Xác định rõ mục tiêu buổi sinh hoạt, công bố
chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng; nêu rõ nguyên tắc làm việc; biết khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp: mời GV cũ phát biểu trước, GV mới phát biểu sau; Biết chẻ nhỏ vấn đề thảo luận bằng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý; lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
-Các thành viên được phân công viết các chuyên
đề báo cáo nội dung.
Bước 3. Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề
Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề phải đưa ra
được các kết luận cần thiết, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề trong thực tế giảng dạy, trường hợp chưa thống nhất cần đến buổi sinh hoạt khác cũng nêu rõ và bố trí buổi sinh hoạt kế tiếp để thực hiện.
Chuyên đề 3:
ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN TRONG TRƯỜNG TiỂU HỌC TRƯỜNG TiỂU HỌC
1. Vị trí, thành phần tổ chuyên môn:
a)Vị trí: Tổ chuyên môn là đầu mối mà hiệu trưởng dựa vào đó để quản lý các hoạt động của tổ, cơ bản nhất là hoạt động dạy của giáo viên. Tổ chuyên môn có chức năng giúp hiệu trưởng điều hành các hoạt động sư phạm, trực tiếp quản lý lao động của giáo viên trong tổ.
b) Thành phần:
Tổ chuyên môn trong trường tiểu học: Bao gồm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (có tham gia
giảng dạy), giáo viên chủ nhiệm, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục. Mỗi tổ có ít nhất 3 thành viên. Tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 7 thành viên trở lên có tổ phó.
2.Nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học nhằm thực hiện
chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục khác;
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường;
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
+ Sinh hoạt định kỳ hai tuần một lần và các sinh hoạt khác khi có nhu cầu công việc.