Xung quanh ta có rất nhiều nguồn tạp âm. Đó là động cơ ô tô đang hoạt động, cánh củă đập vào khung cửa, gió lùa qua tán lá… Nguồn nhạc âm là những nguồn phát ra nhạc âm. Người ta phân biệt hai loại nguồn nhạc âm chính, có
nguyên tắc phát âm khác nhau, một loại là các dây đàn, loại khác là các cột khí của sáo và kèn.
Khi một dây đàn được kích thích bằng cách gảy, gõ hoặc cọ xát, nó dao động với một tần số xác định phụ thuộc độ dài và tiết diện của dây, sức căng của dây và chất liệu dùng làm dây. Dây đàn có tiết diện rất nhỏ nên khi dao động chỉ gây ra những dao động xoáy trong miền không khí lân cận, không tạo ra được sóng âm đáng kể. dây đàn được căng trên mặt đàn bằng gỗ hoặc bằng da, khi nó dao động, nó làm cho mặt đàn cũng dao động với cùng một tần số. mặt đàn có tiết diện lớn, gây được những miền nén và miền giãn đáng kể trong không khí và tạo ra sóng âm.
Ta biết rằng khi dây đàn dao động và phát ra một âm cơ bản, nó cũng đồng thời phát ra các họa âm của âm cơ bản. Mỗi loại đàn đều có một bầu đàn hình dạng xác định, đóng
vai trò của hộp cộng hưởng, tức là một vật rỗng có khả năng cộng hưởng đối với nhiều tần số khác nhau, và tăng cường những âm có các tần số đó. Tùy theo hình dạng và chất liệu của bầu đàn, mỗi loại đàn có khả năng tăng cường một số họa âm nào đó, và tạo ra âm sắc đặc trưng của loại đàn đó.
38
Cơ quan phát âm của co người hoạt động tương tự như một cây đàn. Các thanh đới đóng vai trò của dây đàn. Thanh quản, khoang mũi, khoang miệng đóng vai trò hộp cộng hưởng. Đặc biệt ở đây, bằng cách thay đổi vị trí của hàm dưới, môi, lưỡi, người ta có thể thay đổi hình dạng khoang miệng và do đó thay đổi âm sắc một cách thích hợp. Vì vậy, giọng nói của người có âm sắc rất phong phú, và một người có thể bắt chước được giọng nói của người khác, hoặc bắt chước tiếng của các nhạc cụ.
Khi người ta thổi kèn hoặc sáo thì cột không khí trong than sáo hoặc kèn dao động theo một tần só cơ bản và các tần số hoạ âm. Thân sáo và thâ n kèn có hình dạng khác nhau và làm bằng chất liệu khác nhau. Chúng đóng vai trò của hộp cộng hưởng và tạo ra âm sắc đặc trưng của các loại sáo và kèn.
Câu hỏi và bài tập
1. Sóng âm là gì và gây ra cảm giác âm như thế nào? Sóng âm truyền trong những môi trường nào?
2. Âm sắc là gì? Do đâu mà có âm sắc?
3. Miền nghe được là gì? Và nằm trong giới hạn nào? 4. Phân biệt mức to và mức cường độ của âm?
5. Trình bày cách phát âm của dây đàn
6. Người ta dùng búa gõ mạnh xuống đường ray xe lửa. cách chỗ đó 1090m, một người áp tai xuống đường ray nghe thấy tiếng gõ truyền qua đường ray và 3 giây sau mới nghe thấy tiếng gõ truyền qua không khí. Tính vận tốc truyền âm trong thép đường ray, biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.
7. Một màng kim loại dao động với tần số 200 Hz. Nó tạo ra trong nước một sóng âm có bước sóng 7.17 m. Tính vận tốc truyền âm trong nước.
39
Bài 11: GIAO THOA SÓNG 1. Hiện tượng giao thoa sóng
Trong thực tế thường có trường hợp nhiều sóng phát ra từ nhiều nguồn khác nhau và cùng truyền tới một điểm….