Phương pháp dạy học trò chơ

Một phần của tài liệu Bai thu hoach BDTX 20162017 (Trang 39 - 44)

- Bước 4: Người viết có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm

7. Phương pháp dạy học trò chơ

a. Bản chất

- Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề, thực hiện một nhiệm vụ học tập hay thể nghiệm những hành động , những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi học tập nào đó.

- Đặc điểm:

+ Nội dung trò chơi gắn với kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học cụ thể + Thường diễn ra trong không gian, thời gian nhất định của một giờ học

+ Mọi HS đều thu nhận được nội dung học tập trong trò chơi

b. Quy trình thực hiện - GV lựa chọn trò chơi

- Chuẩn bị các phương tiện, điều kiện cần thiết cho trò chơi - Phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi

- Học sinh tiến hành chơi - Đánh giá trò chơi

- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi

c. Ví dụ minh họa

Khi dạy bài “Ôn tập văn học dân gian” (Lớp 10), để tổng kết bài học, GV có thể sử dụng trò chơi ô chữ sau:

Câu hỏi:

1. Hàng ngang thứ nhất: có 5 chữ cái: Tên một làn đệu dân ca tiêu biểu của xứ Nghệ? VÍ DẶM

2. Hàng ngang thứ hai: có 10 chữ cái, Tên của một đoạn trích trong một truyện thơ nổi tiếng được học ở chương trình ngữ văn10 LỜI TIỄN DẶN

3. Hàng ngang thứ ba có 3 chữ cái: sử thi Đăm Săn của dân tộc nào ở Tây Nguyên? Ê ĐÊ

4. Hàng ngang thứ tư có 9 chữ cái, Sauk hi Mị Châu chết xác của nàng biến thành gì? NGỌC THẠCH

5. Hàng ngang thứ năm có 11 chữ cái: Khi chạy đến bờ biển, vua An Dương Vương đã kêu cứu ai? SỨ THANH GIANG

6. Hàng ngang thứ sáu có 4 chữ cái: Một trong hai biểu tượng về tình nghĩa vợ chồng? GỪNG

7. Hàng ngang thứ bảy có 5 chữ cái: Tên một bài thơ của Chế Lan Viên có sử dụng chất liệu văn học dân gian CON CÒ

8. Hàng ngang thứ 8 có 9 chữ cái: tên một loại bánh ă vào này Tết của dân tộc ta BÁNH CHƯNG

9. Hàng ngang thứ 9 chữ cái CÓ 9 : Quê hương của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng? QUẢNG NGÃI

10. Hàng ngang thứ 10 có 12 chữ cái: tên một thể loại văn học dân gian kể về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử qua đó thể hiện thái độ của nhân dân ta ? TRUYỀN THUYẾT 11. Hàng ngang thứ 11 5 chữ cái: phần thưởng mà mụ gì ghẻ hứa sẽ cho Tấm và Cám nếu ai bắt được nhiều tôm và tép hơn ? YẾM ĐỎ

HÀNG DỌC: VIÊN NGỌC QUÝ

Đây là đánh giá của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng về vai trò của văn học dân gian

1 V I D Ă M 2 L Ơ I T I Ê N D Ă N 3 Ê Đ Ê 4 N G O C T H A C H 5 S Ư T H A N G G I A N G 6 G Ư N G 7 C O N C O 8 B A N H C H Ư N G 9 Q U A N G N G A I 10 T R U Y Ê N T H U Y Ê T 11 Y Ê M Đ O C. TỔNG KẾT

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu. Mục tiêu cuối cùng của việc đổi mới chính là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, biến hoạt động nhận thức của người học từ thụ động chuyển sang chủ động và linh hoạt. Chính vì thế, việc áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong quá trình giảng dạy nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy

CHUYÊN ĐỀ:

SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ DẠY HỌC

Mã mô đun THPT MODUN 20 – BDTX – Năm học 2016 - 2017

Qua thời gian tự học, tôi đã tiếp thu nắm bắt được những kiến thức sau:

Module này cung cấp cho GV những kiến thúc cơ bản về TBDH. Khi học tập, nghìên cứu xong module này, GV sẽ phát huy được tổi đa khả năng cửa mình, năng động, sáng tạo, biết kết hợp khéo léo các loại hình TBDH phục vụ công tác giảng dạy. Module này sẽ giúp cho GV tăng cường năng lực làm việc với TBDH, theo đó tăng hiệu quả dạy học môn học.

Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học môn

Hoạt động 2: Nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học theo môn học 2. 1.Thuận lợi:

+ Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng ngay từ đầu năm học được sự quan tâm chỉ đạo của chi bộ Đảng, BGH nhà trường kết hợp với hội phụ huynh học sinh, đã đầu tư trang bị hệ thống máy tính , máy chiếu,đồ dùng .... + Bên cạnh đó nhà trường đã trang bị, nâng cấp phòng máy, phòng học bộ môn, nối mạng internet, trang bị máy chiếu, mua thêm các trang thiết bị dạy học để thay thế cho các thiết bị đã bị hỏng hoặc không sử dụng được , tạo cơ sở hạ tầng về CNTT, thiết bị dạy học giúp cho giáo viên sử dụng có hiệu quả vào dạy- học.

+ Đa số giáo viên rất tâm huyết với nghề, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Luôn đầu tư trăn trở, học hỏi kinh nghiệm để chất lượng dạy-học ngày được nâng lên. +Một số học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập.

2.2.Khó khăn:

+ Một số thiết bị nhà trường nhận về không sử dụng được do chất lượng thấp hoặc

không có giá trị sử dụng. Hệ thống thiết bị CNTT đã cũ nên việc sử dụng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị vào dạy- học.

+ Đối tượng học sinh: đầu vào thấp, đa số các em đều bị hổng kiến thức ở các cấp học dưới. Vì vậy mà các em :

Khả năng ghi nhớ kiến thức chậm Kỹ năng tính toán yếu

Ý thức học tập còn yếu, chưa đầu tư thích đáng thời gian học ở nhà. Hiểu biết khoa học tự nhiên, vận dụng vào thực tiễn còn yếu.

Đa phần học sinh chưa xác định đúng động cơ và mục đích học tập,chưa thể hiệnđược ý thức phấn đấu vươn lên.

2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ DH

Dưới sự chỉ đạo của chi bộ,BGH, tổ toán lý, tổ sinh hóa địa đã mạnh dạn thực hiện các chuyên đề như: sử dụng thiết bị có hiệu quả vào đổi mới phương pháp dạy – học phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó,bộ phận quản lý thiết bị dạy học cùng với giáo viên bộ môn rà soát lại các thiết bị dạy học sữa chữa, nâng cấp, mua mới, sắp xếp có hệ thống

khoa học theo môn học.

- Mỗi giáo viên đã có kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học : kế hoạch năm, tháng, tuần và được tổ trưởng chuyên môn duyệt thực hiện.Trên cơ sở đó tổ chuyên môn lập kế hoạch sử dụng thiết bị của tổ theo năm, tháng, tuần.Hằng tháng, tuần có báo cáo với BGH để quản lý và theo dõi.

- Các tổ cũng đã soạn được bộ vở thực hành môn lý, hóa, vở tự học được soạn theo chủ đề có hướng dẫn bài tập mẫu đối với các môn toán, lý, hóa, sinh. Các thành viên trong tổ đã soạn được bộ giáo án chuẩn kiến thức kỹ năng. Qua đó giúp cho học sinh củng cố và khắc sâu thêm các kiến thức.

-Trong các buổi sinh hoạt tổ, tổ trưởng chuyên môn cùng với các thành viên trong tổ đều trăn trở suy nghĩ xây dụng ý kiến cần sử dụng thiết bị dạy học như thế nào để đạt hiệu quả và tính năng của chúng.

1.Sử dụng thiết bị dạy học phải phù hợp với mục tiêu bài học và phát huy được vai trò tối ưu của nó

- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,biết kết hợp lý thuyết với thực hành,có tinh thần hợp tác. - Đồ dùng trực quan có nhiều loại,đồ dùng trực quan hiện vật,đồ dùng trực quan tạo hình,... Vì thế khi sử dụng giáo viên phải lựa chọn đồ dùng trực quan phù hợp với mục đích, yêu cầu bài học,đi theo một trình tự nhất định thì mới đạt được hiệu quả bài dạy. - Giáo viên phải khéo léo đưa ra những câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh những câu hỏi thách đố để các em rơi vào thế bí điều đó chỉ làm mất thời gian tiết dạy. Giáo viên phải biết kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như miêu tả, tường thuật, phân tích, hướng dẫn nhằm huy động tối đa kỹ năng làm việc của học sinh: tai nghe, mắt thấy, biết phân tích suy luận vấn đề.

