KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KHOA HỌC-CÔNG NGHỆ NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp theo nguyên tắc bền vững (Trang 26 - 28)

NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT PHÚ YÊN

1.1. Tình hình sản xuất Nông nghiệp (Phần này rà soát lấy số liệu mới) mới)

Phú Yên là tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Bắc giáp tỉnh Bình Định, Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc và Gia Lai, Đông giáp Biển Đông. Là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, có diện tích đất tự nhiên là 5.060 km2, với cơ cấu gồm 109 xã, phường và thị trấn; với 7 huyện, thị xã Sông Cầu và thành phố Tuy Hoà. Theo niên giám thống kê năm 2008, dân số toàn tỉnh là: 885.438 người, trong đó: dân số khu vực nông thôn là 705.479 người (chiếm 79,60%) dân số toàn tỉnh.

Là một tỉnh thuần nông, phần lớn diện tích đất đai thuộc khu vực nông thôn, có lực lượng lao động dồi dào người dân cần cù chịu khó. Tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp và thuỷ sản năm 2008 (tính theo giá cố định 1994) đạt khoảng 2.142 tỷ đồng. Tính theo giá hiện hành đạt khoảng 5.938 tỷ đồng tăng 25,7% so với năm 2007, trong đó: nông nghiệp 3.451 tỷ đồng, lâm nghiệp 113 tỷ đồng, thuỷ sản 1.174 tỷ đồng.

Cơ cấu ngành phân theo giá cố định 1994: nông nghiệp chiếm 65,73%, lâm nghiệp chiếm 1,96%, thuỷ sản chiếm 35,9%; (Phân theo giá thực tế: nông nghiệp chiếm 64,65%, lâm nghiệp chiếm 2,12%, thuỷ sản chiếm 33,33%).

-Về trồng trọt:

+ Cây lương thực: cây lúa: diện tích gieo trồng cả năm đạt 56.832ha (trong đó: vụ Đông Xuân 25.640ha, Hè thu 23.747ha, vụ mùa 7.445ha), năng suất 51,8 tạ/ha; cây bắp: diện tích 6.371 ha, sản lượng đạt 17.525 tấn,

+ Cây Công nghiệp ngắn ngày: cây sắn: diện tích 16.520 ha, sản lượng đạt 247.895 tấn; cây mía: diện tích 18.128 ha, sản lượng đạt 938.656 tấn,

+ Các cây trồng khác: cây bông vải: diện tích 358 ha, sản lượng đạt 873 tấn; thuốc lá: diện tích 481 ha, sản lượng đạt 588 tấn; đậu phụng: diện tích 987 ha, sản lượng đạt 1.026tấn; cây mè: diện tích 2.323 ha, sản lượng đạt 1.046 tấn;

+ Công Công nghiệp dài ngày: cà phê: diện tích 1.174 ha, sản lượng 1.310 tấn; cây điều: diện tích 4.281 ha, sản lượng đạt 1.049 tấn; cây dừa: diện tích trồng tập trung 1.783ha, sản lượng 25.921 tấn; cao su: diện tính 2.054 ha...

-Về chăn nuôi: Theo kết quả điều tra tại thời điểm 01/10/2008

+ Đàn trâu: 2.939 con, Đàn bò: 191.823 con, trong đó: đàn bò lai chiếm 43,4%; Đàn heo: 126.515 con, lợn thịt chiếm 91,4% tổng đàn, lợn nái chiếm 8,4% tổng đàn; Đàn gia cầm 2,065 triệu con, trong đó: đàn gà 995 ngàn con, đàn vịt, ngan, ngỗng 1,07 triệu con.

+ Sản lượng thịt gia súc, gia cầm bán trong kỳ 29.141 tấn, sản lượng thịt dê 750 tấn, sản lượng trứng gia cầm 78.942 ngàn quả.

-Về Lâm nghiệp:

+ Trồng rừng: Diện tích trồng mới rừng tập trung đạt khoảng 3.862 ha tăng 61,9% so với năm 2007, trong đó: rừng phòng hộ - đặc dụng 374 ha, rừng sản xuất 3.488 ha; ngoài ra đã cải tạo và trồng mới được 143ha điều ghép, trồng cao su đại điền khoảng 80ha. Trồng cây phân tán ước đạt 2 triệu cây.

+ Sản lượng gỗ khai thác năm 2008 ước đạt 21.500m3, trong đó: rừng tự nhiên 4.500 m3 tăng 15,4%, rừng trồng 17.000 m3, lâm sản khác: củi 62 ngàn ster, mật ong 1.650 lít, than củi 400 tấn.

-Về thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2.352 ha, sản lượng thu

hoạch 5.263 tấn. Sản lượng khai thác hải sản đạt 37.141 tấn, khai thác tôm hùm giống 550 ngàn con, cung ứng giống nuôi tôm hùm thịt thương phẩm.

1.2. Định hướng phát triển ngành Nông nghiệp đến năm 2020

Theo Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 V/ v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020, theo đó về Nông, lâm ngư nghiệp:

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững, chất lượng cao, sản phẩm sạch, phù hợp với hệ sinh thái. Hình thành các vùng chuyên canh tập trung có năng suất cao gắn với công nghệ sau thu hoạch và công nghiệp chế biến, đồng thời gìn giữ và bảo vệ môi trường. Đảm bảo an ninh lương thực, ổn định diện tích canh tác lúa, mía, sắn; mở rộng diện tích cây cao su và một số cây trồng khác. Chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại với giống tốt và kiểm soát dịch bệnh. Hình thành các vùng rau sạch tại vành đai các đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch; phát triển nghề hoa, sinh vật cảnh.

- Đẩy mạnh trồng rừng, tăng cường vốn rừng, phát triển các loại cây lấy gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Tăng cường bảo vệ rừng, hạn chế khai thác gỗ rừng tự nhiên và khai thác có hiệu quả rừng trồng.

- Xây dựng nông thôn mới, hiện đại, giảm áp lực về dân số cho các đô thị, phát triển kinh tế đồng bộ giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển dịch vụ, ngành nghề gắn với việc tổ chức tiêu thụ hàng hoá cho nông dân, tăng đầu tư cho các huyện miền núi, địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

- Phát triển thuỷ sản bền vững, toàn diện trên các mặt nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Phát triển vùng nuôi trồng có cơ sở khoa học, tăng cường nuôi trồng trên biển, bảo đảm môi trường và tạo thêm điểm đến cho du khách. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuỷ sản.

1.3. Hiện trạng Khoa học – Công nghệa) Về nguồn nhân lực a) Về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp theo nguyên tắc bền vững (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w