Quy trình thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 30)

Quy trình thực hiện đề tài tiến hành qua các bước chủ yếu như sau:

Bước 1: Xây dựng khung phân tích trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, lý thuyết và các nghiên cứu trước có liên quan.

Bước 2: Chọn mẫu đảm bảo sự tương đồng, thu thập dữ liệu để đánh giá tác động chính sách bằng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID).

Bước 3: Sử dụng phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) để đánh giá tác động của quỹ cho vay CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn Đồng Tháp.

Bước 4: Phỏng vấn sâu để tìm hiểu nguyên nhân của kết quả tác động từ của chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo.

Hình 2: Quy trình thực hiện đề tài Nguồn: Đề xuất của tác giả (2019) 2.4. Dữ liệu nghiên cứu

Để đáp ứng điều kiện của kỹ thuật khác biệt trong khác biệt của phương pháp bán thí nghiệm, đề tài chọn 100 hộ làm Nhóm kiểm soát (Nhóm kiểm soát) có điều kiện tương đồng với 100 hộ thuộc nhóm xử lý (Nhóm xử lý) - vui lòng xem phần

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Chọn mẫu để đảm bảo tính tương đồng => Thu thập dữ liệu Đánh giá tác động (phương pháp DID) => Kết quả Mục tiêu nghiên cứu

Khung phân tích Nghiên cứu định lượng Phỏng vấn sâu Nghiên cứu định tính

Nguyên nhân kết quả, hạn chế Khuyên nghị, hàm ý chính sách

khung phân tích ở phía trên.

Phân bổ mẫu khảo sát

Thành phố Cao Lãnh hiện có 15 đơn vị hành chánh trực thuộc gồm 8 phường và 7 xã (Các phường: 1, 2, 3, 4, 6, 11, Mỹ Phú, Hòa Thuận; các xã: Mỹ Tân, Hoà An, Tịnh Thới, Tân Thuận Đông, Tân Thuận Tây, Mỹ Trà, Mỹ Ngãi).

Đề tài chọn ra 4 phường, xã để tiến hành khảo sát là: phường 2, phường 6, xã Hòa An, xã Mỹ Trà. Mỗi phường, xã chọn 25 hộ thuộc nhóm kiểm soát và 25 hộ thuộc nhóm xử lý (Bảng 2.11).

Bảng 2.11: Phân bổ mẫu khảo sát

Stt Huyện Nhóm xử lý Nhóm kiểm soát Cộng Tỷ trọng (%) 1 Phường 2 25 25 50 25 2 Phường 6 25 25 50 25 3 Xã Hòa An 25 25 50 25 4 Xã Mỹ Trà 25 25 50 25 Tổng số 100 100 200 100 Nguồn: Tính toán của tác giả (2019)

Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin của hộ nghèo ở thời điểm năm 2015 và năm 2018 bằng phương pháp hồi cứu, với các nội dung chính:

i) Phần sàng lọc: Giúp chọn đúng đối tượng điều tra là hộ nghèo thuộc nhóm xử lý hoặc nhóm kiểm soát.

ii) Thông tin về hộ gia đình: Số lượng thành viên trong hộ; Số lượng người phụ thuộc; Các thông tin về chủ hộ (tuổi, giới tính, học vấn, dân tộc), diện tích đất, tình trạng nhà ở; Tham gia các tổ chức chính trị, xã hội; Tài sản nhằm mục đích đảm bảo sự tương đồng giữa 2 nhóm như đã trình bày ở khung phân tích. Đặc biệt, thông tin về thu nhập của từng hộ ở 2 thời điểm 2015 và 2018 tác giả vừa thu thập trên cơ sở hỏi chính các hộ dân, vừa so sánh với các nguồn gốc thu nhập của các hộ để đảm bảo chính xác.

iii) Thông tin về vay vốn TDVM của CEP gồm: Số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, việc tiếp cận với tín dụng, hiểu biết về chương trình TDVM của CEP, đánh giá về thủ tục cho vay của chương trình TDVM của CEP và các khuyến nghị nếu có.

Nội dung chi tiết nội dung bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1.

Cách thức thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình bằng bảng câu hỏi in sẵn. Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình. Các bước tiến hành điều tra hộ:

(1) Liên hệ với Chi nhánh của CEP tại thành phố Cao Lãnh để nhận danh sách hộ có vay vốn ở thời điểm năm 2016 trở về sau nhưng không vay vốn ở thời điểm năm 2015, gọi là nhóm xử lý;

(2) Liên hệ với các Trưởng khu vực/ Trưởng khóm, ấp để chọn nhóm kiểm soát gồm hộ nghèo không vay vốn TDVM của CEP trong suốt giai đoạn 2015 - 2018, có đặc điểm tương đồng với nhóm xử lý;

(3) Tiến hành phỏng vấn cả hai nhóm hộ này. Nếu hộ dân từ chối tham gia phỏng vấn, sẽ được thay thế bằng hộ khác.

