Quản lý sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu và đề xuất biện pháp quảng bá phát triển thương hiệu tổng công ty hóa chất việt nam (Trang 45 - 78)

- Chuyển đơn quốc tế cho Văn phòng quốc tế

I.5.3Quản lý sở hữu trí tuệ trong doanh nghiệp

Sau khi các doanh nghiệp tạo nên tên tuổi trên thị trường, các nhãn hiệu (hoặc biểu tượng doanh nghiệp) đã đăng ký bảo hộ, thì lúc này họ cần quan tấm đến việc quản lý SHTT. Một số nguyên tắc chính như sau [7,8]:

thúc đẩy giá trị doanh nghiệp chứ không dừng lại ở việc bảo hộ đơn thuần;

- Tập trung vào thương mại tài sản trí tuệ chứ không dừng lại ở khía cạnh pháp lý;

- Cần liên kết chặt chẽ hơn giữa SHTT và chiến lược kinh doanh trong suốt vòng đời sản phẩm.

Qua đó ta có thể rút ra được các nhiệm vụ quản lý chính như sau : - Bảo vệ và kiển soát thương hiệu ;

- Thực hiện các chiến lược SHTT xoay quanh các mục tiêu thương hiệu chính ;

- Giám sát và theo dõi ;

- Giải quyết tranh chấp và kiện tụng ;

- Đảm bảo các quyền SHTT được đưa vào chiến lược phát triển thương hiệu.

Chương II. THƯƠNG HIỆU TỔNG CÔNG TY HOÁ CHẤT VIỆT NAM TRONG BƯỚC ĐƯỜNG HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN

II.1 Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM)

Được phôi thai từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngành Hoá chất Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật quan trọng ngay sau khi hoà bình lập lại, khi mà một loạt các nhà máy hóa chất như: Supe Phốt phát Lâm Thao, Apatít Việt Nam, Cao su Sao Vàng, Pin Văn Điển, Hoá chất Việt Trì, Xà phòng Hà Nội vv....ra đời. Đặc biệt, từ khi Tổng Cục Hoá chất được thành lập ngày 19/8/1969, các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành đã được tập trung và phát triển có chiến lược.

Trong những năm 1965 – 1975, ngoài nhiệm vụ vừa xây dựng vừa sản xuất, đáp ứng nhu cầu phân bón, hóa chất cho miền Bắc và chi viện cho miền Nam, Tổng Cục Hóa chất còn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho 3 đơn vị danh hiệu Anh hung lực lượng vũ tranh, 2 cá nhân được tặng anh hung lao động. Đây là niềm tự hào to lớn của CNVC ngành hóa.

Sau giải phóng Miền Nam, bên cạnh các nhà máy hoá chất được cải tạo mở rộng hoặc xây dựng mới ở miền Bắc, Tổng Cục Hoá chất còn được tiếp quản một số Xí nghiệp Hoá chất của chế độ cũ để lại. Trong thời kỳ này tuy còn nhiều khó khăn nhưng Tổng Cục Hoá chất đã liên tục phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch, cung cấp cho đất nước những sản phẩm quan trọng như: Phân lân chế biến, thuốc trừ sâu, hoá chất cơ bản, sản phẩm cao su, sản phẩm điện hoá, hoá mỹ phẩm ... đồng thời đã xây dựng được đội ngũ cán bộ KHKT, quản lý và công nhân lao động đông đảo.

quan trọng trong công tác quản lý khi bước vào giai đoạn 5 năm 1991 – 1995, trọng tâm là việc chuyển đổi cơ chế quản lý quan liêu, bao cấp sang cơ chế quản lý thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Công nghiệp hóa chất đã thực sự chuyển mình và cả chất và lượng, tạo ra sinh lực mới. Đây là giai đoạn tạo ra những tiền đề rất quan trọng để vươn lên trng thời gian tiếp theo.

