cần có sự liên kết với nhau. Từ đó tạo nên hệ thống thông tin chặt chẽ, thống nhất và chính xác từng khâu trong quá trình thực hiện quy trình cho vay.

Chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên là yếu tố rất quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào. Đối với ngân hàng cũng vậy, cán bộ nhân viên cần trau dồi và nâng cao năng lực bản thân để đáp ứng tốt với yêu cầu công việc. Để làm được những điều đó, chi nhánh cần có chính sách nhân sự, đãi ngộ thích đáng. Song song với đó cũng đưa ra những biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo sự công bằng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhân viên. Ngân hàng cũng nên tổ chức các lớp đào tạo trình độ chuyên môn, các buổi hội thảo nâng cao năng lực thực tế, tăng tính đoàn kết giữa các nhân viên với nhau.

Tóm lại căn cứ vào tình hình thực tế mà ngân hàng cần lựa chọn và kết hợp các giải pháp trên một cách khoa học để đạt được những hiệu quả cao nhất trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

KẾT LUẬN

Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng,

em đã rút ra được bài học kinh nghiệm cho bản thân mình như sau:

Lập được các hồ sơ vay vốn cho khách hàng, các danh mục cho vay. Bước đầu tiến hành thẩm định cho vay. Khi cho vay đối với các khách hàng có thế chấp và thì phải chú ý các tài sản thế chấp xem tài sản thế chấp có đảm bảo đầy đủ điều kiện hay không và có đủ khả năng thu hồi sau khi việc làm ăn của họ thua lỗ, sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá các dự án sản xuất kinh doanh có khả thi hay không.

Uy tín của Ngân hàng là rất quan trọng vì nó là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của khách hàng khi có nhu cầu giao dịch với Ngân hàng.

Là một sinh viên thực tập và nghiên cứu những lý luận của ngành sau 4 năm học tại trường gần 3 tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh

Vượng, em đã nắm bắt được một số vấn đề trong hoạt động của ngành Ngân

hàng.

Trên đây là nội dung báo cáo thực tập của em, mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng kinh nghiệm thực tế có hạn, thời gian thực tập không nhiều, chắc chắn bài viết còn nhiều khiếm khuyết, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (chủ biên) (2010), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng’ , Nhà xuất bản Thống Kê.

2. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2007), “Quản trị ngân hàng thương mại”,

Nhà xuất bản Lao động Xã hội.

3. Phan Thị Thu Hà (2006), “Rủi ro tín dụng hệ thống Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam-cách tiếp cận từ tính chất sở hữu’ ,

4. Lê Văn Hùng (2007), “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng-nhìn từ góc độ đạo đức”, tạp chí Ngân hàng, (16), Tr.33-35.

5. Trịnh Thanh Huyền (2007), “Để ngân hàng vươn ra biển lớn. Điều trị “căn bệnh” nợ xấu của NHTM”, tạp chí tài chính, (tháng 5), Tr 20-22,28. 6. Nguyễn Văn Lương, Nguyễn Thị Nhung (1997), “Về rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay”, tạp chí ngân hàng 3/97.

7. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

8. Báo cáo thường niên Ngân hàngTMCP Việt Nam Thịnh Vượng – CN Ý Yên, Nam Định 2017, 2018, 2019

9. Thị trường tài chính tiền tệ. 10. Tạp chí ngân hàng.

11. Thời báo kinh tế.

12. Website Ngân hàng nhà nước https://www.sbv.gov.vn 13. Website Ngân hàng VPBank https://www.vpbank.com.vn

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành báo cáo thực tập này, em xin tỏ long cám ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Phương Thanh, đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những lời góp ý sâu sắc, tận tình với em trong suốt thời gian thực tập và làm báo cáo thực tập. Cùng với đó em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc học viện và quý thầy cô trong và ngoài khoa đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm cho em.

Em xin chân thành cảm ơn đến anh Bùi Đình Phong - Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – CN Ý Yên cùng toàn thể các anh chị trong phòng Kinh doanh đã hỗ trợ em trong suốt thời gian thực tập. Với sự nhiệt tình, hướng dẫn chỉ bảo tận tâm từng công việc. Để em nắm bắt được đầy đủ quy trình công việc. Và hơn hết nhờ có anh chị đã làm cho em them yêu và tin vào ngành nghề mà mình đã học và đang theo đuổi.

Trong suốt 2 tháng thực tập tại đơn vị dù là thời gian ngắn ngủi nhưng đã giúp em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế nâng cao trình độ chuyên môn. Từ đó em nhận thấy sự cọ xát bên ngoài rẩ quan trọng.

Cuối cùng vì kiến thức, sự hiểu biết còn hạn hẹp nên bài báp cáo của em không thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được nhữn lời góp ý của Quý thầy cô, để em rút kinh nghiệm hoàn thành bài tốt hơn

Một phần của tài liệu Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh ý yên, nam định (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)