Mô tả hiện trạng.

Một phần của tài liệu Bao cao tu danh gia THCS 2016 (Trang 26 - 34)

Nhà trường có phòng chức năng cho các bộ môn Hóa, Sinh, Lý. Trường có một máy projector phục vụ cho việc giảng dạy công nghệ thông tin [H3-3-06- 01].

Nhà trường có hồ sơ theo dõi đăng kí sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên. Có phòng thiết bị đảm bảo cho việc dạy học thực hành [H3-03-06-02]; [H3-03-06-03]; [H3-03-06-04].

Nhà trường tổ chức làm đồ dùng dạy học đúng quy định. Hằng năm có kiểm kê. Vào đầu các năm học, nhà trường có sửa chữa cơ sở vật chất. Hằng năm có bổ sung đồ dùng và trang thiết bị [H3-3-06-05]; [H3-3-06-06].

2. Điểm mạnh:

Trường đã có máy proiectors đảm bảo cho việc dạy công nghệ thông tin.

3. Điểm yếu:

Đồ dùng dạy học chưa đáp ứng cho việc dạy học. 4. Kế hoách cải tiến chất lượng:

Nhà trường bổ sung ĐDDH theo đề nghị của tổ kiểm kê cuối năm học.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Kết luận về Tiêu chuẩn 3:

Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường khá đầy đủ voàn chỉnh đảm bảo phục vụ cho hoạt động quản lý và dạy học của CB-GV-NV và HS nhà trường.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 5

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 1

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ nhà trường gia đình và xã hội

Tiêu chí 1 : Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm hoạt động theo quy định; Nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ GD&ĐT ban hành.

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Nghị quyết đầu năm học.

c) Định kỳ nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường phối hợp có hiệu quả với cha mẹ học sinh; Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp; Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao chất lượng giáo dục [H4-04-01-01]; [H4-04-01-02]; [H4-04-01-03]; [H4-04-01-04].

Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và Nghị quyết đầu năm học [H1-1-03-06].

Các lớp đều có ban đại diện cha mẹ học sinh. BCH Hội cha mẹ học sinh các lớp đều được thành lập trong buổi họp phụ huynh đầu năm gồm có: 01 trưởng ban ; 01 phó ban và 02 uỷ viên. Hàng năm vào đầu năm học Nhà trường báo cáo tình hình nhiệm vụ, kế hoạch năm học, chủ trương và giải pháp của nhà

trường trong năm học mới để cha mẹ học sinh biết, tham gia bàn bạc tìm các giải pháp cùng nhà trường thực hiện [H4-04-01-05]; [H4-04-01-06]; [H1-1-03- 06].

2. Điểm mạnh:

Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đều nắm chắc tư cách đạo đức, trật tự kỷ luật, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh để theo dõi phụ trách giúp đỡ.

Ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp có sự quan tâm để nắm bắt tình hình các lớp. Mọi công việc của Ban đại diện cha mẹ học sinh đảm bảo tính dân chủ cao. Mọi phụ huynh đều được bàn và thực hiện một cách công khai minh bạch.

3. Điểm yếu :

Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh của từng lớp chưa mạnh dạn đề xuất ý kiến trước cuộc họp phụ huynh để thay đổi nhanh cơ sở vật chất lớp, còn đầu tư ít. Sự phối kết hợp giữa cha mẹ với nhà trường còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Nêu cụ thể các yêu cầu trong giấy mời họp để phụ huynh chuẩn bị các ý kiến đóng góp trong quá trình họp.

Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để Ban đại diện cha mẹ học sinh toàn trường, Ban đại diện cha mẹ từng lớp thực hiện tốt Điều lệ, Nghị quyết soạn thảo đầu năm học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường thường xuyên đóng góp ý kiến cho các hoạt động của Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của trường để các hoạt động phối hợp có hiệu quả.

Kí cam kết quy chế hoạt động , phối hợp với phụ huynh.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp với nhà trường, với tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.

c) Hàng năm tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

Trong từng năm học, nhà trường đã chủ động tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể để phát triển nhà trường [H4-04-02-01]; [H1-1-03-06].

