Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành thuốc nhập khẩu

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm thiên thảo (Trang 28 - 61)

Ngành dược phẩm chịu tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó dân số và thu nhập của người dân là yếu tố rất lớn ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ngành. Sự tăng về dân số cũng như nhu cầu sẽ khiến Việt Việt trở thành một thị trường giàu tiềm năng. Mặt khác , cũng với sự phát triển của xã hội, trình độ dân trí được nâng lên kéo theo đó là sự hiểu biết về các mặt hàng dược phẩm nhập khẩu cũng được nâng lên nhanh chóng.

Trong cạnh tranh giá thuốc là một trong những nhân tố đóng vai trò rất quan trọng, yếu tố này thuộc về chủ quan của nhà sản xuât - kinh doanh. Vì vậy, một thuốc được sản xuất ra hoặc nhập khẩu về muốn lưu hành lâu dài trên thị trường cần phải có một giá cả hợp lí. Để có một giá hợp lí người sản xuất và kinh doanh phải cân nhắc tới nhiều yếu tố có liên quan tới mặt hàng, đó là các nhân tố làm ảnh hường tới giá thuốc.

Tinh toán giá thành: nếu là thuốc nhập khẩu phải tính toán tới mọi chi phí làm thế nào để giảm chi phí tới mức tối thiếu.

So sánh với giá của các thuốc có cùng hoạt chất: những thuốc có cùng một hoạt chất nhưng sản xuất theo nhầng công nghệ khác nhau, bao bì khác nhau, qui cách đóng gói khác nhau thì giá cả cũng khác nhau. Những thuốc có cùng hoạt chất nếu mang tên gốc thì giá thường thấp, nếu mang tên biệt dược giá cả thường cao hơn. Vì

21

vậy, khi định giá một mặt hàng phải hết sức thận trọng, phải so sánh với những thuốc có cùng hoạt chất để định giá hợp lí.

Mức giá thuốc chung ở trong nước: phải tính toán tới giá thuốc chữa bệnh chung ở trong nước nhất là với những loại thuốc và nhóm thuốc có tác dụng chầa bệnh tương tự. Dựa vào mặt bàng giá thuốc trong nước để định giá cho họp lí, không thể đặt một loại thuốc ờ giá quá cao hoặc quá thấp so với giá chung về thuốc ờ trong một nước.

Tính tới giá của những sản phẩm cùng loại ở những nước khác nhau: : Cùng một sản phẩm nhưng sản xuất ở những nước khác nhau thì giá khác nhau. Mặt khác, cùng một sản phẩm sản xuất ở một nơi nhưng bán ở các nước khác nhau thì giá khác nhau. Bởi vì có rất nhiều yếu tố chi phối tới giá thuốc như: công nghệ, giá sức lao động, chính sách thuế, khả năng tiêu thụ, thị hiếu thầy thuốc...Do đó khi định giá phải tính tới yếu tố này, nếu không dễ bị cạnh tranh bời những nhà sản xuất và kinh doanh khác.

Tính toán tới khối lượng hàng bán: Khối lượng hàng bán được rất có ý nghĩa tới giá hàng. Khối lượng hàng bán ra thường tỉ lệ nghịch với giá hàng hóa.

Tinh tới giả trị chữa bệnh: phải xem thuốc đó là thuốc đặc hiệu hay không đặc hiệu, khả năng chữa bệnh của loủi thuốc đó tới đâu, so sánh giá thuôc của nó với giá của nhóm thuốc cùng tác dụng.

Để có một giá cạnh tranh trên thị trường nhà sản xuất kinh doanh phải tính toán tới tất cả các yếu tố trên, không được bỏ qua bất cứ yếu tố nào.

