Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây dựng số 2 Tỉnh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng số 2 tỉnh yên bái (Trang 36 - 41)

Tỉnh Yên Bái

2.2.1 Phân tích thực trạng mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn của công ty qua BCĐKT.

Vốn kinh doanh và nguồn vốn của doanh nghiệp luôn biến động. Mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn khi thay đổi có thể là thuận lợi nhưng cũng có thể là không hợp lý, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đây em xin đi vào phân tích thực trạng mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn của Công ty cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yên Bái được phản ánh ở bảng 2.

33

Bảng 2: Bảng Vốn và Nguồn vốn (nguồn: Phòng Kế Toán ) Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

số

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

TÀI SẢN

A. Tài sản ngắn hạn

(100=110+120+130+140+150) 100 37,399.98 88.53 32,734.41 89.01 23,085.15 90.36 I. Tiền và các khoản tương

đương tiền 110 6,690.55 17.89 1,797.94 5.49 1,920.76 8.32

II. Các khoản đầu tư tài

chính ngắn hạn 120 2,000 8.66

III. Các khoản phải thu ngắn

hạn 130 11,019 29.46 20,472.59 62.54 12,041.93 52.16 IV. Hàng tồn kho 140 13,685.96 36.59 7,986.43 24.40 3,122.41 13.53 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 6,004 16.05 2,477.45 7.57 4,000.04 17.33 B. Tài sản dài hạn (200=220+250) 200 4,845.28 11.47 4,043.02 10.99 2,462.03 9.64 I. Tài sản cố định 220 4,745.28 97.94 3,943.02 97.53 2,362.03 95.94

II. Các khoản đầu tư tài

chính dài hạn 250 100 2.06 100 2.47 100 4.06 Tổng cộng tài sản (270=100+200) 270 42,245.27 100 36,777.43 100 25,547 100 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả (300=310+330) 300 36,118.48 85.50 30,625.11 83.27 19,224.76 75.25 I. Nợ ngắn hạn 310 32,389.79 89.68 27,821.43 90.85 19,199.08 99.87 II. Nợ dài hạn 330 3,728.68 10.32 2,803.68 9.15 25.68 0.13 B. Vốn chủ sở hữu 400 6,126.79 14.50 6,152.32 16.73 6,322.42 24.75 I. Vốn chủ sở hữu 410 6,126.79 100 6,152.32 100 6,322.42 100 Tổng cộng nguồn vốn (440=300+400) 440 42,245.27 100 36,777.43 100 25,547.17 100

34

2.2.1.1 Phân tích biến động và cơ cấu phân bổ tài sản

Quy mô tài sản 3 năm có xu hướng giảm, năm 2019 so với năm 2018 giảm 5,467.84 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 12.94%. Năm 2020 so với năm 2019 giảm 11,230.25 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 30.54%. Trong cả 3 năm, tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu tài sản (lần lượt là 88.53%, 89.01% và 90.36%). Đi sâu xem xét cụ thể ta thấy:

Tài sản ngắn hạn năm 2019 so với năm 2018 giảm 4,665.58 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 12.47%. Năm 2020 so với năm 2019 giảm 9,649.26 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 29.48%. Chủ yếu là do Tiền và các khoản tương đương tiền giảm (năm 2019 giảm 73.13% so với năm 2018, năm 2020 tăng 6.83% so với năm 2019 nhưng không đáng kể), các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng biến động, không ổn định, năm 2019 tăng 85.79% so với năm 2018, nhưng năm 2020 lại giảm mạnh (giảm 41.18% so với năm 2019). Lượng hàng tồn kho giảm dần theo thời gian, năm 2019 giảm 41.65% so với năm 2018 và năm 2020 giảm 60.9% so với năm 2019. Tài sản ngắn hạn khác giảm 58.74% vào năm 2019, năm 2020 có tăng 61.46% nhưng vẫn không thể tăng lên bằng mức của năm 2018.

Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng chủ yếu là các khoản phải thu và hàng tồn kho. Đối với các khoản phải thu, đây là số vốn doanh nghiệp đang bị chiếm dụng. Các khoản phải thu lớn, mà chủ yếu lại là các khoản phải thu của khách hàng, điều này cho thấy doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng . Tuy nhiên, các khoản phải thu có xu hướng tăng thể hiện tính bất cập trong công tác quản lý vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp.

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tổng tài sản (năm cao nhất chiếm 16.56% tổng tài sản) và không có biến động nhiều. Trong đó, tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm trên 90% tổng tài sản). Vì là doanh nghiệp xây lắp nên các khoản đầu tư tài chính dài hạn mỗi năm chỉ cố định là 100 triệu đồng (chiếm không quá 5% trong tổng tài sản dài hạn).

