Tài nguyên du lịch của huyện Kim Bôi

Một phần của tài liệu Phân tích các lợi thế trong thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch huyện kim bôi tỉnh hòa binh đến năm 2030 (Trang 39 - 43)

5. Nội dung của khóa luận tốt nghiệp

2.1.2. Tài nguyên du lịch của huyện Kim Bôi

 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn huyện khá đa dạng, phong phú với hệ thống các hang động, những dãy núi đá vôi, thác nƣớc, khu rừng nguyên sinh, thung lũng,... Một số điểm tài nguyên chính có tiềm năng phát triển du lịch nhƣ:

 Suối khoáng Kim Bôi:

Suối khoáng Kim Bôi thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì. Khoáng đƣợc xuất lộ ra từ vỉa đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, khi lộ thiên nƣớc có nhiệt độ 34 - 36 C, đƣợc đánh giá là suối khoáng có thành phần hóa học ổn định nhất. Qua kiểm nghiệm, nguồn nƣớc khoáng Kim Bôi là điều kiện lý tƣởng để phục hồi sức khỏe. Nƣớc suối Kim Bôi đã đƣợc đóng chai làm nƣớc giải khát. Nguồn khoáng nóng phun lên từ độ sâu l75,5 m và đƣợc bơm dẫn trực tiếp vào các bể tắm phục vụ du khách, nơi dây đã đƣợc khai thác du lịch sinh thái, nghi dƣỡng, chữabệnh...

 Mỏ nƣớc khoáng nóng thuộc xã Vĩnh Đồng và xã Hạ Bì:

Là một mỏ nƣớc khoáng đƣợc khai thác từ thời Pháp thuộc nổi tiếng nhất trong các nguồn nƣớc khoáng tại Hòa Bình. Những khảo nghiệm và phân tích nƣớc khoáng Vĩnh Đồng Kim Bôi cho biết khả năng trị liệu những chứng bệnh về niệu đạo của loại nƣớc khoáng thiên nhiên này. Nƣớc khoángVĩnh Đồng Kim Bôi có hàm lƣợng khoảng hòa tan cân bằng (TDS) ở mức 309 mg/lit. Với hàm lƣợng khoáng chấtnày, Nƣớc khoảng Vĩnh Đồng Kim Bôi tuyệtđối an toàn cho mọi đối tƣợng sử dụng, ngay cả đối với trẻ sơ sinh. Nƣớc khoáng Vĩnh Đồng đƣợc đóng chai nƣớc nƣớc khoáng và bán ra cho ngƣời tiêu thụ, Công ty nƣớc

31

khoảng thiên nhiên Kim Bôi Hòa Bình đƣợc thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

 Khu vực Thung Rếch:

Thuộc xã Tú Sơn, rộng trên 1.300 ha có thung lũng rộng 629 ha, xung quanh là đồi núi và hệ thống hang động đẹp có nhiều mô hình trồng trọt cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lƣơng thực, trồng rừng và chăn nuôi gia súc, gia cầm đặc biệt là các loại động vật đặc sản nhƣ lợn rừng, nhím, gà gô. khí hậu trong lành có thể ví nhƣ một Đà Lạt thu nhỏ. Trƣớc đây vùng đất này vốn chỉ có đồng bào Mƣờng sinh sống. Kể từ sau khi dâng nƣớc lòng hồ Sông Đà, bà con ngƣời Dao, ngƣời Mƣờng chuyển về đây sinh sống và tạo nên sự đa dạng về văn hỏa, khiến cho vẻ đẹp Thung Rếch càng sinh động thêm. Nơi đây rất thích hợp phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc Mƣờng, Dao.

 Tài nguyên du lịch nhân văn

Kim Bôi không chỉ có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên mà tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất phong phú và đa dạng nhƣ di tích lịch sử văn hoá, lễ hội truyền thống, ẩm thực,... Đây vùng đất nổi tiếng về văn hóa dân gian, lễ hội truyền thống, Chiêng Mƣờng mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Việt Mƣờng.

