2.3.1. Chỉ tiêu xác định cơ cấu tài sản và nguồn vốn
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
1. Tỉ trọng TSNH TSNH x 100 89,31 82,68 6,63 Tổng tài sản 2. Tỉ trọng TSDH TSDH x 100 10,69 17,32 (6,63) Tổng tài sản 3. Tỉ trọng nợ Nợ phải trả x 100 81,61 80,74 0,87 Tổng nguồn vốn 4. Tỉ trọng vốn CSH VCSH x 100 18,39 19,26 (0,87) Tổng nguồn vốn
Tỉ trọng tài sản ngắn hạn cho biết rằng cứ 100 đồng tài sản của công ty thì đầu tư bao nhiều đồng cho tài sản ngắn hạn. Năm 2020, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 89,31% tăng 6,63% so với năm 2019. Con số này thể hiện rằng, trong năm 2020, cứ 100 đồng tài sản của công ty thì đầu tư 89,31 đồng cho tài sản ngắn hạn, tăng 6,63 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân tăng là do trong năm 2020 tài sản ngắn hạn tăng 11,97% , cao hơn so với mức tăng của tổng tài sản là 11,06%. Trong 2 năm, cơ cấu tài sản ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng dần lên vì công ty đang chú trọng nhiều hơn cho tài sản ngắn hạn, nhất là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2020 là 480 tỷ tăng 225 tỷ gần bằng ½ so với năm 2019 .Đầu tư vào tài sản ngắn hạn vì những tài sản này có tính thành khoản cao và thời gian thu hồi vốn nhanh. Đối với hoạt động kinh doanh lâu dài thì việc chọn đầu tư vào tài sản ngắn hạn sẽ tốt hơn là đầu tư vào tài sản dài hạn, nhất là trong tình hình dịch bệnh đang hiện hành gây ảnh hưởng mạnh lên nền kinh tế trong nước.
Tỉ trọng tài sản dài hạn cho biết rằng cứ 100 đồng tài sản của công ty đầu tư bao nhiêu đồng cho tài sản dài hạn. Năm 2020, tỷ trọng tài sản dài hạn là 10,69% giảm 6,63% so với năm 2019. Điều này cho thấy là trong năm 2020, thì cứ 100 đồng tài sản của công ty thì đầu tư 10,69 đồng cho tài sản dài hạn, giảm 6,63 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân giảm là do tài sản dài hạn giảm đi nhiều hơn so với tổng tài sản. Tài sản dài hạn năm 2020 giảm 31,48% còn tổng tài sản thì tằng 11,97% so với năm 2019. Công ty đã đầu tư cho tài sản ngắn hạn nhiều hơn và giảm đầu tư cho tài sản dài hạn. Tỷ trọng tài sản dài hạn đang có xu hướng giảm do công ty muốn giảm thiểu rủi ro, nhất là trong tình hình dịch Covid đang lây lan rộng rãi gây ảnh hưởng đến nền
kinh tế. Việc chú trọng vào tài sản ngắn hạn sẽ đem lại lợi nhuận cũng như rủi ro ít hơn. Do tình hình của
dịch bệnh, các công trình dự án và việc sản xuất thép thường xuyên bị gián đoạn nên công ty đã giảm đầu tư vào các tài sản cố định cũng như các thiết bị vật tư sản xuất.
Kết luận: Xét về cơ cấu tải sản trong 2 năm qua công ty đều tập trung vào tài sản ngắn hạn hơn. Điều này là hợp lý vì trong thời điểm dịch bệnh, việc sản xuất và xây dựng các dự án sẽ bị ảnh hưởng từ đó tác động đến hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh. Tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nên có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán của công ty, đồng thời giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục.