Nhà trường đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh [H4-04-02-02]; [H4-04-02-03]; [H1-1-03-06].

Hàng năm nhà trường tổ chức huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nguyện, theo quy định của các tổ chức, cá nhân để xây dựng cơ sở vật chất; tăng thêm phương tiện, thiết bị dạy học; khen thưởng học sinh học giỏi, học sinh có thành tích xuất sắc khác và hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm về sự phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong huy động các nguồn lực [H1-1-03-06]; [H4-04- 02-04]; [H4-04-02-05].

2. Điểm mạnh:

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm tới các hoạt động giáo dục, ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thần, động viên kịp thời những học sinh khá, giỏi.

Các tổ chức xã hội trong địa bàn như: xã Đoàn, … thường xuyên phối kết hợp với nhà trường làm cho hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao.

3. Điểm yếu:

Phương tiện cho hoạt động ngoại khóa còn hạn chế, hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thời gian cho hoạt động ngoại khoá ít.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Đầu mỗi năm học nhà trường đều xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối kết hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân.

Tăng cường tổ chức các buổi giao lưu với các tổ chức xã hội trong địa bàn xã vào các ngày lễ lớn.

Khuyến khích động viên kịp thời cả về tinh thần lẫn vật chất với những học sinh có tiến bộ, có kết quả cao trong học tập.

Sau mỗi năm học nhà trường họp rút kinh nghiệm về sự phối hợp giữa nhà trương với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp cá nhân để rút kinh nghiệm cho năm học tới.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 3: Nhà trường phối hợp với các tổ chức đoàn thể của địa phương, huy động sự tham gia của cộng đồng để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc cho học sinh và thưc hiện mục tiêu, kế hoạch giáo dục

a) Phối hợp hiệu quả với các tổ chức, đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc;

b) Chăm sóc di tích lịch sử, cách mạng, công trình văn hoá; chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với nước, Mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương;

c) Tuyên truyền để tăng thêm sự hiểu biết trong cộng đồng về nội dung, phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

1. Mô tả hiện trạng:

Tất cả những hoạt động của nhà trường đã phản ánh cụ thể mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đặc biệt đã thể hiện rõ sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử như đi thăm khu Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới. Đồng thời cũng giáo dục học sinh về văn hóa dân tộc thông qua buổi sinh hoạt dưới cờ như ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 22-12, ngày 26-3 [H4-4-03-01]; [H1-1-03-06]; [H4-4-03-02]. Các hoạt động chăm sóc di tich lịch sử, cách mạng, công trình văn hóa như phát quang đường lộ địa phương, việc tổ chức thăm hỏi gia đình thương binh, liệt sỹ, MVNAH, gia đình có công với cách mạng trong địa phương nhân dịp các ngày lễ, tết được tổ chức thường xuyên [H4-4-03-01]; [H1-1-03-06]. Những nội dung tuyên truyền của nhà trường với cộng đồng cũng được tổ chức thông qua hoạt động Công đoàn, Đoàn, Đội (tuyên truyền về Ngày học tập

toàn cầu, tổ chức phụ huynh kí cam kết về việc thực hiện trường học an ninh

trật tự, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực v.v...) [H1-1-03-06]; [H4-4-03-03].

2. Điểm mạnh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhà trường đã phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể để giáo dục học sinh về truyền thống lịch sử, văn hoá của quê hương đất nước.

Tuyên truyền rộng rãi trong cộng đồng về nội dung phương pháp dạy học, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục.

3. Điểm yếu:

Hình thức tổ chức hoạt động chưa phong phú. Nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động này còn hạn chế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Cần sáng tạo, năng động hơn nữa trong hình thức tổ chức. Tăng cường tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại ở những di tích lịch sử truyền thống cách mạng của địa phương mỗi học kỳ 2 lần. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục để tăng trưởng về cơ sở vật chất sửa chữa bàn ghế, cửa sổ.

