2.2.2.1 Chỉ số về khả năng thanh toán.
Bảng 4: Bảng phân tích chỉ số khả năng thanh toán (nguồn: BCĐKT)
Chỉ tiêu 2018 2019 2020
Hệ số thanh toán tổng quát 1.17 1.20 1.33
Hệ số thanh toán hiện thời 1.15 1.18 1.20
Hệ số thanh toán nhanh 0.73 0.89 1.04
Hệ số thanh toán tức thời 0.21 0.06 0.10
Từ bảng trên ta thấy, hệ số thanh toán nhanh tổng quát của công ty năm 2019 so với năm 2018 đã tăng 0.03 lần và có xu hướng tăng ở năm 2020 khi mà hệ số này ở mức 1.33, tăng 0.13 lần so với năm 2019. Điều này cho thấy công ty vẫn có thể đảm bảo được các khoản nợ từ tài sản hiện có của công ty.
Hệ số thanh toán hiện thời của công ty cũng được đảm bảo ở mức cao ở cả 3 năm, qua đó ta thấy được tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có đủ khả năng để chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ số vẫn còn tăng cao trong những năm tiếp theo thì có thể dẫn đến tình trạng bị ứ đọng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Hệ số thanh toán nhanh của công ty có mức tăng ổn định trong cả 3 năm gần đây (từ 0.73 tăng lên mức 0.89 vào năm 2019 và dừng lại ở mức 1.04 tại năm 2020). Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản ngắn hạn thành tiền, sau khi trừ đi các yếu tố hàng tồn kho để trả các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả.
Tuy nhiên, qua bảng trên ta có thể nhận thấy sự thiếu đảm bảo với chỉ số thanh toán bằng tiền của công ty qua hệ số thanh toán tức thời, và các hệ số này đều đang ở
38
mức thấp. Điều này cho thấy công ty sẽ gặp khó khăn với các khoản thanh toán nợ cần tiền mặt, và có nguy cơ mất khả năng chi trả tiền mặt đối với các khoản nợ ngắn hạn. Cần phải có những biện pháp và hướng giải quyết đúng đắn để cải thiện tình hình này.
2.2.2.2 Chỉ số về cơ cấu tài chính
Bảng 5: Bảng phân tích chỉ số cơ cấu tài chính (nguồn: BCKĐT)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Hệ số nợ trên tổng tài sản 0.85 0.83 0.75 Hệ số vốn chủ sở hữu 0.15 0.17 0.25
Trong nhóm chỉ tiêu này, hệ số nợ là chỉ tiêu được quan tâm nhất. Hệ số nợ trên tổng tài sản cho biết phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Qua bảng phân tích trên, có thể thấy hệ số nợ của công ty ở mức tương đối cao, nằm trong khoảng 75% đến 85%. Trong nhóm ngành xây dựng, hầu hết đều ở mức khá cao như trên, là do đặc thù của ngành là thu hồi vốn chậm, chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay hoặc chiếm dụng tạm thời từ khách hàng.
Bên cạnh đó, hệ số vốn chủ sở hữu của công ty đang ở mức thấp, chỉ nằm trong khoảng từ 15% đến 25%, điều này cho thấy kết cấu vốn chủ sở hữu được sử dụng trên tổng nguồn vốn còn thấp, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc chủ động sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh, nguy cơ gặp rủi ro tài chính cao trong hoạt động vay vốn.
39
2.2.2.3 Chỉ số về năng lực hoạt động kinh doanh.
Bảng 6: Bảng phân tích chỉ số năng lực hoạt động kinh doanh (nguồn: BCĐKT)
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Doanh thu thuần 60,814.34 44,626.95 27,230.25 Hàng tồn kho bình quân 11,502.33 10,836.19 5,554.42
Số vòng quay hàng tồn kho 5.29 4.12 4.90
Thời gian lưu kho bình quân 68.09 87.41 73.43
Nợ phải thu khách hàng bình quân 7,160.97 13,790.60 14,431.94
Số vòng quay nợ phải thu 8.49 3.24 1.89
Kỳ thu tiền bình quân 42.39 111.25 190.80
Nợ phải trả người bán bình quân 7,298.60 11,067.59 10,220.07 Giá vốn hàng bán 54,524.86 39,492.08 23,957.49
Số vòng quay nợ phải trả 7.47 3.57 2.34
Kỳ trả tiền bình quân 48.19 100.89 153.57
Vốn lưu động bình quân 31,891.38 35,067.19 27,909.78
Số vòng quay vốn lưu động 1.91 1.27 0.98
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy:
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2019 giảm 1.17 vòng so với năm 2018 (năm 2019 là 4.12 vòng, năm 2018 là 5.29 vòng), đến năm 2020 thì số vòng quay có tăng nhưng tăng rất ít (năm 2020 là 4.90 vòng, tăng 0.78 vòng so với năm 2019). Điều này cho thấy hàng tồn kho của Công ty đang vận động với tốc độ vừa phải, nhưng có xu hướng giảm dần, năm 2020 có tăng nhưng không đáng kể.