-Tuy nhiên nếu sử dụng thiết bị không phù hợp với mục tiêu bài học, hoặc quá lạm dụng nó thì dễ làm cho học sinh bị phân tâm,phân tán tư tưởng trong tiết học dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng bị hạn chế.

- Việc sử dụng đồ dùng trực quan không được lạm dụng quá nhiều thời gian,không làm loãng trọng tâm bài dạy.

-Khi dạy tiết học có sử dụng thiết bị giáo viên cần quản lý,tổ chức dạy học hợp lý nhằm huy động mọi học sinh cùng tham gia vào việc học.

-Trong năm học này nhà trường phát động giáo viên làm thêm thiết bị để phục vụ cho công tác giảng day

2.Chuẩn bị tiết dạy có sử dụng thiết bị dạy học:

- Để có một tiết dạy thành công,người giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung bài

dạy.Khi có đủ tư liệu thì phải định hướng công việc: cần dạy những gì ,sử dụng phương pháp nào, cách thức dạy học ra sao, cần sử dụng đồ dùng cần thiết nào,ước lượng thời gian tổ chức dạy học.

- Ngoài việc soạn giáo án đầy đủ, xác định đúng mục tiêu bài học(bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng), giáo viên phải chuẩn bị mượn thiết bị,chuẩn bị thiết bị, thí nghiệm, pha chế hóa chất hoặc tự chuẩn bị đồ dùng trong thực tế phục vụ cho bài dạy.

- Đối với bài dạy có sử dụng giáo án điện tử, cần chuẩn bị kịch bản, tư liệu(video,hình ảnh,bảng đồ..),cần chú ý đến phông chữ, màu chữ, hiệu ứng thích hợp, đơn giản,nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài dạy.Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, súc tích(1 slide không nên có nhiều hình hoặc nhiều chữ),những nội dung học sinh ghi bài cần có quy ước(có thể dùng khung hoặc màu nền),phối hợp giữa phông nền và màu chữ phù hợp với nội dung. Bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng, học sinh ghi được bài.

hành,đặt ở vị trí thích hợp để học sinh dể quan sát, dể dàng tiếp cận. Phát huy được tác dụng của đồ dùng dạy học và CNTT mà bảng đen khó đạt được.

* Để thực hiện có hiệu quả GV cần:

+ Trước hết giáo viên phải nhận thức đúng và đầy đủ vai trò của việc sử dụng thiết bị vào đổi mới phương pháp giảng dạy. Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.

+ Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh. Công nghệ mô phỏng nếu không phản ảnh đúng nội dung và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.

+ ứng dụng CNTT trong dạy học không phải là một phương pháp mới mà chỉ là sự hổ trợ đổi mới phương pháp dạy học bằng các công cụ, phương tiện. Cần tránh việc chuyển từ đọc- chép sang nhìn – chép.

+ Đối với các giờ thực hành,thí nghiệm, giáo viên cần có cách tổ chức lớp học khoa học hợp lý để huy động mọi học sinh đều tham gia vào việc học,thực hành.Tránh tình trạng chỉ một vài học sinh thực hiện còn các học sinh khác thì không tập trung chú ý. Hoạt động 3: Phối hợp sử dụng các thiết bị dạy học truyẽn thống và hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học môn học

Kết luận

Khi vận dụng một trong các phương pháp này giáo viên cần linh hoạt, tránh máy móc áp dụng. Trong một hoạt động có thể dùng đan xen nhiều phương pháp khác nhaucó thể mang lại hiệu quả cao hơn và quan trọng là người tổ chức luôn phải lấy học sinh làm trung tâm cho mọi hoạt động.

Giáo án vận dụng: Tiết 90

Đọc văn TỪ ẤY

( Tố Hữu)

Một phần của tài liệu Bai thu hoach BDTX 20162017 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w