 Di tích khảo cổ:

Khu mộ cổ Đống Thếch thuộc xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng, có từ nửa cuối thế kỷ 17 thời Lê với hàng ngàn cột đá lớn, nhỏ đƣợc khắc chữ Hán – Nôm. Những cột đá tàng, cái cao lênh khênh, cái thấp lẻ tẻ, tròn hoặc dẹt cắm quanh những ngôi mộ. Trƣớc đây khu này rất rộng với hàng trăm ngôi mộ và hàng ngàn cột đá xanh đƣợc chôn xung quanh mỗi mộ giống nhƣ một rừng đá. Những cột đá xanh đƣợc lấy từ Thanh Hóa, cột đá to nhất có chiều rộng hơn 1m, cao khoảng 4m. Tất cả đƣợc dựng theo hình tròn có quy luật, ẩn dƣới mỗi nấm mộ là những đồ tùy táng có giá trị khảo cổ... Phía đầu mộ chôn ba khối đá cao to nhất thành một hàng, phía chân mộ chôn ba khối nhỏ hơn, thấp hơn đổi xứng với đầu mộ.

32

Huyện Kim Bôi có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong năm mỗi vùng có nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mƣờng, Dao, Thái, Tày, Hoa... với nhiều lễ hội nhƣ: Hội xuân, Lễ Khuống mùa, Dộng chùa, Lễ Hạ Điền, Lễ Mừng cơm mới, Lễ mở cửa rừng, Hội đọc mong (săn thú), Hội đánh cá, Tết nhảy, Cấp sắc, và các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng cao nhƣ tung còn, đánh mảng, đánh đuốn (quay), đánh khăng, cò le, đánh chó, buôn chó, chằm chỉ chằm chăn, chơi đu, thi đi cà kheo, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, bói hoa, gọi nàng khọt... vẫn duy trì thƣờng xuyên và một số trò chơi, lễ, hội đang đƣợc phục dựng, đặc biệt một số lễ hội thu hút đông đảo dân cƣ địa phƣơng nhƣ:

- Lễ hội Mƣờng Động (Chiềng Động) xóm Chiềng, xã Vĩnh Đồng: Tổ chức ngày 07 - 08 tháng giêng âm lịch. Lễ hội diễn ra nhằm tƣởng nhớ công đức của Vua cha, Vua Bà, Vua Con (tức hai vợ chồng Vua Hùng và con trai Vua Hùng), ông Đinh Công Chinh – Thành hoàng làng. Lễ hội đƣợc tổ chức tại Chùa Động và Đinh Động. Chùa Động xƣa đƣợc đặt tại khu vực đỉnh đồi thuộc đất xóm Chiềng xã Vĩnh Đồng, hiện nay đƣợc chuyển xuống chân đồi thuộc vị trí phía Đông Nam của di tích mộ cổ Đống Thếch, xóm Chiềng, xã VĩnhĐồng. Đình Động đƣợc đặt tại địa điểm Xóm Chiềng – xã Vĩnh Đồng một thời gian dài đƣợc trƣng dụng xây dựng lại làm trụ sở UBND xã và hiện nay đã đƣợc sửa chữa và hoạt động lại.

- Lễ Khuống mùa tại Miếu Khu Động xóm Chanh, xã Vĩnh Đồng đƣợc tổ chức vào ngày 07 tháng 3 âm lịch.

- Hội chùa Sim xã Hợp Đồng đƣợc tổ chức vào ngày 14 - 15 tháng giêng âm lịch. Lễ hội xuống đồng (5/4 âm lịch hàng năm).

 Ẩm thực:

Với đặc trƣng là một huyện có địa hình nhiều đồi núi, dân cƣ chiếm đa phần là dân tộc Mƣờng, do đó đặc trƣng ẩm thực tại đây là ẩm thực dân tộc Mƣờng: Văn hóa ẩm thực của ngƣời Mƣờng đƣợc tạo nên từ những món ăn đơn giản, dân dã mang hƣơng vị của núi rừng, sông suối. Điều đặc biệt nhất trong

33

văn hóa ẩm thực ngƣời Mƣờng là sử dụng lá chuối để bày các món ăn (cỗ lá), cỗ lá trở thành thƣơng hiệu riêng của ngƣời Mƣờng. Về ẩm thực có cơm lam, nếp nƣơng, nếp cẩm, thịt gà nấu măng chua hạt dổi, thịt trâu lá chua (lá lồm), cá ốt (gói) đồ (hấp), cá chua, thịt chua các món chế biến từ các sản phẩm của rừng, sông, suối... các loại bánh chay, bánh hèm (nhân), bánh trôi, bánh uôi, bánhrán... và đồ uống nhƣ rƣợu ngâm đặc sản núi rừng (rƣợu chuối hột, rƣợu lá cây thuốc,...), rƣợu cần, đặc biệt làng nguồn nƣớc khoáng có thể uống ngay tại mỏ nƣớc khoáng ở xóm Mớ Đá xã Hạ Bì,..