2.5. Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài

Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) để trả lời. Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, nghĩa là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của đối tượng quan sát (Nguyễn Xuân Thành, 2006). Thực hiện phương pháp DID bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: Nhóm tham gia chính sách (còn gọi là nhóm xử lý) và nhóm không tham gia chính sách (còn gọi là nhóm kiểm soát). Giả thiết quan trọng của phương pháp DID là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham gia chính sách có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do ảnh hưởng của chính sách.

Gọi Y là biến phản ánh đầu ra của chính sách. Gọi D là biến phản ánh nhóm quan sát, D = 0: Nhóm kiểm soát; D = 1: Nhóm xử lý. T = 0 là khi chưa có chính

sách, T = 1 là sau khi có chính sách. Tại thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y00 (D = 0, T = 0) và đầu ra của nhóm xử lý là Y10 (D = 1, T = 0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y01 (D = 0, T = 1) và đầu ra của nhóm xử lý là Y11 (D = 1, T = 1). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00) (Hình 2.2).

Đầu ra, Y Y11[D = 1]

Ước lượng DID

Y10[D = 1]

Y01[D = 0]

Y00[D = 0]

T= 0 T = 1 Thời gian, T

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2006)

Đề tài chọn hộ nghèo theo phân loại của địa phương ở thời điểm năm 2015, có tham gia vay vốn TDVM của CEP trong năm 2018 nhưng không vay vốn của CEP trong năm 2015 làm nhóm xử lý. Và hộ nghèo theo xếp loại của địa phương ở thời điểm năm 2015 nhưng không tham gia vay vốn của CEP trong cả giai đoạn 2015 - 2018 có các đặc điểm (thu nhập đầu người, học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất, giá trị tài sản, quy mô hộ, có nhà ở, …) tương tự với các hộ có vay vốn của CEP làm nhóm kiểm soát. Với giả định rằng vào năm 2015, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu cả hai nhóm không vay vốn TDVM của CEP thì thu nhập của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2015 đến 2018.

Căn cứ vào chuẩn nghèo của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 để chọn hộ nghèo tham gia nghiên cứu. Đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người vượt ra xa khỏi chuẩn nghèo của tỉnh để loại bỏ trường hợp hộ không nghèo thực chất nhưng được xếp vào diện hộ nghèo. Việc chọn hộ thuộc

nhóm kiểm soát và nhóm xử lý như trên nhằm thỏa mãn điều kiện của phương pháp phân tích khác biệt trong khác biệt. Ngoài ra, để những yếu tố khác đảm bảo sự tương đồng thì cơ cấu của cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu đảm bảo như tác giả đã trình bày trong khung phân tích.

Đối với mục tiêu 2 (nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan (hộ nghèo, cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) để tı̀m hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động đó là gì.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan và lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo. Trên cơ sở đó thiết lập khung phân tích. Chương này cũng trình bày về dữ liệu, cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TDVM CỦA CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP

3.1. Tổng quan chương trình TDVM của CEP giai đoạn 2015 - 2018 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

3.1.1. Giới thiệu chương trình CEP

CEP là một tổ chức tài chính vi mô phi lợi nhuận, do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) thành lập vào tháng 11/1991, nhằm cung cấp dịch vụ tài chính cho công nhân lao động nghèo tự tạo việc làm, giúp họ có thu nhập, làm giảm tình trạng nghèo của công nhân lao động TPHCM. Đến nay, CEP là tổ chức tài chính vi mô lớn nhất ở Việt Nam. CEP có mạng lưới chi nhánh tại hoạt động trên địa bàn TPHCM, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tỉnh ĐBSCL.

Mục tiêu của Quỹ CEP: Cung cấp TDVM cho người nghèo và nghèo nhất nhằm giúp họ khởi nghiệp hoặc phát triển công việc làm ăn, sản xuất nhỏ, tự tạo thu nhập. Từ đó, giúp họ cải thiện an sinh gia đình; Giảm tỷ lệ thất nghiệp trong người nghèo; Mở rộng cung cấp các dịch vụ TDVM cho người nghèo và duy trì sự bền vững tài chính của tổ chức.

CEP đã cung cấp các sản phẩm: Sản phẩm cho vay tạo thu nhập cơ bản (cho vay trả hàng tuần hoặc hàng tháng), sản phẩm tiết kiệm (tiết kiệm bắt buộc gắn kết với sản phẩm vay và tiết kiệm định hướng), sản phẩm cho vay cải thiện nhà ở, sản phẩm cho vay học nghề.