Tỷ trọng nợ cho biết trong 100 đồng nguồn vốn thì công ty huy động bao nhiêu đồng từ tiền nợ phải trả. Tỷ trọng nợ năm 2020 là 81,61%; tăng 0,87% so với năm 2019. Nghĩa là cứ 100 đồng nguồn vốn thì huy động 81,61 đồng từ nợ phải trả, tăng 0,87 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân tăng là vì nợ phải trả tăng 12,26% trong khi đó nguồn vốn chỉ tăng 6,01%. Trong phần nợ phải trả của công ty đa phần là từ nợ ngắn hạn, trong đó khoản vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất là 88,76% trên tổng nợ phải trả, khoản vay này tăng gần 586 tỷ so với năm 2019. Bên cạnh đó, cũng có 1 số khoản mục như là khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn tăng 6,9 tỷ; chi phí phải trả ngắn hạn tăng 42,7 tỷ so với năm 2019. Ở cả 2 năm, chúng ta thấy tỷ trọng nợ phải trả nằm trong cơ cấu nguồn vốn đều chiếm hơn 80%, cho ta thấy tỷ trọng nợ phải trả cao, điều đấy cho thấy công ty hiện tại bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay ở bên ngoài, hiệu quả sử dụng vốn thấp do công ty có phần nguồn vốn chủ sở hữu khá thấp. Việc tăng tỷ trọng nợ khiến công ty bị giảm uy tín trên thị trường, đồng thời gây rủi ro về tiền lãi và những khoản phải trả, làm giảm khả năng thanh toán trong tình hình dịch bệnh phức tạp và khó khăn như hiện nay.
Tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho biết trong 100 đồng nguồn vốn thì công ty huy động bao nhiêu đồng từ vốn chủ sở hữu. Trong năm 2020 tỷ trọng của vốn chủ sở hữu là 18, 39%; giảm 0,87% so với năm 2019. Con số này thể hiện rằng cứ 100 đồng nguồn vốn thì công ty huy động 18,39 đồng từ vốn chủ sở hữu, giảm 0,87 đồng so với năm 2019. Phần nguồn vốn có vốn chủ sở hữu chiêm tỷ trọng nhỏ là19,26% và vốn chủ sở hữu tăng ít hơn so với tổng nguồn vốn. Trong đó, khoản mục lỗ lũy kế của 2 năm đều âm mà các khoản vốn cố phần và quỹ đầu tư ở cả 2 năm lại không đổi khiến cho vốn chủ sở hữu giảm đi. Qua 2 năm, vốn chủ sở hữu đều chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm đi, cho thấy công ty đang bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay ở bên ngoài, việc phụ thuộc sẽ khiến uy tín của công ty bị giảm sút. Vốn chủ sở hữu mà thấp cho thấy công ty dễ gặp rủi ro gánh nặng về nợ, khiến nhà đầu tư không an tâm khi chọn công ty.
Kết luận: Xét về cơ cấu nguồn vốn của công ty thì trong cả 2 năm, phần nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng nhiều hơn, điều đó cho thấy rằng nguồn vốn của doanh nghiệp
có được là nhờ đi vay và thuê tài chính. Tỷ trọng vốn chủ sở hữa trên tổng nguồn vốn nhỏ, cho thấy việc tổ chức tài chính chưa ổn định, mức độ tự chủ tài chính còn thấp.
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tương đối
Tài sản ngắn hạn 2.567.282.718 2.139.892.900 427.389.818 19,97 Tài sản dài hạn 307.237.986 448.411.146 (141.173.160) (31,48) Tổng tài sản 2.874.520.705 2.588.304.046 286.216.659 11,06 Nợ phải trả 2.345.952.235 2.089.723.690 256.228.545 12,26 Vốn chủ sở hữu 528.568.470 498.580.356 29.988.114 6,01 Tổng nguồn vốn 2.874.520.705 2.588.304.046 286.216.659 11,06
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Đơn vị : lần
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch 1. Khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn 1,10 1,02 0,08 Tổng nợ ngắn hạn 2. Khả năng thanh toán nhanh (TSNH – Hàng tồn kho) 0,75 0,69 0,06 Tổng nợ ngắn hạn 3. Khả năng thanh toán tức thời
Tiền +Các khoản tương đương
tiền 0,16 0,14 0,02
Tổng nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn cho biết công ty có bao nhiêu tài sản ngắn hạn đề đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2020 là 1,1 lần tăng 0,08 lần so với năm 2019. Điều đó cho thấy rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 1,1 đồng tài sản ngắn hạn, tăng 0,08 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là do tổng tài sản ngắn hạn năm 2020 tăng 427 tỷ cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 252 tỷ. Trong cả 2 năm công ty đều tập trung đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn vì dựa theo tình hình kinh tế và dịch bệnh trong nước, cụ thể là tăng khoản dự trữ tiền và tương đương tiền là 7,9 tỷ và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn là 225 tỷ. Ta nhận thấy khả năng thanh toán ngắn hạn cả 2 năm của công ty đều lớn hơn 1 nên công ty đủ các tài sản ngắn hạn để trả các khoản nợ ngắn hạn trong tương lai.
