5. Kết cấu của khóa luận
2.3.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn huy động
Về cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn huy động, nguồn vốn của chi nhánh gồm 3 loại kỳ hạn sau:
- Huy động vốn không kỳ hạn: Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán
- Huy động vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng (nguồn huy động vốn trung hạn): Tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, chứng chỉ quỹ dưới 12 tháng
- Huy động vốn có kỳ hạn trên 12 tháng (nguồn huy động vốn dài hạn): Tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, chứng chỉ quỹ trên 12 tháng
Sự biến động của cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn huy động được của VPBank chi nhánh Đông Hà Nội được thể hiện dưới bảng dưới đây
Bảng 2.7. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn tại VPBank chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Vốn huy động không kỳ hạn 255 12,27 329 11,40 389 10,67 Vốn huy động kỳ hạn <= 12 tháng 1.685 81,09 2.346 81,32 3.003 82,34 Vốn huy động kỳ hạn >12 tháng 138 6,64 210 7,28 255 6,99
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 – 2020, Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đông Hà Nội
Nhận xét:
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng tài khoản thanh toán đang được sử dụng nhiều và phổ biến hơn. Tiền gửi ngắn hạn đã một phần nhỏ chuyển sang tiền gửi không kỳ hạn. Các doanh nghiệp, các TCKT,… gửi tiền vào ngân hàng để thực hiện thanh toán các khoản tiền kinh doanh của công ty như trả tiền hàng, trả lương nhân viên,… Từ bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể, năm 2018 đạt 255 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,27%, năm 2019 đạt 329 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,4% và năm 2020 đạt 389 tỷ đồng chiếm 10,67% tổng nguồn vốn.
Huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm tới hơn 80%). Đây là hình thức huy động vốn kỳ hạn ngắn 1 đến 3 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng,… cho đến 12 tháng. Hình thức huy động vốn này phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có thể linh động tiền gửi ngắn hạn, dễ dàng đáo hạn với lãi suất tiền gửi cao hơn. Năm 2018, vốn huy động trung hạn là 1685 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81,09%. Năm 2019, nguồn vốn huy động trung hạn
tăng đến 2346 tỷ tồng chiếm 81,32% so với tổng nguồn vốn. Năm 2020, nguồn vốn này vẫn duy trì mức tăng và đạt 3.003 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,34%.
Tiền gửi kỳ hạn dài hơn 12 tháng tăng không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn. Năm 2018 đạt 138 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,64%. Đến năm 2019 đạt 210 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7.28%. Năm 2020, vốn huy động kỳ hạn hơn 12
tháng không đáng kể đạt 255 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,77%. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn ổn định lâu dài, là nguồn vốn để ngân hàng cho các doanh nghiệp, các tổ chức vay tuy nhiên, nguồn vốn huy động dài hạn còn hạn chế.
Bảng 2.8. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động theo kỳ hạn tại VPBank chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Tốc độ tăng trưởng năm 2019 Tốc độ tăng trưởng năm 2020 Số tuyệt đối (tỷ đồng) % Số tuyệt đối (tỷ đồng) % Vốn huy động không kỳ hạn 74 29,02 60 18,24 Vốn huy động kỳ hạn <= 12 tháng 661 39,23 657 28,01 Vốn huy động kỳ hạn >12 tháng 72 52,17 45 21,43 Nguồn: Tính toán Nhận xét:
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn không kỳ hạn còn thấp cụ thể năm 2019 tốc độ tăng trưởng đạt 74 tỷ đồng, chiếm 29,02%. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm 2018 là 60 tỷ đồng tương đương với 18,24%.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động trung hạn năm 2019 là 39,23% tương đương với 661 tỷ đồng, đến năm 2020 tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tủng hạn giảm nhẹ là 28,01% tương đương với 657 tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động dài hạn năm 2019 là 52,17% tương với 72 tỷ đồng. Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này giảm là 21,43% tương đương 45 tỷ đồng.
Nguồn vốn trung hạn là nguồn vốn ổn định nhất, nguồn vốn dài hạn tăng còn chậm, hai nguồn vốn này là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng được sử dụng để cho vay. Tuy nhiên, nguồn vốn trung và dài hạn tăng trưởng không ổn định có thể sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh, ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, ngân hàng sẽ gặp khó khăn khi mà lượng vốn trung và dài hạn không đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Nguồn vốn trung và dài hạn càng lớn thì năng lực tài chính của ngân hàng càng được đảm bảo.
2.3.4.Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo loại tiền:
Trong quá trình hội nhập quốc tế, nguồn ngoại tệ đóng vai trò rất lớn và quan trọng trong việc phát triển hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, VPBank Chi nhánh Đông Hà Nội không chỉ huy động nội tệ mà còn huy động cả ngoại tệ. Bảng thống kê dưới đây thể hiện rõ về tình hình huy động vốn theo loại tiền của chi nhánh Đông Hà Nội.
