3.2.1. Cơ hội
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn. Do vậy, cầu về nguyên vật liệu xây dựng đặc biệt là thép có xu hướng tăng cao. Phải kể đến nhiều cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai mạnh trên phạm vi cả nước như cao tốc Bắc-Nam, cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, sân bay quốc tế Long Thành… Đây là lợi thế lớn cho ngành thép. Ngoài ra, thị trường bất động sản nhà ở được dự báo có thể nóng trở lại trong 2021, cùng với việc kiểm soát dịch bệnh tốt kết hợp với các chính sách thu hút đầu tư từ Chính phủ dự báo sẽ thu hút nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài lựa chọn Việt Nam là nơi đặt các trung tâm, nhà máy sản xuất, xưởng và các khu công nghiệp. Đây sẽ là yếu tố giúp ngành thép tăng trưởng và phát triển.
Việt Nam sắp gia nhập WTO sẽ tạo ra những làn sóng đầu tư vào Việt Nam, sẽ có nhiều dự án đầu tư xây dựng được triển khai. Không thể không đề cập đến các cơ hội giúp các doanh nghiệp ngành thép Việt Nam mở rộng từ hội nhập như việc thực thi các hiệp định thương mại hay gỡ bỏ một loạt thuế quan… Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nguyên liệu từ các quốc gia trong khối có ký các FTA cũng sẽ giúp ngành thép Việt được hưởng lợi về giá. Hơn nữa, VIS có cơ hội được tiếp cận với nguồn hạn mức tín dụng dồi dào, lãi suất thấp, thời hạn trả nợ phù hợp, đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn của hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2.2. Thách thức
Mức độ cạnh tranh về chất lượng mẫu mã và giá cả giữa các công ty sản xuất thép cán trong nước đang diễn ra ngày càng gay gắt. Tình trạng thép Trung Quốc giá rẻ đang tràn vào Việt Nam khiến các công ty sản xuất thép trong nước phải lao đao.
Đặc biệt là ngành thép phải đối mặt với các vụ kiện phòng vệ thương mại tại các thị trường xuất khẩu khiến xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, cụ thể: Đầu tháng 2/2021, Canada kết luận thép cốt bê tông Việt Nam có biên độ phá giá từ 3,7 - 15,4%. Chính vì vậy, Canada quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với biên độ bán phá giá kết luận với mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30 triệu USD hàng năm này. Tiếp đó vào ngày 17/2, Ủy ban chống bán phá giá Indonesia cũng đã có quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá từ 3,01 - 49,2% đối với tôn lạnh có xuất xứ từ Việt Nam. Đến ngày 26/2, Ủy ban châu Âu (EC) cũng phát đi thông báo về việc xem xét khả năng gia hạn các biện pháp tự vệ đối với thép nhập khẩu từ Việt Nam. Biện pháp tự vệ này áp dụng trên các mặt hàng thép nhập khẩu bằng hình thức hạn ngạch thuế quan và có hiệu lực từ ngày 1/2/2019 đến hết ngày 30/6/2021 tới đây. Được biết nếu vượt mức hạn ngạch thuế quan, 26 nhóm hàng thép nhập khẩu sẽ bị áp thuế 25% trên giá cập cảng EU.
Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh Cocid-19 vẫn còn diễn ra phức tạp cả ở trong nước và thế giới, nên việc dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào sẽ gây ảnh hưởng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty
3.3. Những khuyến nghị nhằm góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
Năm 2020 là một năm đầy biến động, khi dịch bệnh Covid-19 bùng nổ, gây tổn thất nặng nề đến kinh tế Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Thép Việt – Ý và các kế hoạch mà các nhà quản trị đã lập ra. Hầu hết các công trình và dự án xây dựng sử dụng sản phẩm thép Việt Ý bị đi đình trệ, các dự án xây dựng mới cũng hầu như không được triển khai làm sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ được. Do đó mà hiệu quả sản xuất kinh doanh không được như mong đợi. Dưới đây là những khuyến nghị nhằm góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
Nhân sự là yếu tố quan trọng trong việc quyết định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy cần phải ổn định và duy trì nguồn lực lao động hiện có và thu hút nguồn lực bên ngoài bằng những chính sách quản lý, đãi ngộ hợp lý.