22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN THẢO

2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty

2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM THIÊN THẢO

Tên giao dịch quốc tế: THIENTHAO PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY

Tên doanh nghiệp viết tắt: THIENTHAO PHARMA ., JSC Mã số thuế: 0100280537

Địa chỉ: Số 61-63 Trần Quốc Hoàn, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Nhân viên: 200+

Người đại diện: DS Tô Trương Quyền Điện thoại: (+84) 24 3537 0654

Fax: (+84) 23 3537 0650 Ngày hoạt động: 17/12/2009

Quản lý bởi: Cục Thuế Thành phố Hà Nội

Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần ngoài Nhà nước Kho: 100 mét vuông, tiêu chuẩn GDP, GSP

Cửa hàng: tại Trung tâm Hapu, tiêu chuẩn GDP

Ngành nghề: Kinh doanh dược phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế, tư vấn, nhập khẩu trực tiếp

Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Thảo thành lập năm 1995 với loại hình công ty TNHH. Công ty TNHH dược phẩm Thiên Thảo đã chuyển thành công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Thảo, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0100280537 do phòng Đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 17/12/2009.

Thay đổi toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu, mở rộng quy mô kinh doanh – tạo bước đà để thực hiện những chiến lược kinh doanh và tầm nhìn mới. Hiện nay, công ty có hơn 200 nhân viên, có công ty con tại TP Hồ Chí Minh và các đại lý trên toàn quốc, liên doanh với công ty BV Pharma. Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng của Pháp, Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số công ty trong nước có tên tuổi.

23

Công ty có đội ngũ nhân viên có trình độ, gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập. Phương châm của Công ty là “ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”. Các chính sách tái ngộ, khen thưởng của Công ty đều rõ ràng, minh bạch đảm bảo quyền lợi của người lao động.

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Bảng 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Năm Hoạt động

1995 Thành lập Công ty TNHH Dược phẩm Thiên Thảo

1996 Phân phối cho các công ty: Daiichi(Nhật Bản); Theramex (Pháp), Biocodex(Pháp), UPSA (Pháp), Servier(Pháp), Ciba(Thụy Sĩ).

1997 Phân phối cho các công ty: Meiji(Nhật Bản), Serono(Pháp), Hexal(Đức).

1998 Phân phối cho Công ty Chauvin (Pháp).

1999 Phân phối cho các Công ty: Nova Agentina(Ý).

Fisiopharma(Ý). Alfa Intes(Ý).

2000 Xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đông y tại Hà Nội, phân phối cho Công ty Jelfa (Ba Lan).

2002 Phân phối độc quyền cho Ciech- Công ty Polfa (Ba Lan), Meiji (Nhật Bản).

2003 Thành lập văn phòng đại diện.

2004 Sáp nhập một phần phân xưởng sản xuất của Công ty với Công ty DP 204, xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP.

2005 Thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2006 Góp vốn liên doanh sản xuất với Công ty Cổ phần BV Pharma.

2010 Thành lập Công ty Thiên Thảo Sài Gòn tại TP. Chuyển đổi mô hình từ Công ty TNHH thành Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Thảo.

2014 Phân phối độc quyền sản phẩm Amino Collagen- Meiji (Nhật Bản) tại Việt Nam.

2015 Ra mắt sản phẩm kháng sinh Meiact 200mg – Meiji (Nhật Bản) tại Việt Nam.

2016 Ra mắt thuốc kháng sinh Meiact 50mg – Meiji (Nhật Bản) tại Việt Nam.

2018 VP Pharma gia nhập Tập đoàn Thiên Thảo.

(Nguồn: Phòng Hành chính – nhân sự)

24

Bảng 1.2. Các ngành nghề kinh doanh của Công ty

Mã Ngành

1079 Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: đồ ăn dinh dưỡng, sữa, và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoocmon

4632 Bán buôn thực phẩm

Chi tiết: Bán buôn thực phẩm và thực phẩm chức năng 4649 Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: Bán buôn dược phẩm, dụng cụ y tế; Bán buôn hàng mỹ phẩm(trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người)

4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác Chi tiết: Bán buôn thiết bị y tế

4721 Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh 4722 Bản lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh Chi tiết: Bán lẻ thực phẩm và thực phẩm chức năng

4772 Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ dược phẩm, dụng cụ y tế trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ mỹ phẩm (trừ mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người) 5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

Chi tiết: Hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp (Không bao gồm tư vấn luật và tài chính)

7310 Quảng cáo

7320 Nghiên cứu thị trường và thăm dò dự dư luận 8230 Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại

8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh.