Giai đoạn 2013 - 2016, Quỹ CEP có sự tăng trưởng. Đến cuối năm 2016, CEP có 28 chi nhánh với 399 cán bộ, nhân viên. Số lượng thành viên (hộ nghèo) của CEP đạt 233.100 người. Bình quân mỗi chi nhánh của CEP cho vay 7.787 thành viên, với dư nợ bình quân của 1 thành viên là 9,2 triệu đồng. Mỗi nhân viên của CEP quản lý trung bình 546 khoản vay. Tổng dư nợ của quỹ CEP đạt 1.155.664 triệu đồng; Số dư tiết kiệm đạt 520.848 triệu đồng; Nợ vay là 299.734 triệu đồng; Vốn chủ sở hữu đạt 375.214 triệu đồng; Tổng tài sản đạt 1.236.375 triệu đồng.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động của Quỹ CEP giai đoạn 2012 - 2016

Stt Chỉ số CEP 2016 2015 2014

1 Số chi nhánh 34 33 32

2 Số nhân viên 557 519 492 3 Tổng số thành viên 329.619 305.835 276.774 4 Thành viên tiết kiệm 278.717 262.268 247.909 5 Thành viên đang vay 309.949 288.490 260.810 6 Số khoản vay 356.117 340.703 315.956 7 Doanh số cho vay (triệu VNĐ) 5.686.859 4.993.261 3.832.467 8 Mức vay bình quân (VNĐ) 15.969.074 14.655.760 12.129.749 9 Tiết kiệm / Thành viên (VNĐ) 3.647.975 3.287.659 2.823.084 10 Thành viên đang vay / Chi nhánh 9.116 8.742 8.150 11 Thành viên đang vay / Nhân viên 556 556 530 12 Dư nợ cho vay (triệu VNĐ) 2.761.692 2.398.294 1.823.674 13 Số dư tiết kiệm (triệu VNĐ) 1.016.753 862.248 699.868 14 Nợ đi vay (triệu VNĐ) 901.040 835.998 515.251 15 Vốn chủ sở hữu (triệu VNĐ) 812.030 678.181 555.490 16 Tổng tài sản (triệu VNĐ) 2.849.129 2.477.477 1.856.074

Nguồn: CEP (2017)

Thành viên CEP được phân thành 3 nhóm: nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo (Bảng 3.2). CEP tập trung phục vụ người nghèo và những người nghèo nhất.

Bảng 3.2: Phân nhóm hộ nghèo tham gia TDVM của CEP

Phân loại hộ Số người phụ thuộc

Thu nhập

(VNĐ/ngày) Tài sản Nhà cửa Nghèo nhất 3 hoặc hơn Thấp hơn 30.000 Không có hoặc rất ít và chất lượng kém Chất lượng thấp, không kiên cố, không

có điện và nước Nghèo Giữa 2 và 3 30.000 đến 58.300 Cũ và chất lượng kém

Chất lượng thấp, bán kiên cố, có điện, nước

sinh hoạt Tương đối nghèo Thấp hơn 2 Cao hơn 58.300 Chất lượng thấp đến trung bình

Kiên cố, có điện, nước sinh hoạt

Thành viên CEP sử dụng vốn vay chủ yếu để buôn bán nhỏ, sản xuất các mặt hàng thủ công hoặc sản xuất dựa vào sức lao động (mua phế liệu, làm nhang, làm chổi, chăn nuôi gia cầm, gia súc). Một phần của khoản vay được thành viên của CEP sử dụng để cải tạo nhà ở, mua thực phẩm, đóng học phí.

3.1.2. Chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp

Về cơ cấu thành viên vay vốn: Năm 2015, công nhân viên chiếm 14,4%, người lao động chiếm 85,6%; Đến năm 2018, tỷ lệ công nhân viên vay vốn tăng lên 22,0%, tỷ lệ người lao động vay vốn giảm xuống còn 78,0% (Hình 3.1).

