Cách tiếp cận và kỹ thuật sử dụng để thực hiện đề tài

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 32 - 35)

Với mục tiêu thứ nhất, tác giả sử dụng kỹ thuật khác biệt trong khác biệt (DID) để trả lời. Để áp dụng được phương pháp DID, cần phải có số liệu bảng, nghĩa là số liệu vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của đối tượng quan sát (Nguyễn Xuân Thành, 2006). Thực hiện phương pháp DID bằng cách chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm: Nhóm tham gia chính sách (còn gọi là nhóm xử lý) và nhóm không tham gia chính sách (còn gọi là nhóm kiểm soát). Giả thiết quan trọng của phương pháp DID là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm tham gia chính sách và nhóm không tham gia chính sách có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do ảnh hưởng của chính sách.

Gọi Y là biến phản ánh đầu ra của chính sách. Gọi D là biến phản ánh nhóm quan sát, D = 0: Nhóm kiểm soát; D = 1: Nhóm xử lý. T = 0 là khi chưa có chính

sách, T = 1 là sau khi có chính sách. Tại thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y00 (D = 0, T = 0) và đầu ra của nhóm xử lý là Y10 (D = 1, T = 0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm kiểm soát là Y01 (D = 0, T = 1) và đầu ra của nhóm xử lý là Y11 (D = 1, T = 1). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) - (Y10-Y00) (Hình 2.2).

Đầu ra, Y Y11[D = 1]

Ước lượng DID

Y10[D = 1]

Y01[D = 0]

Y00[D = 0]

T= 0 T = 1 Thời gian, T

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn tác động của phương pháp khác biệt trong khác biệt Nguồn: Nguyễn Xuân Thành (2006)

Đề tài chọn hộ nghèo theo phân loại của địa phương ở thời điểm năm 2015, có tham gia vay vốn TDVM của CEP trong năm 2018 nhưng không vay vốn của CEP trong năm 2015 làm nhóm xử lý. Và hộ nghèo theo xếp loại của địa phương ở thời điểm năm 2015 nhưng không tham gia vay vốn của CEP trong cả giai đoạn 2015 - 2018 có các đặc điểm (thu nhập đầu người, học vấn, tỷ lệ người phụ thuộc, diện tích đất, giá trị tài sản, quy mô hộ, có nhà ở, …) tương tự với các hộ có vay vốn của CEP làm nhóm kiểm soát. Với giả định rằng vào năm 2015, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu cả hai nhóm không vay vốn TDVM của CEP thì thu nhập của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2015 đến 2018.

Căn cứ vào chuẩn nghèo của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2015 - 2018 để chọn hộ nghèo tham gia nghiên cứu. Đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập bình quân đầu người vượt ra xa khỏi chuẩn nghèo của tỉnh để loại bỏ trường hợp hộ không nghèo thực chất nhưng được xếp vào diện hộ nghèo. Việc chọn hộ thuộc

nhóm kiểm soát và nhóm xử lý như trên nhằm thỏa mãn điều kiện của phương pháp phân tích khác biệt trong khác biệt. Ngoài ra, để những yếu tố khác đảm bảo sự tương đồng thì cơ cấu của cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu đảm bảo như tác giả đã trình bày trong khung phân tích.

Đối với mục tiêu 2 (nguyên nhân của kết quả tác động từ chương trình TDVM của CEP đến thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) tác giả sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu một số đối tượng liên quan (hộ nghèo, cán bộ của Quỹ CEP, cán bộ tham gia hỗ trợ CEP thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp) để tı̀m hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả tác động đó là gì.

Tóm tắt Chương 2

Chương 2 trình bày các khái niệm liên quan và lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nghèo. Trên cơ sở đó thiết lập khung phân tích. Chương này cũng trình bày về dữ liệu, cách tiếp cận và kỹ thuật thực hiện đề tài.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH TDVM CỦA CEP ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ NGHÈO TRÊN

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ảnh hưởng của Quỹ trợ vốn tự tạo việc làm (CEP) đối với thu nhập của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)