Khả năng thanh toán nhanh cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao đảm bảo sau khi loại bỏ hàng tồn kho. Chỉ tiêu này sẽ giữ lại những tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao như là tiền và
các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, đầu tư tài chính, vì chúng dễ dàng chuyển đổi ra tiền mặt để trả nợ; và loại bỏ đi hàng tồn kho vì hàng tồn kho có tính thanh khoản kém và thời gian thu hồi vốn lâu. Khả năng thanh toán nhanh năm 2020 là 0,75 lần tăng
0,06 lần so với năm 2019. Điều này cho biết rằng cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bằng 0,75 đồng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao sau khi loại bỏ hàng tồn kho, tăng 0,06 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân tăng là tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cụ thể mức tăng của tài sản ngắn hạn là 427 tỷ tương đương 19,97% và hàng tồn kho là 115 tỷ ở năm 2020; tăng cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 252 tỷ tương đương 12,07%, thậm chí là sau khi loại đi hàng tồn kho. Tuy nhiên số lượng hàng tồn kho của công ty còn khá nhiều và vẫn tăng so với năm 2019, nguyên nhân có thể vì dịch Covid đã gây ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hàng tồn kho nhiều sẽ làm phát sinh các chi phí như tồn trữ, ngoài ra còn có thế cản trở hệ thống sản xuất và làm giảm khả năng đáp ứng sản xuất các sản phẩm mới. Vì vậy dẫn đến khả ngăn thanh toán nhanh ở cả 2 năm đều giảm đi và nhỏ hơn 1 nên công ty không đủ lượng tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán và có thể gặp rủi ro thanh toán trong tương lai. Biện pháp cải thiện sẽ là xây dựng mục tiêu dự tữ hàng tồn kho hợp lý (mức kho tối đa và tối thiểu) và xây dựng hệ thống các nhà cung cấp NVL, nhà phân phối có uy tín tiềm lực để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Khả năng thanh toán tức thời cho biết 1 đồng tiền nợ ngắn hạn thì có bao nhiêu khoản tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo. Khả năng thanh toán tức thời năm 2020 là 1,16 lần tăng 0,02 lần so với năm 2019. Điều này cho biết rằng, cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì sẽ có 0,6 đồng tiền và các khoản tương đương tiền đảm bảo, tăng 0,02 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân tăng là do tiền và các khoản tương đương tiền năm 2020 tăng 27,55% cao hơn so với mức tăng của nợ ngắn hạn là 12,07%. Tuy lượng tiền dự trữ có tăng nhưng so với nợ ngắn hạn thì tiền và các khoản tương đương tiền chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Vì vậy ta thấy khả năng thanh toán tức thời cả 2 năm của công ty đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy rằng lượng tiền dữ trữ thấp, có thể gặp rủi ro về thanh toán vì không đủ tiền để trả nợ. Vì vậy công ty nên có những chính sách để nâng cao lượng tiền dữ trữ và giảm đầu tư vào các khoản mục có khả năng gặp rủi ro cao.