Kết luận về Tiêu chuẩn 4:

Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội; được Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể địa phương quan tâm giúp đỡ; được CMHS gắn bó sâu sát và hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động giáo dục góp phần hoàn thành mục tiêu, kế hoạch giáo dục.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 3

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục

Nhà trường tổ chức đầy đủ các hoạt động giáo dục theo chương trình và kế hoạch do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá được đẩy mạnh nhằm nâng cao chất lượng. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém được quan tâm đúng mức. Các hoạt động ngoại khóa về văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống được thường xuyên tổ chức lồng ghép trong các chủ đề giáo dục ngoài giờ lên lớp. Qua đó, chất lượng giáo dục của nhà trường đã có sự chuyển biến về mọi mặt: Tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến hằng năm đều tăng; học sinh giỏi các cấp mỗi năm đều có.

Tiêu chí 1: Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ GD và ĐT, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

a) Kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần của nhà trường đảm bảo quy định;

b) Thực hiện kế hoach thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn theo quy định;

c) Rà soát, việc đánh giá thực hiện kế hoạch năm học, kế hoach giảng dạy và học tập hàng tháng.

1. Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có kế hoạch hoạt động chuyên môn từng năm học, học kỳ, tháng, tuần theo quy định [H5-5-01-01].

Nhà trường chỉ đạo thực hiện đúng kế họach thời gian năm học, có kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn theo quy định [H5-5-01-02]; [H1-1-03- 06]; [H5-5-01-03]; [H5-5-01-04].

Hàng tháng, nhà trường đã tổ chức rà soát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập [H5-5-01-05]; [H5-5-01-06]. 2. Điểm mạnh:

Kế hoach năm học của trường được xây dựng trên cơ sở nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở, Phòng gắn với thực tế của trường, được thể hiện rõ qua kế hoạch cụ thể của kỳ, tháng, tuần.

Thực hiện nghiêm túc thời gian năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập từng môn thông qua phân phối chương trình kế hoạch của Sở, của Phòng.

Rà soát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ từng năm học, kế hoạch giảng dạy và học tập hàng tháng thông qua hoạt động của tổ chuyên môn, hội đồng giáo dục trường.

3. Điểm yếu:

Kế hoạch còn thiếu đồng bộ trong quá trình xây dựng, chưa sát thực tế.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Xây dựng kế hoạch trên cơ sở các kết quả cụ thể của học sinh ở từng năm học.

Rà soát chặt chẽ các kế hoạch để tạo ra sự đồng bộ.

5. Tự đánh giá: Đạt.

Tiêu chí 2: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Sử dụng hợp lý sách giáo khoa; liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học;

b) Ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh tự biết đánh giá kết quả học tập;

c) Hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và biết phản biện.

1. Mô tả hiện trạng:

Giáo viên sử dụng hợp lý sách giáo khoa, có liên hệ thực tế khi dạy học, dạy học tích hợp; thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học [H1-1-03-06]. Giáo viên ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin trong dạy học, tích cực đổi mới đánh giá và hướng dẫn học sinh tự biết đánh giá kết quả học tập [H1- 1-03-06]; [H5-5-02-01].

Giáo viên hướng dẫn học sinh học tập tích cực, chủ động sáng tạo và biết phản biện [H1-1-03-06]; [H5-5-02-02].

2. Điểm mạnh:

Nhà trường chỉ đạo tốt việc dạy học tích hợp, thực hiện cân đối giữa truyền thụ kiến thức và rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh, đảm bảo tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình dạy và học.

Cán bộ giáo viên áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá vào công tác giảng dạy khá hiệu quả.

Giáo viên dạy học có áp dụng công nghệ thông tin từ khâu soạn bài đến dạy trên lớp.

3. Điểm yếu:

10% GV còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Giáo viên thường xuyên tự học, tự nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh, tích cực áp dụng phương pháp dạy học phát huy trí thông minh sáng tạo của học sinh.

Một phần của tài liệu Bao cao tu danh gia THCS 2016 (Trang 26 - 34)