ĐỊNH HƯỚNG PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp theo nguyên tắc bền vững (Trang 31 - 33)

nhập, tuyển chọn một số giống vật nuôi như: cừu, dê, vịt, ngan, bồ câu, ếch, cá ....Bước đầu hình thành một số mô hình trồng cỏ, chăn nuôi theo hướng tập trung, đầu tư thâm canh mạng lại hiệu quả kinh tế cao.

Việc triển khai các mô hình chăn nuôi đã tạo ra được sự chuyển biến trong tích cực trong chăn nuôi của người nông dân, chuyển dần từ hình thức chăn nuôi quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.

- Lĩnh vực Thuỷ sản

Nhằm phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản bền vững, ngành Nông nghiệp đã xây dựng được 46 mô hình trình diễn gồm:

- Nuôi tôm sú thâm canh công nghiệp theo phương pháp ít thay nước, nuôi tôm sú ở vùng có độ mặn thấp, nuôi tôm sú kết hợp cá rô phi.

- Nuôi thủy sản nước mặn, lợ: nuôi cá mú bằng lồng, tôm hùm lồng, vẹm xanh và ốc hương.

- Nuôi thủy sản nước ngọt: Cá trắm, trôi, mè, chép, rô phi đỏ, rô phi đơn tính đực dòng GIFT, cá chim trắng, cá chình, cá rô đồng.v.v.

- Khai thác xa bờ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Ứng dụng máy tầm ngư định vị trên tàu khai thác khơi ở Phú Yên, vận động ngư dân sử dụng máy sản xuất nước đá vảy Scotsmant trên tàu khai thác khơi ở Phú Yên.

Ngoài ra, các đơn vị khác trong ngành đã tổ chức nhiều Hội thảo khoa học chuyên đề như: Hội thảo xây dựng cánh đồng 50 triệu đ/ha/năm; Hội thảo sản xuất Nông nghiệp sinh thái bền vững; Hội thảo sử dụng phân bón và bảo vệ môi trường; Hội thảo sản xuất giống lúa xác nhận; Hội thảo sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu; Hội thảo sản xuất cây ăn quả v.v. Qua các kênh thông tin còn góp phần tuyên truyền các các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ NGHỆ

1. Quan điểm phát triển

Nhiệm vụ Khoa học công nghệ của ngành Nông nghiệp và PTNT thời gian đến là tập trung thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo tinh thần của (i) Chương trình hành động số 05 CTr/TU ngày 03 tháng 10 năm 2006 của Tỉnh uỷ Phú Yên về chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và

nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi, giai đoạn 2006-2010; (ii) Chương trình hành động số 30/2008/CTr-TU ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Tỉnh uỷ Phú Yên thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương (Khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

2. Định hướng các nhiệm vụ Khoa học-Công nghệ

(1) Phát triển sản xuất bảo đảm an ninh lương thực, chú trọng phát triển sản xuất nông sản hàng hoá có chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả kinh tế; có hơn 40% diện tích trồng lúa chất lượng cao. Nâng tỉ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lên đạt trên 70%; lúa giống cấp xác nhận hoặc tương đương đạt trên 50% tăng dần hàng năm.

(2) Phát triển đàn gia súc theo hướng chất lượng cao: Bò lai đạt trên 70%, heo lai hướng nạc đạt trên 90% tổng đàn vào năm. Phát triển các loại gia súc, gia cầm đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa (trùn quế, heo rừng, nhím, hươu,...); hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại.

(3) Chọn tạo, du nhập, cải thiện các giống cây trồng chủ lực như cây lúa, cây mía, cây sắn, nhóm cây ăn quả, cây công nghiệp khác; các loại giống vật nuôi chủ lực của tỉnh (bò, heo, gia cầm); các giống thuỷ sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá, cua..)

(4) Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến về giống, kỹ thuật thâm canh các loại vật nuôi thuỷ sản nước ngọt và nước lợ; bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm; hình thành các vùng sản xuất rau, quả an toàn tập trung; cung cấp sản phẩm chất lượng cao, bảo đảm VSATTP và cung cấp cho các siêu thị, các khu công nghiệp...

(5) Áp dụng cơ giới hoá các khâu sản xuất chính như: làm đất, gieo trồng, thu hoạch và sơ chế nông sản..., các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nguồn thiên địch tự nhiên trong phòng ngừa dịch bệnh; quan tâm bảo vệ môi trường sinh thái nói chung và môi trường sống khu vực nông thôn nói riêng.

(6) Áp dụng khoa học công nghệ trên quan điểm bảo đảm hạn chế việc chuyển đổi đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa 2 vụ/năm sang các mục đích khác; chuẩn bị đối phó với các ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu và thiên tai (hạn hán, lũ lụt, ngập mặn ven biển, thoái hoá đất,

dịch hại gia tăng về chủng loại và tần xuất .v.v.); sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tiết kiệm và hiệu quả.

(7) Tăng cường mở rộng, hợp tác với các Viện, Trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu trong nước và khu vực để tranh thủ áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, đi tắt đón đầu công nghệ mới vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp theo nguyên tắc bền vững (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w