5. Kết cấu khóa luận
2.4.3 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân
Mặc dù việc nhập khẩu diễn ra khá nhanh chóng và thuận lợi. Tuy nhiên hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại quốc tế AG có rất nhiều điểm thiếu sót cần kể đến như:
Thứ nhất, kinh nghiệm trong việc mua và ký các hợp đồng bảo hiểm, thuê tàu chưa nhiều. Đối với những hợp đồng công ty mua theo giá FOB thì trách nhiệm thuê tàu và mua bảo hiểm thuộc về công ty. Tuy vậy công ty chưa tự thực hiện việc thuê tàu mà ủy thác việc thuê tàu cho các hãng hoặc đại lý tàu biển. Khả năng thuê tàu và các phương tiện vận chuyển chưa tốt, kinh nghiệm trong việc mua và khí hợp đồng bảo hiểm chưa nhiều. Thực chất là do công ty chưa có một cán bộ nghiệp vụ nào chuyên gia thành thạo chuyên sâu vào hai nghiệp vụ này. Vì vậy dẫn đến chi phí cho hoạt động này còn cao và hiệu quả công việc chưa đạt được như mong muốn, chưa tối thiểu hóa được chi phí cho công ty.
59
Thứ hai, nguồn nhân lực của công ty còn đang hoàn thiện chưa có sự đồng đều về trình độ các nhân viên. Có những hàng hóa khó khăn trong việc đánh giá định lượng, xác định các thông số, chỉ số kỹ thuật… mà nhân viên kỹ thuật của công ty cũng chưa thật xuất sắc để có thể kiểm tra những nỗi này tại cảng nên hầu như công ty đều nhờ bên kỹ thuật ngoài cùng phối hợp kiểm tra. Bên cạnh đó là hoạt động đàm phán diễn ra khá tốn kém về mặt thời gian bởi nhân viên công ty chủ yếu sử dụng ngôn ngữ Anh, trình độ cơ bản trong khi sản nhà xuất khẩu lại chủ yếu là Đức, Thụy Sĩ, Italia, Trung Quốc.
Thứ ba, việc thiết lập tạo dựng mối quan hệ giữa công ty với các bạn hàng, với các cơ quan chức năng của chính phủ còn kém, do đó mỗi khi có công việc công ty thường gặp phải những khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết và hầu như công ty chỉ có mối quan hệ với các doanh nghiệp trong ngành thiết bị, phụ tùng công nghiệp thuộc lĩnh vực mình quan tâm. Hiện nay việc nhập khẩu thiết bị, phụ tùng chỉ tập trung vào thị trường chính như đã kể trên của công ty. Bởi sự hiểu biết về các thủ tục mang tính chất quốc tế còn kém, việc nghiên cứu các tập tục văn hóa, luật pháp quốc tế phục vụ cho hoạt động nhập khẩu cũng thực sự chưa được công ty quan tâm đến. Điều này khiến cho công ty gặp rất nhiều khó khăn khi đi tìm các đối tác mới phục vụ cho việc nhập khẩu. Đồng thời, do gặp những khó khăn về nguồn tài chính nên hiện tại công ty cũng chưa có được một chiến lược tìm hiểu thị trường nước ngoài, nhất là các thị trường mục tiêu. Việc thực hiện các chiến lược này đòi hỏi phải có nguồn tài chính dồi dào hỗ trợ mới có thể thực hiện được. Thị trường nhập khẩu của công ty chưa được mở rộng chủ yếu là đường quen thuộc, công ty vẫn chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc mở rộng ra các thị trường mới.
Thứ tư, mặc dù lượng hàng nhập khẩu thiết bị, phụ tùng của công ty tăng qua các năm gần đây nhưng lượng khách hàng của công ty chủ yếu là qua việc khách hàng tìm đến mình chứ công ty vẫn chưa chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Khả năng tìm hiểu tiếp cận thông tin hiện nay của công ty rất bị động. Trong thời đại bùng nổ thông tin, doanh nghiệp nào nhanh biết nắm bắt và xử lý thông tin đúng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Tuy nhiên công ty lại quá chú trọng vào các quy trình về giao nhận hơn là các khâu tìm kiếm lượng khách hàng tiềm năng. Việc khuếch trương quảng cáo trong thị trường nội địa của công ty để nhằm tiêu thụ các hàng nhập khẩu cũng chưa có sự quan tâm, công ty vẫn luôn bị động trong việc tiêu thụ. Đôi khi do quá chú trọng vào nghiên cứu tìm hiểu thị trường nước ngoài mà công ty quên đi vai trò nhiệm vụ của nghiên cứu thị trường trong nước. Đây chính là yếu tố đảm bảo cho sự
60
tồn tại và khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty. Tệp khách hàng tiềm năng trong những năm qua của công ty có tăng nhưng chưa thực sự đáng kể. Nhận thức được vai trò quan trọng của thông tin, trong thời gian qua công ty đã chú trọng hơn vào việc tìm kiếm, khai thác thông tin bằng nhiều cách qua báo đài, qua mạng internet, qua tạp chí chuyên ngành… và bước đầu đã thu thập được khá nhiều thông tin. Tuy nhiên, khả năng xử lý phân loại thông tin còn kém, chất lượng thông tin bị giảm do phải qua quá nhiều khâu khiến cho nhiều khi công ty đã nắm được các thông tin nhưng vẫn bị lỡ mất cơ hội.
Bên cạnh những nguyên nhận chủ quan đã nêu ở trên, những hạn chế của công ty cũng một phần là do nguyên nhân khách quan có thể kể đến như sau:
Chính sách quản lý ngoại tệ của chính phủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và khả năng thanh toán các hợp đồng nhập khẩu nói riêng. Nguồn ngoại tệ các doanh nghiệp thu về thông qua hoạt động xuất khẩu đều phải gửi vào Ngân hàng nhà nước để nhà nước quản lý. Khi tiến hành thanh toán ngoại tệ cho các hợp đồng nhập khẩu thì doanh nghiệp sẽ rút ngoại tệ ra từ các ngân hàng và nếu nguồn ngoại tệ của họ không đủ thì doanh nghiệp phải viết đơn xin mua ngoại tệ và phải nộp đơn xin rút vốn vay. Tuy nhiên thủ tục thực hiện hết sức phức tạp và gây ra khó khăn cho công ty cả khi công ty sử dụng chính nguồn ngoại tệ của của mình để thanh toán. Chính sách này khiến cho công ty phải tự cân đối của ngoại tệ để nhập khẩu và thường phải thanh toán các hợp đồng nhập khẩu theo phương thức trả tiền ngay khiến cho khả năng quay vòng vốn của công ty không được cao
Việc ban hành các chính sách cơ chế mới của chính phủ cụ thể như việc cho phép tất cả các doanh nghiệp đủ tư cách pháp nhân có thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, điều này có thể khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu trong nước và giúp cho công ty có nhiều thuận lợi hơn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình nhưng mặt khác lại tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh gây ra những khó khăn mới cho công ty.
Trên đây là một số mặt đã được đạt được và chưa đạt được của công ty. Để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường, đòi hỏi công ty phải đưa ra được giải pháp nhằm khuyến khích đẩy mạnh các mặt đã đạt được và tận dụng tối đa các lợi thế phát huy các từ được các tiềm năng, ưu điểm sản phẩm của mình. Bên cạnh đó còn phải biết khắc phục các mặt còn tồn tại, những nhược điểm đã và đang hạn chế sự phát triển của công ty để giúp công ty phát triển hơn nữa trong thời gian tới.
61
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU THIẾT BỊ, PHỤ TÙNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ AG