Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành

Một phần của tài liệu Bai thu hoach BDTX 20162017 (Trang 33 - 36)

- Dạy học giải quyết vấn đề:

5.Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành

a. Bản chất

- Luyện tập, thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập và thực hành, hướng đến việc vận dụng tri thức linh hoạt và hiệu quả.

b. Quy trình thực hiện

Trẻ con Ngýời dân

Bà cụ Tứ Anh Tràng Bối cảnh nạn đói năm 1945 A n h Tr à n g n h ặt v Sáng hôm sau Chiều hôm trýớc

- Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành - Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành - Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ

- Thực hành đa dạng

c. Ví dụ minh họa

Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh

a1. Dạng 1: Xác định luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong một đoạn văn, bài văn

GV có thể cho HS xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong nhiều đoạn văn, bài văn khác nhau. Chẳng hạn, chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể như sau:

1. Xác định luận điểm, luận cứ trong bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương (Ngữ văn 10, tập 2).

2. Chỉ ra hệ thống luận điểm trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi. 3. Chỉ ra luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn văn sau:

Nét đặc sắc của bút pháp hùng biện Nguyễn Trãi còn có thể tìm hiểu ở nhiều phương diện rất tinh vi. Chẳng hạn, việc dùng nhiều biện pháp tu từ, kết hợp giữa ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ hình ảnh để tăng thêm tính truyền cảm, hấp dẫn, sinh động và cụ thể của lời văn, ý văn. Chẳng hạn, tính logic chặt chẽ làm cho lập luận, phân tích, chứng minh cố kết thành một khối thống nhất có sức mạnh thuyết phục không sao cưỡng lại được. Chẳng hạn, việc viện dẫn kinh điển Nho gia hoặc những lí lẽ kinh nghiệm phổ biến làm nguyên lí xuất phát, làm chỗ dựa, làm minh chứng cho lập luận của mình đã tăng thêm tính uyên bác, tính hàm súc, tinh mật, điển nhã, hiệu quả chiến đấu chinh phục của bài văn. Chẳng hạn, sự kết hợp tài tình giữa phương thức chính luận, phương thức tự sự và có khi cả phương thức trữ tình, tạo thành sự hài hòa tuyệt diệu, làm cho bài văn vẫn có cái dõng dạc hùng hồn mà lại thiết tha, nóng bỏng như chính những tác phẩm đầy cảm hứng sáng tạo vậy.

(Bùi Duy Tân)

4. Hãy xác định các luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong đoạn trích sau:

Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi có những phát hiện như sau:

Ngư ca tam xướng, yên hồ khoát, Mục địch nhất thanh, thiên nguyệt cao,

Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca tỏa ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao vì tiếng sáo vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.

(Đinh Gia Khánh)

a2. Dạng 2: Từ một số câu văn cho sẵn viết thành một đoạn văn có luận điểm, luận cứ hợp lí, theo một phương pháp lập luận được yêu cầu

Chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể như sau:

1. Cho các câu văn gợi ý sau, hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp quy nạp:

- Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. - Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài mở đầu bằng mô típ "Thân em".

2. Từ các câu văn gợi ý sau em hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp nêu phản đề:

- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng.

- Khi các nhà văn viết về những thế lực tàn bạo chà đạp con người thì đó có cũng chính là một biểu hiện của lòng nhân đạo.

- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta.

3. Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp diễn dịch từ các câu văn gợi ý sau: - Cha ông ta có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".

- Con người có thể tích lũy rất nhiều vốn sống, kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế.

- Gắn bó với thực tế là một con đường đúng đắn để đến với kho tàng tri thức của nhân loại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a3. Dạng 3: Sửa lỗi lập luận trong các đoạn văn cho sẵn

Ở dạng bài tập này, GV đưa ra các đoạn văn mà trong đó lí lẽ không logic, lập luận chưa thuyết phục để HS sửa lỗi. Với dạng bài tập này, chúng tôi thường lấy từ các bài làm của HS. Điều này sẽ giúp các em nhận rõ những hạn chế, khuyết điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm trong các bài viết tiếp theo. Chẳng hạn như các đoạn văn sau:

1. Trọng đạo là chúng ta phải biết tôn trọng mọi người. Thì chúng ta cũng sẽ được mọi người nể trọng, kính phục. Trong cuộc sống có những đạo lí mà chúng ta cần tôn trọng. Vì những đạo lí đó khuyên chúng ta sống theo lẽ phải. Không vì những danh lợi mà bán rẻ lương tâm của mình. Những người như vậy sẽ không được mọi người tôn trọng, ngược lại còn bị khinh rẻ. Trọng đạo không đủ để hoàn thiện con người mà nó cần kết hợp với tôn sư. Vì vậy, mới có câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo".

2. Xay hết lò than đã rực hồng, hình ảnh ngọn lửa hồng đỏ rực cho thấy trời đã tối đi nhiều. Khi cô gái xay hết thì trời đã tối sẫm đi chỉ còn ngọn lửa đỏ rực lên thể hiện sự vất vả của người con gái cũng như người dân phải cực khổ. Qua hình ảnh đó, Bác ước mơ đất nước mình được giải phóng thoát khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu Bai thu hoach BDTX 20162017 (Trang 33 - 36)