Sóng âm và cảm giác âm

Một phần của tài liệu Vat ly 12 (Trang 25 - 27)

Lấy một lá thép mỏng đàn hồi dài và hẹp kẹp chặt đầu dưới của nó ( hình 2.3a). dùng tay gẩy nhẹ đầu kia, mắt ta thấy lá kim loại dao động. Hạ dần đầu dưới của nó xuống để phần dao động của lá ngắn bớt đi (hình 2.3b), lại dùng tay gẩy nhẹ đầu trên, mắt ta thấy nó dao động với tần số lớn hơn trước. khi phần trên của lá đã ngắn tới một mức độ nào đó (tức là tần số dao động đã lớn tới một giá trị nào đó), tai ta bắt đầu nghe thấy một tiếng vu vu nhẹ: nó bắt đầu phát ra âm thanh. Như vật sự dao động của lá thép có lúc phát ra âm thanh, và có lúc không phát ra âm thanh.

Hiện tượng đó được giải thích như sau. Khi lá thép dao động về một phía nào đó, nó làm cho lớp không khí ở liền trước nó bị nén lại, và lớp không khí ở liền sau nó giãn ra. Sự nén và giãn của không khí như vậy lặp lại một cách

tuần hoàn, tạo ra trong không khí một sóng cơ học dọc có tần số bằng tần số dao động của lá kim lọai. Sóng trong không khí truyền tới tai ta, nén vào màng nhĩ, làm cho màng nhĩ cũng dao động với tần số đó, và có khả năng tạo ra cảm giác âm thanh trong tai ta khi tần số sóng đạt tới một độ lớn nhất định.

Tai con người chỉ cảm thụ được những dao động có tần số từ khoảng 16Hz đến khoảng 20000Hz. Những dao động trong miền tần số 16 – 20000Hz gọi là dao động âm, những sóng có tần số trong miền đó gọi là sóng âm, gọi tắt là âm. Môn khoa học nghiên cứu về các âm thanh gọi là âm học. Sóng âm truyền được trong mọi chất rắn, lỏng và khí. Khi áp tai tr ên mặt đất, với thói quen, ta có thể nghe được tiếng đoàn ngựa phi, hoặc đoàn tàu chạy ở xa, mà tiếng động truyền trong không khí không đến tai ta được vì sóng âm truyền trong không khí bị nhiều vật cản và chóng bị tắt đi. 33

Những sóng cơ học đó có tần số hơn 20000Hz gọi là sóng siêu âm. Một số loài vật như dơi, dế, cào cào … có thể phát ra và cảm thụ được sóng siêu âm. Những sóng có tần số nhỏ hơn 16Hz, gọi là sóng hạ âm. Con người dùng những khí cụ thích hợp có thể phát và thu được các sóng siêu âm và sóng hạ âm, và sử dụng chúng trong khoa học kĩ thuật. Về bản chất vật lí, sóng âm, sóng siêu âm và sóng hạ âm không khác gì nhau, và cũng không khác gì các sóng cơ học khác. sự phân biệt như trên là dựa trên khả năng cảm thụ các sóng cơ học của tai con người, do các đặc tính sinh lí của tai con người quyết định. Vì vậy, trong âm học người ta cũng phân biệt những đặc tính vật lí của âm, và những

đặc tính sinh lí của âm có liên quan đến sự cảm thụ âm của con người.

Một phần của tài liệu Vat ly 12 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w