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tương đối
Tài sản ngắn hạn 2.567.282.718 2.139.892.900 427.389.818 19,97
Hàng tồn kho 820.274.666 704.801.343 115.473.323 16,38
Tiền và các khoản tương đương tiền
367.662.899 288.241.951 79.420.948 27,55
Nợ ngắn hạn 2.342.034.236 2.089.723.690 252.310.546 12,07
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản
Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Doanh thu thuần
1,41 1,77 (0,36)
Tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho ta biết rằng 1 đồng tổng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2020 là 1,41 lần giảm 0,36 lần so với năm 2019. Con số này thể hiện rằng cứ 1 đồng trong tổng tài sản thì doanh nghiệp tạo ra được 1,41 đồng doanh thu thuần, giảm 0,36 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2020 giảm đi là do doanh thu thuần giảm nhiều hơn so với tổng tài sản, tổng tài sản tăng 11,06% còn doanh thu thuần giảm 11,57% so với năm 2019. Trong đó doanh thu thuần giảm là do ảnh hưởng từ dịch Covid, ngành sản xuất thép cũng như các công trình xây dựng bị ngưng trệ, dừng thi công nên doanh thu hàng bán bị giảm đi và số hàng bán bị trả lại tăng nhiều hơn, vì thế sản lượng tiêu thụ sản phẩm bị giảm đi. Tuy hiệu suất sử dụng tài sản có giảm so với năm trước nhưng so sánh tổng tài sản với doanh thu thuần thì doanh thu thuần lại lớn hơn nhiều, cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng hiệu quả tài sản để tạo ra doanh thu và đem lại hiệu quả kinh tế.
Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch Tương đối
Tổng tài sản 2.874.520.705 2.588.304.046 286.216.659 11,06 Doanh thu thuần 4.061.791.780 4.593.003.784 (531.212.004) (11,57)
2.3.4. Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Đơn vị : %
Chỉ tiêu Công thức Năm
2020
Năm 2019
Chênh lệch
1.Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận sau thuế x 100 Doanh thu thuần
0,74 (4,76) 5,5
2. Tỉ suất sinh lời trên tổng TS (ROA)
Lợi nhuận sau thuế x 100 Tổng tài sản
1,04 (8,45) 9,49
3.Tỉ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)
Lợi nhuận sau thuế x 100 VCSH
5,67 (43,87) 49,54
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) cho biết tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trong cơ cấu doanh thu thuần là bao nhiêu phần trăm hay chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì công ty giữ lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 tỷ suất sinh
lời trên doanh thu là 0,74% tăng 5,5% so với năm 2019. Điều đó cho thấy rằng năm 2020 cứ 100 đồng doanh thu thuần của công ty thì công ty tạo ra 0,74 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 5,5 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là năm 2020 lợi nhuận sau thuế tăng nhanh hơn doanh thu thuần, cụ thể năm 2020 lợi nhuận sau thuế tăng 248 tỷ đồng, doanh thu thuần giảm 531 tỷ đồng so với năm 2019. Dù doanh thu thuần giảm nhưng các hoạt động doanh thu tài chính khác tăng mạnh cụ thể là tăng 32 tỷ đồng so với năm 2019 và phần lớn các khoản chi phí đã giảm đáng kể như chi phí quản lý doang nghiệp, chi phí nhân viên. Ta thấy ROS năm 2019 của công ty âm chứng tỏ công ty làm ăn thua lỗ nhưng năm 2020 chỉ tiêu ROS lại dương chứng tỏ công ty đã làm ăn có lãi. Tuy nhiên trị số của chỉ tiêu khá nhỏ cho thấy khả năng sinh lời của doanh thu thấp, hiệu quả kinh doanh còn chưa cao do quản lý các chi phí chưa được tối ưu và điều này đang ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Vì thế công ty cần phải làm cho doanh thu thuần tăng cao hơn và phải quản lý chi phí tốt hơn đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí dịch vụ mua ngoài do 2 chi phí này tăng lên khá nhiều so với năm 2019 trong khi các chi phí khác đang được khắc phục khá tốt.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) cho biết tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trong cơ cấu tổng tài sản là bao nhiêu phần trăm hay chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản của công ty thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là 1,04% tăng 9,49% so với năm 2019. Điều này thể hiện rằng năm 2020 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản của công ty thì tạo ra 1,04 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 9,49 đồng so với năm 2019. Nguyên nhân là năm 2020 lợi nhuận sau