1. Nhãn cầu
Nằm trong hốc mắt, gồm có 3 màng từ ngoài vào trong là màng sợi, màng mạch và màng thần kinh
Màng sợi
Cấu tạo bằng mô sợi rất dai, chịu được sức ép khá mạnh mà không bị đứt. Ở 4/5 phía sau là cương mạc có màu trắng nên gọi là lòng trắng, ánh sáng không đi qua được. Còn 1/5 phía trước lồi ra, trong suốt gọi là giác mạc, ánh sáng đi qua được để vào nhân mắt
Màng mạch = màng huyết quản
Nằm phía trong màng sợi gồm 3 phần: màng nhện, thể mi và mống mắt (tròng đen)
- Màng nhện: còn gọi là màng bồ đào, là màng trong cùng, bọc lấy nhãn cầu, có nhiều mạch máu nuôi dưỡng nhãn cầu, có sắc tố đen biến nhãn cầu thành một buồng tối
- Thể mi: nối liền màng nhện với mống mắt, đó là nơi số lớn động mạch đi qua phân phối vào trong mắt. Thể mi gồm:
+ Cơ thể mi: có nhiệm vụ làm co dãn để làm thay đổi độ cong của nhân mắt giúp vào việc điều tiết của mắt
+ Gấp nếp thể mi: có khoảng 100 gấp nếp, chứa nhiều mao quản máu, có chức năng tiết thủy dịch
- Mống mắt: phần trước màng nhện trở nên dẹt tạo thành một bản tròn giống đồng xu. Giữa mống mắt có một lỗ nhỏ để ánh sáng đi qua, đó là đồng tử hay con ngươi. Màu sắc của mống mắt thay đổi tùy theo sắc tốt trong lớp tổ chức sau cùng của mống mắt
- Màng thần kinh = võng mạc: cảm thụ với ánh sáng và màu sắc
- Nhân mắt = thủy tinh cầu: có hình lăng trụ, 2 mặt lồi trong suốt như pha lê và nằm ngay phía sau đồng tử, bên trong nhân mắt không có mạch máu và thần kinh. Có 1 nang trong suốt bọc lấy nó
- Thủy tinh dịch: là chất lỏng nằm phía sau nhân mắt và phía trước võn mạc, trong suốt như pha lê có trạng thái hơi đặc như lòng trắng trứng và được bọc bởi 1 màng mỏng gọi là màng thấu quang
- Thủy dịch: là chất lỏng rất trong, chứa ở phòng ngoài, nghĩa là ở phiá sau giác mạc và phía trước mống mắt. Thủy dịch do gấp nếp thể mi tiết ra
2. Mí mắt
Hai mí bám vào hốc mắt. Mí trên và mí dưới là những nếp da nằm phía trước cầu mắt. Ở những động vật không dùng tay dụi mắt thì có thêm mí thứ 3 gọi là mí nháy
3. Tuyến lệ
Nằm giữa hõm hốc mắt và nhãn cầu. Nước mắt có tính chất sát trùng, rửa những bụi bẩn, làm ướt cầu mắt. Nước mắt được hút vào cầu mắt nhờ hô hấp vì có đường thông với hốc mũi
BÀI 10: CƠ THỂ HỌC GIA CẦMI. DA VÀ LÔNG I. DA VÀ LÔNG
1. Da
Da mỏng, dễ bóc tách. Da không có tuyến mồ hôi và tuyến nhờn. Ở phao câu có 2 tuyến rất to tiết dịch nhờn màu vàng để gia cầm rỉa cho mướt lông, rất quan trọng ở loài thủy cầm
2. Lông
Lông của gia cầm là long vũ, bao phủ khắp cơ thể, gồm các loại:
- Lông ống: bao phủ khắp cơ thể, kích thước và hình dạng thay đổi tùy từng vùng trên cơ thể
- Lông tơ: bao bọc khắp cơ thể gia cầm mới nở. Ở gia cầm lớn, long tơ nằm phía dưới lông bọc tạo thành một lớp cách nhiệt quan trọng đối với cơ thể
- Lông măng: có hình sợi nhỏ như sợi tóc, phân bố ở đầu và cổ gia cầm lớn - Lông hình bút sơn: phân bố xung quanh ống tiết của tuyến phao câu
II. BỘ XƯƠNG
- Nhẹ và vững chắc để thích ứng với việc bay lượn
- Xương có ít tủy và mỡ, đặc biệt trong hốc xương có không khí và một số xương thông với túi khí
- Một số xương dính lại với nhau. Ngoài ra xương gia cầm có nhiều canxi nên cứng và dòn, ít độ dẻo nên dễ gãy
1. Xương đầu
Nhỏ so với các phần khác của cơ thể, hốc mắt ra6t1 to, xương tiền hàm và xương hàm dưới biến thành mỏ
2. Cột sống và lồng ngực
- Công thức cột sống gà: C14N7HK14D96, vịt có 14 – 15 đốt sống cổ, ngỗng có 17 – 18 đốt sống cổ
- Xương sườn: có 7 đôi ở gà và bồ câu, 8 – 9 đôi ở vịt, xương sườn cuối không gắn vào xương ức
- Xương ức: là chỗ bám cho cơ cánh nên to khỏe, phí trước nhô ra một gờ gọi là xương lưỡi hái
3. Xương cánh
- Xương bả vai: có hình lưỡi hẹp, không có gai vai.Đâu trước dính với xương quạ, kéo dài về phía sau gắn song song với cột sống và gần chạm với xương cánh chậu - Xương quạ: là xương phát triển nhất vùng đai vai, khớp với xương đòn gánh và xương bả vai, đầu dưới khớ với xương ức
- Xương tay: xương cánh tay, xương cẳng tay, xương cườm tay, xương bàn tay, xương ngón tay
- Đai chậu: gồm 3 xương
+ Xương cánh chậu: to nhất dính với các đốt ngực cuối và các đốt hông khum + Xương ngồi: có hình tam giác
+ Xương háng: là một phiến xương mỏng, nằm ở cạnh dưới xương ngồi, về phía sau tách ra khỏi xương ngồi, không có khớp hàn hang
- Xương chân: xương đùi, xương cẳng chân, xương cổ chân, xương bàn chân, xương ngón chân