Được thành lập theo mô hình Tổng Công ty 91 theo Quyết định 835/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/12/1995, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, tên giao dịch quốc tế là VINACHEM, kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, kỹ thuật, lao động của Tổng Cục Hoá chất với nhiệm vụ: Sản xuất kinh doanh nguyên liệu, vật tư hoá chất; các loại phân bón; các loại thuốc trừ sâu hoá chất bảo vệ thực vật, các loại hoá chất vô cơ, hữu cơ; các loại sản phẩm cao su, chất dẻo, sơn, pin, ắc quy, đất đèn và khí công nghiệp, chất giặt rửa, hương liệu mỹ phẩm...và các nhiệm vụ khác.

Ngay từ khi mới thành lập, cùng với những khó khăn chung của cả nước, Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, thách thức của cơ chế thị trường do. Tuy nhiên, nhờ có chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự chỉ đạo của Chính phủ, lãnh đạo Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam đã chỉ đạo sát sao các Công ty thành viên phát huy tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đồng thời tranh thủ tích luỹ, tận dụng mọi nguồn vốn, phát huy nội lực, sự năng động sáng tạo của từng đơn vịđể cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, tích cực đầu tư mới, tiếp cận với KHKT tiên tiến. Nhờ vậy, đến nay phần lớn các Công ty thành viên của Tổng Công ty đã nậng cao được năng lực sản xuất cũng như trình độ kỹ thuật, công nghệ. Các sản phẩm làm ra đã có sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường nhiều sản phẩm không chỉ có uy tín với bạn hàng trong nước mà còn được xuất khẩu.

nhập ngày càng sâu rộng, phải cạnh tranh gây gay cả trong nước và quốc tế, Tổng Công ty có những phát triển vượt bậc, toàn diện trên các mặt sản xuất, kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, lao động sang tạo, ứng dụng KHCN …

Tổng Công ty đã góp phần đảm bảo an ninh lượng thực đất nước, mỗi năm phục vụ sản xuất nông nghiệp 1,4 triệu tấn phân bón chứa lân, đáp ứng 100% nhu cầu của cả nước, khoảng 1,8 – 1,9 triệu tấn phân NPK các loại và 200 nghìn tấn đạm. Ngoài phân bón, các sản phẩm như cao su (săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô …), chất giặt rửa, các sản phẩm điện hóa, hóa chất cơ bản cũng phát triển. Trong 10 năm qua, tốc độ phát triển của Tổng Công ty bình quân là 11,13%, chiếm khoảng 10% tỷ trọng toàn ngành công nghiệp của cả nước.

Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, môi trường chính trị, kinh tế, xã hội được cải cách nhiều theo hướng mở cửa; Tổng Công ty hoá chất Việt Nam đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển thương hiệu gắn liền với chiến lược sản xuất kinh doanh và đã trở thành doanh nghiệp đóng góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều đó thể hiện trong nhiều lĩnh vực [2]:

1. Hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Duy trì và phát triển các mặt hàng truyền thống như: Các loại phân bón, sản phẩm cao su, các loại hóa chất cơ bản, sản phẩm điện hóa, các chất giặt rửa, sơn, chất dẻo, que hàn, khí công nghiệp và khai thác khoáng sản nhằm chủ động nguồn nguyên liệu.

- Các sản phẩm phân bón Tổng Công ty đang sản xuất gồm Ure, Supe photphat đơn, phân lân nung chảy, phân NPK các loại ở khắp ba miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn khủng hoảng và khó khăn của nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa đã làm tốt chức năng nhà nước giao phó là nòng cốt trong việc bình ổn giá phân bón, góp phần bảo đảm an ninh lương thực.

- Các sản phẩm cao su phục vụ Công nghiệp, giao thông vận tải và đời sống xã hội như săm lốp xe các loại, các sản phẩm cao su kỹ thuật... đều được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000. Hiện tại các nhà máy đã sản xuất được các loại lốp radial bố thép và lốp ô tô siêu trọng cỡ lớn. Các nhà máy sản xuất ở khắp ba miền với công suất hơn 1,5 triệu lốp ô tô/ năm, 15 triệu lốp xe máy/ năm

- Các hóa chất cơ bản được sản xuất tại các nhà máy của Tổng Công ty hóa chất Việt nam gồm: axit sunfuric (H2SO4), axit photphoric (H3PO4), axit clohydric (HCl), xut lỏng (NaOH), clo lỏng (Cl2), amoniac lỏng (NH3), khí cacbonic lỏng và rắn (CO2)....Hầu hết các nhà máy sản xuất hóa chất đều sử dụng dây chuyền thiết bị hiện đại hàng đầu khu vực.