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

25

Sơ đồ 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Thảo

(Nguồn: phòng Hành chính – Nhân sự)

Chức năng của các phòng ban chuyên môn:

Ban giám đốc

Là người có quyền lực cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Nhà nước và pháp luật.

Điều hành các hoạt động của các phòng ban Trực tiếp phụ trách công tác cán bộ

Quyết định các vấn đề liên quan đến chính sách, chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cải thiện điều kiện lao động cho cán bộ công nhân viên.

Phòng đào tạo và Tài nguyên

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

P.Sale & Marketing

P. Thầu & XNK P. Tài chính- Kế toán P.Hành chính-Nhân sự P.Cung ứng & BP.Kho P.Nghiên cứu-phát triển

P.Đào tạo & tài nguyên

26

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực, kinh nghiệm, luôn tận tâm với công việc.

Luôn xác định con người là vốn quý nhất để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và cho xã hội. Vì vậy, công ty luôn chú trọng xây dựng chính sách chăm sóc, thu hút lao động, trẻ hóa đội ngũ.

Đào tạo và phát triển con người là một trong những nhiệm vụ ưu tiên.

Đề ra các chính sách đào tạo với mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, có đạo đức kinh doanh, phong cách làm việc chuyên nghiệp và nhiệt tình phục vụ khách hàng.

Lắng nghe ý kiến và khuyến khích nhân viên sáng tạo ý tưởng, chia sẻ thông tin và kiến thức.

Đưa ra các kế hoạch đào tạo, hỗ trợ nhân viên xây dựng kế hoạch phát triển cá nhân, tạo môi trường thuận lợi giúp nhân viên phát huy hết khả năng, phát triển trình độ chuyên môn và đạt được mục tiêu cá nhân.

Phòng nghiên cứu và phát triển

Đầu tư và phát triển phòng Nghiên cứu và Phát triển ( gọi tắt là R & D) quy tụ nhiều chuyên gia, nhân viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong và ngoài nước.

Phòng R & D có nhiệm vụ nghiên cứu tiềm năng thị trường và định hướng phát triển sản phẩm cho doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở vững chắc để phát triển sản phẩm và chiếm lĩnh thị phần lớn hơn. Tạo niềm tin vững chắc để đối tác yên tâm hợp tác, giao phó sản phẩm cho công ty.

Phòng Sale & Marketing

Đội ngũ Marketing có trình độ cao, giàu kinh nghiệm và có tinh thần cầu thị. Đội ngũ Marketing lành nghề, luôn đưa ra những ý tưởng tuyệt vời để xây dựng những chiến lược kinh doanh đúng đắn.

Mang lại những giá trị gia tăng cho khách hàng và đối tác; đồng thời mang lại giá trị cao cho công ty và cho xã hội.

Phòng thầu và XNK

- Bộ phận Thầu:

Lập và trình duyệt kế hoạch đấu thầu của các dự án.

Trình duyệt hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu các gói thầu của các dự án theo phân cấp.

27

Tham gia công tác đấu thầu, chọn thầu, thẩm định hồ sơ thầu theo chức năng chuyên môn của phòng.

- Bộ phận XNK:

Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Thực hiện và giám sát việc mở tờ khai để nhận hàng theo yêu cầu của luật Hải quan.

Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mỗi ý tưởng sáng tạo nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng công việc của bộ phận.

Tài chính- kế toán

Đảm bảo tình hình tài chính lành mạnh, hiệu quả, chính xác, đầy đủ và kịp thời. Hiệu quả của hoạt động tài chính được khai thác dựa trên những lợi thế có sẵn. Khai thác mối quan hệ với khách hàng.

Cải thiện quy chế quản lý tài chính.

Kiện toàn tổ chức bộ máy công tác kế toán. Tuân thủ các quy định của pháp luật.

Phòng hành chính - nhân sự

Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện công các nội quy, quy định của công ty.

Lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo nhân viên, luân chuyển công tác, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm.