Để đảm bảo cung ứng đầy đủ, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất thì công ty cần phải quản lý tốt việc mua hàng và hàng tồn kho. Có thể tìm kiếm thêm các nhà cung ứng mới, có uy tín tiềm lực, tăng tính cạnh tranh về giá cả và đảm bảo số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu và hàng hóa; đồng thời loại bỏ đi những nhà cung cấp không đảm bảo tiến độ và chất lượng theo hợp đồng. Xây dựng mục tiêu dự tữ hàng tồn kho hợp lý (mức kho tối đa và tối thiểu): với những vật tư có nhu cầu sử dụng thường xuyên và có sẵn trên thị trường với giá cả phải chăng thì không cần dự trữ tồn kho; còn những vật tư chuyên dùng có tính chất khan hiếm và thời gian mua dài thì công ty phải đặt hàng sớm và dữ trữ nhiều hơn để tránh việc thiết hụt vật tư nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với hoạt động sản xuất phôi thép, công ty cần kiểm soát chặt chẽ vật tư đầu vào để giảm giá thành sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ, quy trình vận hành để tăng hiệu suất hoạt động và làm giảm tối đa các sự cố do chủ quan, đồng thời duy trì hoạt động kiểm tra, giám sát, bảo trì thiết bị để nâng cao tỉ lệ vận hành. Phát huy tối đa công suất của nhà máy bằng cách tận dụng các cơ sở vật chất và nguồn lực sẵn có, cắt giảm các chi phí không cần thiết, nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạt kinh doanh thì công ty cũng cần chú trọng về việc tiêu thụ sản phẩm. Phân tích và nắm bắt những biến động của thị trường như là nhu cầu, giá cả, đối thủ cạnh tranh,…để tận dụng thời cơ và các yếu tố thuận lợi để gia
tăng sản lượng sản xuất, tăng lượng cung cấp cho thị trường, đồng thời nghiên cứu nắm bắt cơ hội thị trường nước ngoài nhằm đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu phôi thép.
1
PHỤ LỤC Bảng cân đối kế toán
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%) TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.139.892.900 2.567.282.718 427.389.818 19,97 I. Tiền và các khoản tương
đương tiền 288.241.951 367.662.899 79.420.948 27,55
1. Tiền 15.201.951 17.662.899 2.460.948 16,19
2. Các khoản tương đương tiền 273.040.000 350.000.000 76.960.000 28,19 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 255.000.000 480.000.000 225.000.000 88,24 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 778.317.107 784.058.285 5.741.178 0,74 1. Phải thu ngắn hạn của
khách hàng 793.740.757 799.183.006 5.442.249 0,69
2. Trả trước cho người bán
ngắn hạn 5.244.606 6.793.021 1.548.415 29,52 3. Phải thu ngắn hạn khác 81.655.727 79.734.813 (1.920.914) (2,35) 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (102.323.983) (101.652.555) 671.428 (0,66) IV. Hàng tồn kho 704.801.343 820.274.666 115.473.323 16,38 1. Hàng tồn kho 733.201.344 823.505.850 90.304.506 12,32 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (28.400.001) (3.231.184) 25.168.817 (88,62) V. Tài sản ngắn hạn khác 113.532.500 115.286.867 1.754.367 1,55 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 14.239.591 15.614.020 1.374.429 9,65 2. Thuế GTGT được khấu trừ 96.003.419 93.578.701 (2.424.718) (2,53) 3. Thuế và các khoản khác
phải thu của nhà nước 3.289.489 6.094.146 2.804.657 85,26
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 448.411.146 307.237.986 (141.173.160) (31,48) I. Các khoản phải thu dài hạn 10.591.428 10.591.428 0 0,00 II. Tài sản cố định 299.528.757 234.626.466 (64.902.291) (21,67) 1. Tài sản cố định hữu hình 292.044.497 227.692.866 (64.351.631) (22,03) 2. Tài sản cố định vô hình 7.484.260 6.933.600 (550.660) (7,36)