Bảng 2.9. Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tại VPBank – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nội tệ Tỷ đồng 1952 2590 2912 Tốc độ tăng trưởng % - 32,68 12,43 Ngoại tệ Tỷ đồng 126 295 735 Tốc độ tăng trưởng % - 134,13 149,15
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 – 2020, Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đông Hà Nội
Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy, nguồn nội tệ là nguồn huy động chính của ngân hàng, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn. Cụ thể: Năm 2018, nguồn nội tệ đạt 1952 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 93,94% nguồn vốn), và ngoại tệ quy đổi sang VNĐ đạt 126 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 6,06%). Đến năm 2019, nguồn nội tệ
tăng mạnh đạt 2590 tỷ đồng và vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nguồn vốn (tỷ trọng 89,77%), tốc độ tăng trưởng năm 2019 là 32.68%, bên cạnh đó thì ngoại tệ quy đổi cũng tăng và đạt 295 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 10,23%) là, tốc độ tăng trưởng mạnh đạt 134,13%. Đến năm 2020, nội tệ tăng nhẹ đạt 2912 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 79,85%) tốc độ tăng trưởng đạt 12,43% giảm so với năm 2019, nhưng đồng ngoại tệ quy đổi lại tăng khá mạnh so với năm 2019 đạt 735 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng
20,15%), tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2019 đạt mức 149,15%.
Ta có thể thấy, cơ cấu huy động vốn của chi nhánh theo các loại tiền gửi của ngân hàng tăng trưởng đều và ổn định cho thấy rằng ngân hàng đang mở rộng quy mô, phạm vi huy động vốn, không chỉ huy động nội tệ mà cả huy động ngoại tệ. Tiếp cận khách hàng người nước ngoài tham gia những sản phẩm, dịch vụ tại ngân hàng, giao lưu hội nhập nước ngoài. Bởi vậy, ngân hàng đã mở rộng dịch vụ thanh toán quốc tế, và kinh doanh ngoại hối. Có các sản phẩm thẻ, tài khoản dành cho người nước ngoài, góp phần tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đông Hà Nội
2.4.1. Quy mô nguồn vốn huy động
Quy mô là chỉ tiêu phản ánh số lượng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Với quy mô nguồn huy động ngày càng tăng sẽ hỗ trợ vốn cho ngân hàng hoạt động, phát triển và mở rộng phạm vi hoạt động của mình, quy mô cũng tạo điều kiện nâng cao tính thanh khoản, tính ổn định và tăng niềm tin của khách hàng.
Nguồn vốn huy động của VPBank Đông Hà Nội có quy mô khác nhau qua từng năm. Quy mô nguồn vốn được biểu hiện cụ thể dưới bảng sau:
Bảng 2.10. Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 – 2020, Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đông Hà Nội
Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2018 đạt 2.078 tỷ đồng. Đến năm 2019, tổng nguồn vốn huy động tăng 477 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020, tổng vốn huy động là 3.647 tỷ đồng, tăng 762 tỷ đồng so với năm 2019. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Đông Hà Nội được đánh giá tăng khá tốt trong toàn hệ thống ngân hàng. Tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống ngân hàng được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 2.11. Tổng nguồn vốn huy động của VPBank giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Tổng vốn huy động toàn hệ
thống 219.509 271.549 296.273
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động VPBank năm 2020
Qua bảng trên ta thấy, tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm. So với toàn hệ thống ngân hàng VPBank với hơn 200 chi nhánh, phòng giao dịch thì nguồn vốn huy động được của chi nhánh Đông Hà Nội được coi là khá ổn định. Năm 2018, tổng vốn huy động chiếm tỷ trọng 0,95% tổng vốn huy động toàn ngân hàng. Năm 2019, vốn huy động của chi nhánh chiếm 1,06% tổng vốn huy động toàn hệ thống. Năm 2020, tổng vốn huy động chiếm 1,2% tổng vốn toàn hệ thống. Mặc dù, tổng nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn hệ thống, nhưng so với các ngân hàng khác cùng quy mô thì tổng nguồn vốn mà chi nhánh huy động được trong giai đoạn 2018 – 2020 được coi là khá cao và ổn định. Ngân hàng VPBank là ngân hàng có quy mô khá lớn, có vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng nên có ưu thế huy động vốn hơn các ngân hàng nhỏ. Trong tình hình cạnh tranh nhau về thị trường khách hàng, lãi suất thường không có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng, vì vậy khách hàng thường lựa chọn những ngân hàng có quy mô lớn để đảm bảo tính an toàn, thanh khoản cho khoản tiền gửi của mình. VPBank thuộc top 10 ngân hàng tư nhân lớn nhất Việt Nam. VPBank nằm trong Top 300 Ngân hàng có giá trị thương hiệu lớn nhất Thế giới. Những thành tựu mà VPBank đạt được cả trong nước và quốc tế một lần nữa khẳng định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức
cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị trường tài chính ngân hàng. Do đó, VPBank là Ngân hàng đáng để người dân tin tưởng để sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, đảm bảo an toàn cho khoản tiền của mình.