2.2.1.2 Phân tích biến động và cơ cấu phân bổ nguồn vốn

Tương ứng với sự giảm mạnh của tổng tài sản, tổng nguồn vốn của Công ty xây dựng số 2 Yên Bái trong 3 năm cũng giảm. Trong tổng nguồn vốn thì các khoản nợ

35

phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn (năm 2018 là 85.5%, năm 2019 là 83.27% và năm 2020 là 75.25%). Trong khi đó thì nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng tài sản (năm 2018 là 14.5%, năm 2019 là 16.73% và năm 2020 là 24.75%) tuy có tăng nhưng nhìn chung doanh nghiệp khó có thể tự chủ về tình hình tài chính của mình, đây là một điều kiện không tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp vì không có sự an toàn về tài chính và có nhiều rủi ro.

Tuy nhiên để có những kết quả cụ thể hơn ta sẽ phân tích và tìm hiểu diễn biến sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yên Bái.

Bảng 3: Phân tích diễn biến sử dụng vốn (nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần xây dựng số 2 tỉnh Yên Bái)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Diễn biến sử dụng vốn

2019/2018 2020/2019

Số tiền % Số tiền %

1. Tăng tiền 122.82 0.50 2. Tăng đầu tư ngắn hạn 2,000 8.15 3. Tăng phải thu khách hàng 9,812.53 37.85 4. Tăng phải thu nội bộ ngắn hạn 37.66 0.15 5. Tăng các khoản phải thu khác 144.73 0.59 6. Tăng dự phòng thu khó đòi 488.19 1.99 7. Tăng chi phí trả trước ngắn hạn 506.26 2.06 8. Tăng tài sản ngắn hạn khác 1,016.33 4.14 9. Giảm vay và nợ ngắn hạn 3,353.76 13.67

10. Giảm phải trả cho người bán 4,056.58 16.54

11. Giảm người mua trả tiền trước 8,010.95 30.90 1,422.72 5.80

12. Giảm thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1,390.10 5.36 507.53 2.07

13. Giảm các khoản phải trả phải nộp khác 83.37 0.32

14. Giảm quỹ khen thưởng, phúc lợi 25.44 0.10 69.55 0.28

15. Giảm vay và nợ dài hạn 925 3.57 2,775 11.31

16. Giảm dự phòng trợ cấp mất việc làm 3.01 0.01

36

18. Giảm vốn khác của CSH 8,024.56 32.71

19. Giảm cổ phiếu ngân quỹ 261.42 1.01

20. Giảm quỹ đầu tư phát triển 384.35 1.48

Tổng cộng 25,927 100.00 24,529 100.00

Về sử dụng vốn:

Sử dụng vốn của năm 2019 so với năm 2018 cũng giảm tương ứng với nguồn vốn, cụ thể như sau:

Tăng phải thu của khách hàng 9,812 triệu đồng, điều này cho thấy Công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều, số tiền chưa thu được sau khi bàn giao công trình cao, làm cho nguồn vốn của công ty giảm sút nghiêm trọng.

Giảm các khoản người mua trả tiền trước 8,010 triệu đồng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu 5,033 triệu đồng. Điều này cũng hợp lý với chính sách tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng, nhưng cũng nên có biện pháp quản lý tốt để cải thiện nguồn thu cho Công ty.

Giảm thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1,390 triệu đồng là việc cần thiết để giữ chữ tín đối với Công ty. Sử dụng quỹ đầu tư phát triển để mua sắm tài sản cố định 384.3 triệu đồng.

Sử dụng vốn năm 2020 so với năm 2019 vẫn có xu hướng giảm, cụ thể như sau: Tăng đầu tư ngắn hạn 2,000 triệu đồng, tăng các khoản phải thu nội bộ, phải thu khách hàng và tăng dự phòng các khoản thu khó đòi. Tăng tài sản ngắn hạn khác 1,016 triệu đồng. Trả bớt các khoản vay và nợ ngắn hạn 3,353 triệu đồng. Trả bớt cho người bán 4,056 triệu đồng nhằm giữ chữ tín và mối làm ăn của Công ty là điều hợp lý. Trả dần một số khoản vay và nợ dài hạn 2,775 triệu đồng. Giảm vốn khác của chủ sở hữu 8,024 triệu đồng.

Như vậy, trong 3 năm gần đây, tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty đang gặp những khó khăn về việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng, cũng như việc trả lương cho người lao động, nguyên nhân khách quan do nền kinh tế bị ảnh hưởng

37

bởi dịch bệnh, nhưng bên cạnh đó, nguyên nhân chủ quan cũng do bộ máy quan lý tài chính chưa có những biện pháp triệt để và hiệu quả tăng nguồn thu cũng như giải quyết những khó khăn về tài chính cho Công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng số 2 tỉnh yên bái (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)