- Các sản phẩm điện hóa như các loại pin, ăcquy đều được sản xuất trên các dây chyền hiện đại nhập khẩu từ Hàn quốc, Mỹ và châu Âu. Các sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn châu Âu với tổng công suất tới hơn 450 triệu pin tiêu chuẩn, Ắc quy đạt hơn 1,2 triệu KWh/ năm.

- Các sản phẩm sơn được sản xuất chủ yếu là sơn allyd, alkyd melamin và alkyd biến tính. Ngoài ra một số nhà máy còn sản xuất sơn đi từ cao su clo hóa, polyuretan, epoxy, sơn tường.... Các sản phẩm sơn của Tổng Công ty thỏa mãn nhu cầu thông dụng với màu sắc đẹp, phù hợp để sơn trên mọi chất liệu.

- Các sản phẩm que hàn đang được sản xuất là các loại que hàn và dây hàn thép cacbon thấp dùng trong nghành cơ khí, xây dựng và đóng tàu. ngoài ra cũng còn sản xuất một số chủng loại que hàn đặc biệt, có độ bền cao, que hàn gang và que hàn đắp chuyên dụng... Tổng Công suất đạt 30 ngàn tấn/ năm. Tổng Công ty còn sản xuất các loại khí công nghiệp như oxy, nitơ, axetylen, argon...dưới cả hai dạng khí và lỏng dùng trong công nghiệp, y tế và chế biến thực phẩm.

- Về khai thác khoáng sản Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam được nhà nước giao nhiệm vụ quản lý khai thác và chế biến quặng Apatit Lào Cai nhằm

chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất phân bón. Công suất khai thác các loại quặng I, quặng II và quặng tinh tuyển đạt trên 3 triệu tấn/ năm đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất phân bón trong nước và một phần xuất khẩu.

2. Công tác đầu tư xây dựng và phát triển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những năm gần đây các công ty thành viên không ngừng đầu tư mới vào tất cả các lĩnh vực sản xuất trên cơ sở kết hợp giữa đầu tư mới công nghệ hiện đại với tập trung tăng công suất các nhà máy hiện có đến mức cao nhất. Sử dụng thiết bị và công nghệ hiện đại của các nước G7 đồng thời cải tiến, đổi mới và mở rộng sản xuất để có các sản phẩm mới, chất lượng cao và giá cả cạnh tranh.

- Đầu tư thiết bị và công nghệ mới nâng công suất của một loạt nhà máy như nhà máy Supe phốt phát Lâm thao, Supe phốt phat Long thành; nhà máy phân đạm Hà bắc; nhà máy tuyển Tằng loỏng...

- Thành lập và xây dựng mới một số nhà máy mới với công nghệ và thiết bị hiện đại như: Nhà máy tuyển Bắc Nhạc Sơn tại Lào cai; Nhà máy DAP số 1 tại Đình vũ Hải Phòng; Nhà máy DAP số 2 Tại Lào cai; Nhà máy đạm than Ninh Bình.

- Tổng Công ty cũng đang đẩy mạnh và mở rộng công tác khai thác khoáng sản nhằm chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón và hóa chất cơ bản bằng các dự án Khai thác Bauxit và chế biến Hydroxit nhôm tại Lâm đồng; đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để khai thác muối kali tại Lào...

- Tổng Công ty cũng đã thành lập Công ty Tài chính Cổ phần Hóa chất nhằm chủ động thu xếp nguồn vốn cho sự phát triển lâu dài và bền vững.