2.4.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động thể hiện khả năng mở rộng quy mô vốn huy động của ngân hàng qua các năm, cho thấy nguồn vốn biến đổi theo xu hướng như thế nào và khả năng kiểm soát của ngân hàng đến nguồn vốn huy động. Điều đó ảnh hưởng tới khả năng tăng cường và mở rộng thị trường hoạt động của mình. Nếu tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài cũng như tạo sự yên tâm tin tưởng tới khách hàng gửi tiền và đầu tư vào ngân hàng. Mặt khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng khác trong hoạt động huy động vốn.
Bảng 2.12. Tốc độ tăng trưởng của vốn huy động ngân hàng VPBank CN Đông Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Tổng vốn huy động 2.078 2.885 3.647
Tăng (giảm) so với năm trước - 807 762
Tốc độ tăng trưởng của CN (%) - 38,835 26,412
Tổng vốn huy động toàn hệ
thống 219.509 271.549 296.273
Tốc độ tăng trưởng của VPBank
(%) - 23,71% 9,1%
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 – 2020, Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đông Hà Nội và Báo cáo kết quả hoạt động VPBank năm 2020
Tỷ lệ tăng trưởng về nguồn vốn huy động của chi nhánh Đông Hà Nội năm 2019 tăng 38,83% so với năm 2013. So với toàn hệ thống thì VPBank tăng 23,71% so với năm 2018. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng của chi nhánh 26,412% so với năm 2019, tăng cao hơn so với toàn VPBank là 9,1%. Nhờ chủ động kiểm soát bảng cân
đối, VPBank chi nhánh Đông Hà Nội duy trì cơ sở vốn vững vàng làm hành trang phát triển trong tương lai và đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý.
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng nguồn vốn phản ánh sự thay đổi về quy mô nguồn vốn thông qua các thời kỳ. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động giai đoạn 2018 – 2020 tăng đều nhưng tốc độ tăng trưởng qua các năm < 100% cho thấy quy mô nguồn vốn huy động chưa được mở rộng nhiều. Ngân hàng chi nhánh cần tăng cường huy động vốn thông qua huy động tiền gửi của người dân, doanh nghiệp, TCTD, … hay phát hành giấy tờ có giá, … Việc mở rộng quy mô vốn liên tục cho thấy quy mô hoạt động của ngân hàng ngày càng lớn, hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang được cải thiện.
2.4.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động
Cơ cấu nguồn vốn huy động ảnh hưởng tới cơ cấu tài sản và ảnh hưởng tới chi phí hoạt động bình quân của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng tới chi phí đầu ra cụ thể là ảnh hưởng đến lãi suất cho vay của ngân hàng. Cơ cấu huy động phải phù hợp với cơ cấu sử dụng, đáp ứng yêu cầu sử dụng, … để tối đa dư nợ tín dụng và đầu tư, từ đó sẽ tối đa lợi nhuận mà không phải trả lãi suất trên phần vốn huy động thừa, thông qua việc cơ cấu vốn có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.13. Tổng hợp cơ cấu nguồn vốn thông qua chỉ tiêu tỷ trọng nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Đông Hà Nội giai đoạn 2018 – 2020.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
1. Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động
Tiền gửi
khách hàng 1.965 94,56 2.698 93,52 2.985 81,85
Phát hành
2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng Huy động vốn từ dân cư 1.550 74,591 2.136 74,038 2450 67,179 Huy động vốn từ các DN, TC 485 23,340 615 21,317 885 24,267 Huy động từ các TCTD khác 43 2,069 134 4,645 312 8,555
3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Vốn huy động không kỳ hạn 255 12,27 329 11,40 389 10,67 Vốn huy động kỳ hạn <= 12 tháng 1.685 81,09 2.346 81,32 3.003 82,34 Vốn huy động kỳ hạn >12 tháng 138 6,64 210 7,28 255 6,99
4. Cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền
Nội tệ 1952 93,94 2590 89,77 2912 79,85
Ngoại tệ 126 6,06 295 10,23 735 20,15
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018 – 2020, Phòng kế toán ngân quỹ, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Đông Hà Nội
Về cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức huy động thì tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn so với tổng nguồn vốn (tỷ trọng hơn 80%) nhưng nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng khá ít gây mất cân bằng trong cơ cấu nguồn vốn theo hình thức huy động. Huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá
ở VPBank chi nhánh Đông Hà Nội còn hạn chế. Cụ thể năm 2018, nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá là 113 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,44%. Năm 2019, huy động bằng giấy tờ có giá tăng thêm 74 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6,48%. Đến năm 2020, huy dộng bằng hình thức này có sự tăng trưởng mạnh, mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng ít so