40
Thời gian lưu kho bình quân của năm 2018 là 68.09 ngày, năm 2019 tăng lên 87.41 ngày (tăng 19.32 ngày so với năm 2018) nhưng đến năm 2020 lại giảm xuống còn 73.43 ngày (giảm 13.98 ngày so với năm 2019). Điều này cho thấy hàng tồn kho của Công ty đang vận động với tần suất vừa phải, nếu có biện pháp cải thiện tốc độ vân động của hàng tồn thì sẽ khiến cho doanh thu tăng và sinh ra nhiều lợi nhuận hơn.
Số vòng quay nợ phải thu năm 2019 là 3.24 vòng, giảm 5.26 vòng so với năm 2018 (8.49 vòng). Năm 2020 số vòng quay nợ phải thu tiếp tục giảm mạnh xuống chỉ còn 1.89 vòng, giảm 1.35 vòng so với năm 2019. Số vòng quay nợ phải thu phản ánh mức số vòng quay của các khoản phải thu trong 1 năm, hay nói cách khác là phản ánh một đồng nợ phải thu bình quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ Công ty đang bị chiếm dụng vốn, khó thu hồi tiền để tái sản xuất.
Kỳ thu tiền bình quân của Công ty tỷ lệ nghịch với số vòng quay nợ phải thu. Kỳ thu tiền tăng dần theo thời gian, năm 2010 là 42.39 ngày, năm 2019 là 111.25 ngày, và năm 2020 là 190.8 ngày. Kỳ thu tiền càng lâu chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền của Công ty càng lâu, bị chiếm dụng vốn càng nhiều.
Số vòng quay nợ phải trả phản ánh một đồng nợ phải trả người bán bình quân trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng giá vốn hàng bán, hay đánh giá trong một năm các khoản phải trả quay được bao nhiêu vòng. Cụ thể, năm 2019 số vòng quay nợ phải trả của Công ty là 3.57 vòng, giảm 3.9 vòng so với năm 2018 (7.47 vòng). Năm 2020, chỉ số này tiếp tục giảm xuống còn 2.34 vòng, giảm 1.22 vòng so với năm 2019. Điều này cho thấy Công ty thanh toán tiền chưa nhanh, tỷ lệ chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác hơi cao.
Kỳ trả tiền bình quân của Công ty cũng tỷ lệ nghịch với số vòng quay nợ phải trả. Năm 2018 là 48.19 ngày, tăng lên 100.89 ngày ở năm 2019 và lên đến 153.57 ngày vào năm 2020. Chứng tỏ nợ phải trả quá hạn trong Công ty rất cao, Công ty đang có dấu hiệu rủi ro tài chính, mất khả năng thanh toán. Cần có các biện pháp để giải quyết kịp thời.
Bên cạnh số vòng quay hàng tồn kho, số vòng quay vốn lưu động cũng được chú ý bởi các nhà đầu tư. VLĐ của một DN bao giờ cũng trải qua các hình thái khác nhau để rồi cuối cùng DN lại thu được tiền về. Số vòng quay càng lớn, càng chứng tỏ mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn, và ngược lại. Qua bảng phân tích trên có thể thấy số
41
vòng quay VLĐ của công ty khá thấp, năm 2018 ở mức 1.91 vòng/năm. Năm 2019 giảm xuống 1.27 vòng/năm, số tiền thu từ hoạt động bán hàng khá lớn, nhưng VLĐ lại luân chuyển thấp, do các khoản phải thu của khách hàng, bị chiếm dụng vốn từ khách hàng. Năm 2020, cũng với khoản thu từ khách hàng lớn, nên vòng quay VLĐ còn giảm hơn nữa, là 0.98 vòng/năm. Nếu công ty không có những biện pháp quản lý vốn hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ giảm và rủi ro trong hoạt động kinh doanh là không tránh khỏi.