Hình 3.1: Cơ cấu thành viên vay vốn CEP tại thành phố Cao Lãnh Nguồn: CEP Chi nhánh Đồng Tháp (2016, 2019)

Nhìn chung, chương trình TDVM của CEP tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có sự tăng trưởng trong giai đoạn 2015 - 2018, thể hiện ở số lượt vay, doanh số cho vay, số lượng thành viên đang vay, dư nợ cho vay, dư nợ bình quân/1 thành viên đang vay đều tăng theo từng năm (Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Kết quả chương trình CEP tại Cao Lãnh giai đoạn 2015 - 2018

Khoản mục 2015 2016 2017 2018 Lượt vay (lượt) 12.032 11.755 11.815 12.624 Doanh số cho vay (triệu đồng) 132.878 132.950 151.375 189.207 Thành viên đang vay (người) 6.697 7.094 7.025 7.272 Dư nợ cho vay (triệu đồng) 67.901 74.416 77.614 104.514 Dư nợ bình quân (triệu đồng/thành

viên đang vay) 10 10 11 14

Năm 2018, số lượt vay là 12.624 (tăng 592 lượt so với năm 2015); Doanh số cho vay là 189.207 triệu đồng (tăng 56.329 triệu đồng so với năm 2015). Thành viên đang vay là 7.272 người (tăng 575 người so với năm 2015); Tổng dư nợ cho vay là 104.514 triệu đồng (tăng 36.613 triệu đồng so với năm 2015); Dư nợ bình quân/1 thành viên đang vay là 14 triệu đồng (tăng 4 triệu đồng so với năm 2015).

3.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Số lượng phiếu khảo sát thu về là 200 phiếu đầy đủ thông tin, gồm 100 hộ thuộc nhóm xử lý và 100 hộ thuộc nhóm kiểm soát.

3.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát

3.2.1.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ tại thời điểm năm 2015

Về giới tính: Chủ hộ là nam giới chiếm tỷ lệ 72,5% (Nhóm kiểm soát: 71,0%; Nhóm xử lý: 74,0%). Về dân tộc: Dân tộc Kinh hoặc Hoa chiếm tỷ lệ 84,5% (Nhóm kiểm soát: 85,0%; Nhóm xử lý: 84,0%). Tuổi của chủ hộ: Trung bình là 37,6 tuổi (Nhóm kiểm soát: 38,3; Nhóm xử lý: 36,9).

Bảng 3.4: Đặc điểm của hộ nghèo khảo sát tại thời điểm năm 2015

Stt Khoản mục Đvt Nhóm kiểm soát n = 100 Nhóm xử lý n = 100 Chung n = 200 1 Tỷ lệ chủ hộ là nam giới % 71,0 74,0 72,5 2 Tỷ lệ hộ dân tộc Kinh, Hoa % 85,0 84,0 84,5 3 Tuổi của chủ hộ Năm 38,3 36,9 37,6 4 Quy mô hộ gia đình Người 5,2 5,0 5,1 5 Tỷ lệ người phụ thuộc % 38,0 42,9 40,5 6 Số năm đi học Năm 9,2 9,5 9,3 7 Diện tích đất của hộ 1.000m2 0,9 1,2 1,0 8 Diện tích bình quân đầu người m2/người 187,1 261,9 224,5 9 Tài sản Triệu đồng 79,5 80,2 79,8 10 Tỷ lệ có nhà ở % 55,0 57,0 56,0 11 Tỷ lệ tham gia tổ chức xã hội % 39,0 36,0 37,5

Quy mô hộ gia đình: Trung bình mỗi hộ có 5,1 người (Nhóm kiểm soát: 5,2; Nhóm xử lý: 5,0). Tỷ lệ người phụ thuộc: Trung bình là 40,5% (Nhóm kiểm soát: 38,0%; Nhóm xử lý: 42,9%). Số năm đi học của chủ hộ: Trung bình là 9,3 năm (Nhóm kiểm soát: 9,2 năm; Nhóm xử lý: 9,5 năm).

Diện tích đất: Trung bình mỗi hộ có 1.000m2 đất, bao gồm đất ở, đất sản xuất nông nghiệp (Nhóm kiểm soát: 900m2; Nhóm xử lý: 1.200m2). Diện tích bình quân đầu người: Trung bình là 224,5 m2/người (Nhóm kiểm soát: 187,1 m2/người; Nhóm xử lý: 261,9 m2/người). Tài sản (không kể giá trị đất đai): Trung bình mỗi hộ có 79,8 triệu đồng (Nhóm kiểm soát: 79,5 triệu đồng; Nhóm xử lý: 80,2 triệu đồng).

Tỷ lệ hộ có nhà ở: Trung bình là 56,0% (Nhóm kiểm soát: 55,0%; Nhóm xử lý: 57,0%). Tỷ lệ hộ tham gia tổ chức xã hội: Trung bình là 37,5% (Nhóm kiểm soát: 39,0%; Nhóm xử lý: 36,0%).

3.2.1.2. Sự thay đổi các đặc điểm kinh tế, xã hội của hộ theo thời gian

Các yếu tố nhân khẩu học của hộ không thay đổi theo thời gian gồm có: Tỷ lệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)