Bên cạch những dự án, nhà máy mới đã và đang xây dựng Tổng Công ty cũng đang đấy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài như liên doanh với các đối tác đến từ Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan, Singapore... trong các lĩnh vực phân bón, hóa dầu, thuốc trừ sâu, chất tẩy rửa và

các lĩnh vực cao su... đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

3. Công tác khoa học công nghệ, đào tạo và thông tin

Khoa học công nghệ hướng tới áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường để phát triển bền vững luôn luôn được chú ý phát triền và thu được kết quả không nhỏ:

- Đầu tư máy móc, thiết bị và nghiên cứu sản xuất các sản phẩm cao su như dây chuyền trộn lõi, máy cán... Sản xuất thành công lốp radiad cho xe khách.

- Áp dụng công nghệ mới nhất trong sản xuất axit sunfuric, axit photphoric của nhà máy DAP; khí hóa than cho dự án sản xuất đạm; cải tiến nâng công suất cho dây chuyền phân lân nung chảy; thay thế than cốc bằng than antraxit nội địa để tăng công suất lò sản xuất phân lân giảm đáng kể tiêu thụ năng lượng.

- Hầu như tất cả thành viên của Tổng Công ty đã áp dụng quản lý bằng tiêu chuẩn ISO 9000; ISO14000.

- Hàng năm có 300 – 500 công nhân lành nghề tốt nghiệp trường Trung học Hóa chất của Tổng Công ty, đáp ứng yêu cầu nhân công kỹ thuật cao cho các nhà máy. Hàng năm đội ngũ kỹ sư, chuyên viên của Tổng Công ty cũng thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo trong nước và quốc tế trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lỹ nhằm nâng cao trình độ.

- Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, để quảng bá sản phẩm và thương hiệu, Tổng Công ty cũng đã xuất bản Tạp chí Công nghiệp Hóa chất ấn hành hàng tháng và thành lập trang thông tin điện tử (www.vinachem.com.vn)

Với truyền thống lịch sử lâu đời, đội ngũ cán bộ KHKT đông đảo, với các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, phần nào đã khẳng định vị thế quan trọng của Thương hiệu Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam

trên thị trường; không những trong giai đoạn trước đây mà ngay cả trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Những nỗ lực không ngừng của Lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã được Đảng, nhà nước ghi nhận bằng nhiều phần thưởng cao quý như:

• Huân chương Lao động hạng nhất

• Huân chương độc lập hạng nhất

• Huân chương Hồ Chí Minh (hai lần)

Thực hiện kết luận 45-KL/TW ngày 10/4/2009 của Bộ Chính trị và chỉđạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án thành lập Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam đã trình Chính phủ và đã được Chính phủ chấp thuận đề án “Thành lập Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam”. Sự ra đời của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam trong một ngày gần đây sẽ là một dấu ấn quan trọng, một bước ngoặt lịch sử, tạo ra thế và lực mới để phát triển ngành hóa chất Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỹ 21.

Khi Tổng Công ty trở thành Tập đoàn đã sở hữu có vốn nhà nước chi phối, Tập đoàn sẽ giữ vai trò nòng cốt trong việc phát triển các ngành trong lĩnh vực hóa chất, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khai thác triệt để các thế mạnh về tài nguyên, chủ động nguyên liệu đầu vào, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu …

Căn cứu Quyết định số 81/2009/QĐ-TTG ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025, Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam sẽ triển khai đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hóa dược, để ngành công nghiệp này có được cơ cấu sản phẩm tương đối hoàn chỉnh, hạn chế nhập khẩu và từng bước tự túc được các sản phẩm hóa dược, nhiên liệu sản xuất thuốc thiết yếu.

Để thực hiện chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của mình, công tác quảng bá phát triển thương hiệu cũng được Ban lãnh đạo Tổng Công ty quan tâm.

II.2. Công tác quảng bá phát triển thương hiệu VINACHEM hiện nay

Như đã phân tích ở trên với những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế, VINACHEM đã phần nào tạo lập được hình ảnh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ - Trong xu thế toàn cầu hoá và cạnh tranh gay gắt như

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu và đề xuất biện pháp quảng bá phát triển thương hiệu tổng công ty hóa chất việt nam (Trang 45 - 78)