42
2.2.2.4 Chỉ số về khả năng sinh lời
Bảng 7: Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời (nguồn BKQHĐKD)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2018
Năm 2019
Năm 2020
Doanh thu thuần Triệu đồng 60,814.34 44,626.95 27,230.25
Lợi nhuận trước lãi vay và
thuế Triệu đồng 3,438.88 2,291.84 1,657.79
Lợi nhuận kế toán trước thuế Triệu đồng 2,889.67 1,012.01 309
Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 2,388.44 759.01 254.93
Vốn kinh doanh bình quân Triệu đồng 34,998.98 39,511.35 31,162.30 Vốn chủ sở hữu bình quân Triệu đồng 6,511.38 6,139.55 6,237.37 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu (ROS) % 3.93 1.70 0.94
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn kinh doanh (ROA) % 6.82 1.92 0.82
Tỷ suất sinh lời của vốn kinh
doanh (ROI) % 9.83 5.80 5.32
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở
hữu (ROE) % 36.68 12.36 4.09
Căn cứ vào bảng chỉ tiêu trên, ta có những nhận xét sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (Hệ số lãi ròng – ROS)
Năm 2019, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty sụt giảm so với năm 2018. Cụ thể, 1 đồng doanh thu năm 2019 chỉ tạo ra 0.0170 đồng lợi nhuận sau thuế so với 0,0393 đồng lợi nhuận ở năm 2018.
Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty sụt giảm so với năm 2019. Cụ thể, 1 đồng doanh thu năm 2020 tạo ra 0.0094 đồng lợi nhuận sau thuế so với 0.0170 đồng lợi nhuận ở năm 2019. Tốc độ sụt giảm cũng đã chậm lại.
Qua đó ta thấy các chi phí trong công ty được sử dụng lãng phí, công ty cần tăng cường kiểm soát chi phí tại các bộ phận.
43
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Năm 2019, cứ 1 đồng vốn kinh doanh của Công ty bỏ ra trong năm tạo ra 0,0192 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0,0490 đồng so với năm 2018 (0.0682 đồng).
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của Công ty năm 2019 là khá thấp, vốn kinh doanh bình quân (giá trị tổng tài sản bình quân) tăng và lợi nhuận sau thuế giảm làm cho ROA giảm rất nhiều.
Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của Công ty sụt giảm 1.1%. Cụ thể, cứ 1 đồng vốn kinh doanh của Công ty bỏ ra trong năm chỉ tạo ra có 0.0082 đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 0.011 đồng so với năm 2019 (0,0192 đồng).
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của Công ty năm 2020 tiếp tục giảm, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản kém, sức sinh lời của tài sản thấp, điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc đầu tư theo chiều rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh (ROI)
Năm 2019, tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh của Công ty chỉ đạt 5.8%, giảm 4.03% so với năm 2018 (9.83%). Năm 2020 giảm xuống còn 5.32%. Cụ thể, cứ 1 đồng vốn kinh doanh vào năm 2018 thì kiếm lời được 0.0983 đồng, nhưng đến năm 2019 thì chỉ còn 0.0580 đồng, và năm 2020 thì còn 0.0532 đồng.
Điều đó chứng tỏ Công ty chưa quản lý tốt được hiệu quả sử dụng vốn, sức sinh lời của đồng vốn thấp dần theo thời gian, điều này gây khó khăn cho Công ty khi đầu tư vào hoạt động kinh doanh.
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
Cùng chiều hướng biến động với ROS, năm 2019 ROE giảm 24.32% so với năm 2018 (ROE năm 2018 là 36.68% và năm 2019 là 12.36%). Năm 2020, ROE tiếp tục giảm xuống còn 4.09% so với năm 2019, giảm 8.28%. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty đang gặp nhiều vấn đề khó khăn, hiệu quả chưa tốt, dẫn đến sức sinh lời của vốn chủ sở hữu thấp và giảm dần trong 3 năm, góp phần làm cho khả năng đầu tư của Công ty bị giảm sút.
Nhận xét: Việc các hệ số giảm nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần giảm mạnh, cộng them việc các chi phí tăng nhanh. Công ty cần chú trọng vào công tác quản lý các khoản chi phí và tăng doanh thu từ hoạt động kinh doanh.
44