 Bản sắc văn hóa dân tộc:

- Với dân số khoảng 117,8 nghìn ngƣời, trong đó dân tộc Mƣờng chiếm đa số khoảng 83% dân số toàn huyện, còn lại là dân tộc Kinh, Dao. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa đa dạng, mang đậm bản sắc riêng của từng dân tộc. Trong đó, dân tộc Mƣờng chiếm đa số, là dân tộc bản địa gắn liền với văn hóa Hòa Bình ra đời cách đây hàng nghìn năm. Dân tộc Mƣờng với những nét văn hóa truyền thống nhƣ: văn hóa Chiêng Mƣờng, văn hóa "cơm đồ, nhà gác, nƣớc vác, lợn thui, ngày lui tháng tới" với lễ hội, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, âm nhạc,... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa, cộng đồng.

- Âm nhạc có nhiều làn điệu cổ, dân gian, nhiều bài, nhiều phong cách trình diễn nhạc cụ đặc sắc nhƣ hoà tấu cồng chiêng xéc bùa, cò ke ống sáo (các bài nhị sáo truyền thống)...

- Trang phục, nhà ở: Những bộ trang phục với họa tiết giản dị, nhƣng không kém đi sự tinh tế, đặc biệt là những nét hoa văn trên cạp váy đã tôn lên vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ. Nhà ở của ngƣời dân bản địa là những ngôi nhà sàn lớn, mộc mạc, mái tranh hay lợp lá cọ, lợp ngói, ẩn khá kín dƣới màu xanh của cây cối trồng quanh nhà.

- Phong tục tập quán: Đám cƣới cổ truyền của dân tộc Mƣờng mang trong nó nhiều nét độc đáo đậm đà bản sắc văn hóa dân gian Mƣờng. Đây là một trong những sinh hoạt văn hóa rất đƣợc đồng bào Mƣờng coi trọng bởi nó bắt đầu một

34

giai đoạn mới của đời ngƣời.Ngƣời Mƣờng là một trong những dân tộc đặc biệt coi trọng hôn nhân. Lễ cƣới cổ truyền Mƣờng thƣờng gồm có 4 bƣớc chính: Dạm hỏi (lễ lêu lâu lêu lá) (Ti kháo thiếng) (Đi kháo thiếng), Ăn hỏi (Ti nòm) (Đi nòm), Ra mắt chàng rể (ti cháu) (Đi cháu) và Lễ đón dâu (Xƣớc du) (Xớp du).

- Canh tác: Do địa hình dốc nên ngƣời dân bản địa canh tác trên ruộng bậc thang là chủ yếu, với các cây trồng nhƣ lúa nƣớc, ngô, sắn...

- Lễ hội, ẩm thực.

 Làng nghề truyền thống:

Toàn huyện có 147 làng bản văn hóa. Có một làng đƣợc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chọn làm điểm mô hình bảo tồn làng bản truyền thống (xóm Vay, xã Thƣợng Tiến), là xóm 100% ngƣời Mƣờng sinh sống và còn giữ đƣợc 98% là nhà sàn vẫn còn duy trì, bảo tồn đƣợc các phong tục tập quán cổ truyền của ngƣời Mƣờng xƣa. Ngoài ra, Kim Bôi còn có nghề dệt thổ cẩm ở một số xã nhƣ: VĩnhTiến, xã Kim Tiến, xã Nam Thƣợng, làng nghề đan lát, tăm mành, tăm hƣơng, đan mâm, đan giỏ, đan sọt, đan đồ gia dụng ở xã Kim Bình, xã Bắc Sơn, xã Thƣợng Tiến.

Một phần của tài liệu Phân tích các lợi thế trong thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch huyện kim bôi tỉnh hòa binh đến năm 2030 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)