Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn việt nam thịnh vượng chi nhánh đông hà nội (Trang 44 - 47)

5. Kết cấu của khóa luận

2.3.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo đối tượng huy động

Nguồn vốn huy động của ngân hàng VPBank Đông Hà Nội rất dồi dào, phong phú bao gồm: vốn huy động từ dân cư, vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác và nguồn vốn từ tổ chức tín dụng. Sự biến động của các nguồn này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3. Tình hình huy động vốn phân theo đối tượng huy động của VPBank giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Huy động vốn từ dân cư 1.550 74,591 2.136 74,038 2450 67,179 Huy động vốn từ các DN, TC 485 23,340 615 21,317 885 24,267 Huy động từ các TCTD khác 43 2,069 134 4,645 312 8,555 Tổng nguồn vốn 2.078 100 2.885 100 3.647 100

Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đông Hà Nội

Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng huy động được là từ dân cư, ngân hàng tập trung vào đối tượng là người dân bởi đây là nguồn huy động quan trọng nhất chiếm tỷ lệ trên 60% trong tổng vốn huy động của chi nhánh trong giao đoạn 2018 – 2020. Cụ thể, năm 2018 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 1.550 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,59%. Năm 2019, nguồn vốn tiếp tục tăng lên đạt 2.136 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74,038%. Nguồn vốn huy động từ người dân tiếp tục

tăng đến năm 2020 số vốn huy động được đạt 2450 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng

67,179%. Mục tiêu mà khách hàng dân cư gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích sinh lời. Mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhưng ngân hàng vẫn điều chỉnh mức lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hóa hình thức trả lãi. Bênh cạnh đó chi nhanh còn đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng như gửi tiết kiệm tham gia quay số trúng thưởng, gửi càng nhiều giá trị phần thưởng càng cao để thu hút khách hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động, tăng cường quản bá hình ảnh tạo niềm tin đối với khách hàng.

VPBank không chỉ tập trung tới đối tượng là người dân mà còn hướng tới các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vừa và nhỏ. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ ít hơn tiền gửi so với khu vực dân cư. Năm 2018, nguồn vốn huy động được từ các doanh nghiệp, tổ chức là 485 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23,34%. Năm 2019, nguồn vốn huy động được từ doanh nghiệp, tổ chức đạt 615 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 21,317%. Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp, tổ chức tiếp tục tăng đến năm 2020 đạt 885 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,267% trong tổng nguồn vốn. Ta thấy nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp năm 2020 tăng khá nhiều so với năm 2019. Để có được kết quả này do chi nhánh ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, mạng lưới thanh toán, các doanh nghiệp có thể sử dụng ngân hàng điện tử, chuyển tiền liên ngân hàng không mất phí, sử dụng một số dịch vụ tại quầy được miễn phí,… vậy nên thu hút được nhiều doanh nghiệp tổ chức.

Nguồn vốn huy động được từ các TCTD thấp, chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động, nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 2 – 8%. Năm 2018 tiền huy động từ TCTD đạt 43 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,069%. Năm 2019, tiền gửi huy động đạt 134 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4,64%. Năm 2020, tiền gửi huy động tiếp tục tăng mạnh đạt 312 tỷ đồng, tăng 178 tỷ đồng so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 8,5%. Mặc dù nguồn vốn huy động được từ TCTD còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng nguồn vốn huy động được, nhưng mỗi năm tiền gửi từ TCTD luôn tăng đều cho thấy chi nhánh hoạt động rất hiệu quả trong việc mở rộng mang lưới hoạt động, tạo mối quan hệ hợp tác với các TCTD khác trên địa bàn.

Bảng 2.4. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động phân theo đối tượng giai đoạn năm 2018 – 2020

Chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng năm 2019

Tốc độ tăng trưởng năm 2020

Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %

Huy động vốn từ dân 586 37,81 314 14,70 Huy động vốn từ các DN, TC 130 26,80 270 43,90 Huy động từ các TCTD khác 91 211,63 178 132,84 Tổng nguồn vốn 807 38,84 762 26,41 Nguồn: Tính toán Nhận xét:

Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư năm 2019 là 37,81% tương đương với 586 tỷ đồng. Đến năm 2020, tốc độc tăng trưởng của nguồn vốn huy động từ dân cư giảm đi so với năm 2019 là 14,7% tương đương với 314 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2020 giảm hơn so với năm 2019 do tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến lãi suất ngân hàng giảm, người dân chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, huy động vốn từ các doanh nghiệp, tổ chức tăng trưởng 26,8% so với năm 2018 tương ứng 130 tỷ đồng. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức tăng đến 43,9% ứng với 270 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng năm 2020 tăng mạnh so với năm 2019, do khách hàng là những doanh nghiệp, công ty là những khách hàng lớn đóng góp nhiều cho doanh thu của ngân hàng ngoài ra ngân hàng cũng đưa ra những chính sách hấp dẫn với đối tượng này vì lượng tiền của doanh nghiệp và các tổ chức rất cao và họ cần tiền gửi để thanh toán cũng rất lớn.

Ngoài ra, quy mô tăng trưởng của vốn huy động từ các TCTD khác tăng rất mạnh. Cụ thể năm 2019 vốn huy động từ TCTD khác tăng trưởng 221,63% tương

ứng với 91 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 132,84% tương ứng với 178 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phẩn việt nam thịnh vượng chi nhánh đông hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)