Phòng cung ứng & Bộ phận kho

Nhận yêu cầu mua hàng từ cấp trên giao xuống Đề xuất giá bán cho sản phẩm phụ trách

Thực hiện giám sát tiến độ và nghiệm thu đơn hàng Theo dõi công nợ

Xử lý những vấn đề phát sinh xảy ra trong công việc Sắp xếp hàng hóa, vật tư, nguyên liệu trong kho Đảm bảo tiêu chuẩn của hàng hóa trong kho Thực hiện các thủ tục xuất nhập hàng

Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu

2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

28

Bảng 1.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn và chi phí trong những năm gần đây

(đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 Tổng tài sản +TSNH +TSDH 193,642 205,987 199,603 233,441 171,654 184,689 178,764 211,558 21,989 21,989 20,838 21,883 Tổng nguồn vốn +Vốn CSH +Nợ phải trả 193,642 205,987 199,603 233,441 39,023 39,365 32,089 38,205 154,619 166,622 161,398 201,352 Chi phí +Giá vốn + BH&QL 604,009 611,316 670,769 783,378 244,236 249,791 249,791 302,834 359,773 361,525 420,978 480,544

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của công ty)

Qua bảng trên, ta thấy tình hình tổng tài sản và tổng nguồn vốn trong những năm gần đây của công ty tăng đều qua các năm. Cụ thế, tổng tài sản năm 2020 tăng lên 170.5% so với năm 2017, điều này xảy ra là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, các khoản phải thu của khách hàng tăng trong khi hàng tồn kho không biến động nhiều và các chi phí trả trước ngắn hạn cũng tăng mạnh. Tổng nguồn vốn của công ty tăng mạnh giai đoạn 2017-2020, tăng 17.04%.

Chi phí của doanh nghiệp tăng đều qua các năm, cụ thể năm 2020 tăng 22.9% so với năm 2017. Những yếu tố làm tăng chi phí của công ty đa phần phụ thuộc vào các chính sách của Nhà nước về thuế, phí, thủ tục hành chính. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty còn phát sinh rất nhiều khoản phí chính thức lẫn không chính thức, nói cách khác công ty vẫn chưa kiểm soát tốt các chi phí đầu vào khiến cho lợi nhuận sụt giảm.

2.1.5.2. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2020

Bảng 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2020

(Đơn vị: triệu đồng) 2017 2018 2019 2020 Doanh thu 279,881 308,569 313,486 372,541 Lợi nhuận thuần 11,829 12,310 10,912 10,377

29 Lợi nhuận trước thuế 19,567 11,688 10,564 9,934 Lợi nhuận sau thuế 15,407 8,823 7,750 7,081 ROE 39.48% 22.41% 24.15% 18.53% ROA 7.96% 4.28% 3.88% 3.03% ROS 5.5% 2.86% 2.47% 1.9%

(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Công ty)

Thông qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh nêu trên, ta thấy doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty không ổn định và khó đoán qua các năm:

Giai đoạn 2017-2020, doanh thu của công ty tăng đều qua các năm từ 279,881 triệu đồng lên 372,541 triệu đồng, thế nhưng lợi nhuận của Công ty sau khi trừ đi các chi phí khấu hao và các chi tiêu tài chính như thuế, lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm 54%.

Doanh thu tăng trưởng tốt về mặt giá trị là do công ty đã áp dụng chính sách bán hàng, chính sách tín dụng hợp lý cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng tăng thời hạn thanh toán hợp đồng hay áp dụng chiết khấu khi khách hàng thanh toán hợp đồng đúng hạn. Điều này đã giúp công ty giữ chân khách hàng tốt hơn, đồng thời cũng giúp đem về cho công ty những đơn hàng thường xuyên hơn.

Năm 2017, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế của cả nước, ảnh hưởng đến các nguyên vật liệu như: giá gaz, giá điện, lãi suất ngân hàng… trong khi đó giá bán sản phẩm cho các công ty dược phẩm khó tăng vì giá bán của công ty dược do nhà nước quản lý, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Đứng trước tình hình đó, Ban lãnh đạo công ty đã tiến hành chính sách tiết kiệm, giảm lãng phí

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động nhập khẩu dược phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm thiên thảo (Trang 28 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)