2
3
1. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang 3.043.977 5.656.995 2.613.018 85,84
V. Đầu tư tài chính dài hạn 0 0 0
VI. Tài sản dài hạn khác 135.246.983 56.363.097 (78.883.886) (58,33) 1. Chi phí trả trước dài hạn 73.647.446 52.616.292 (21.031.154) (28,56)
TỔNG TÀI SẢN 2.588.304.046 2.874.520.705 286.216.659 11,06
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ 2.089.723.690 2.345.952.235 256.228.545 12,26 I. Nợ ngắn hạn 2.089.723.690 2.342.034.236 252.310.546 12,07 1. Phải trả người bán ngắn hạn 242.325.084 169.873.186 (72.451.898) (29,90) 2. Người mua trả tiền trước
ngắn hạn 506.828 7.434.266 6.927.438 1366,82
3. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 753.538 661.183 (92.355) (12,26)
4. Phải trả người lao động 18.282.445 20.697.877 2.415.432 13,21 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 13.279.001 56.002.673 42.723.672 321,74 6. Doanh thu chưa thực hiện
ngắn hạn 169.649 0 (169.649) (100,00)
7. Phải trả ngắn hạn khác 318.477.753 6.392.782 (312.084.971) (97,99) 8. Vay và nợ thuê tài chính
ngắn hạn 1.492.901.503 2.078.843.748 585.942.245 39,25 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.027.890 2.128.522 (899.368) (29,70)
II. Nợ dài hạn 0 3.917.998 3.917.998
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 498.580.356 528.568.470 29.988.114 6,01
I. Vốn chủ sở hữu 498.580.356 528.568.470 29.988.114 6,01 1. Vốn góp của chủ sở hữu 738.303.930 738.303.930 0 0,00 - Cổ phiếu phổ thông có
quyền biểu quyết 738.303.930 738.303.930 0 0,00
2. Thặng dư vốn cổ phần 123.194.121 123.194.121 0 0,00 3. Vốn khác của chủ sở hữu 8.835.569 8.835.569 0 0,00 4. Quỹ đầu tư phát triển 173.215.413 173.215.413 0 0,00 5. Lỗ lũy kế (544.968.676) (514.980.563) 29.988.113 (5,50) Lỗ lũy kế đến cuối năm trước (326.252.176) (544.968.676) (218.716.500) 67,04 Lợi nhuận/ (lỗ) năm nay (218.716.500) 29.988.114 248.704.614 (113,71)
4
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020
Chênh lệch
Tuyệt đối Tương đối (%)
1. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 4.669.504.562 4.113.552.222 (555.952.340) (11,91) 2. Các khoản giảm trừ doanh
thu 76.500.778 51.760.442 (24.740.336) (32,34)
3. Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ 4.593.003.784 4.061.791.780 (531.212.004) (11,57) 4. Giá vốn hàng bán 4.653.000.580 3.960.301.609 (692.698.971) (14,89) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (59.996.796) 101.490.171 161.486.967 (269,16) 6.Doanh thu hoạt động tài
chính 21.583.529 53.667.054 32.083.525 148,65
7. Chi phí tài chính 81.212.225 65.288.238 (15.923.987) (19,61) Trong đó :Chi phí lãi vay 77.390.086 52.414.815 (24.975.271) (32,27) 8. Chi phí bán hàng 12.111.111 15.692.766 3.581.655 29,57 9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 68.766.668 61.778.725 (6.987.943) (10,16)
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh (200.503.272) 12.397.496 212.900.768 (106,18) 11. Thu nhập khác 514.205 10.687.441 10.173.236 1978,44 12. Chi phí khác 13.685.420 568.974 (13.116.446) (95,84) 13. Lợi nhuận khác (13.171.216) 10.118.467 23.289.683 (176,82) 14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (213.674.488) 22.515.963 236.190.451 (110,54) 15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành 5.042.012 (3.725.345) (8.767.357) (173,89)
16. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại 0 (3.746.806) (3.746.806)
17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp (218.716.500) 29.988.114 248.704.614 (113,71) Lãi/lỗ cơ bản trên cổ phiếu (2.962) 406