Công nghệ chế biến sau thu hoạch

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HÌNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG TƯƠNG LAI (Trang 46 - 47)

II. CÁC CÔNG NGHỆ CAO ĐỊNH HÌNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP

2.8. Công nghệ chế biến sau thu hoạch

Năng suất của ngành nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ về những gì xảy đối với sản phẩm thực phẩm sau khi được thu hoạch. Tổn thất sau thu hoạch đối với các sản phẩm ngũ cốc là 10-20% và các loại rau và hoa quả tươi 5-25% ở các nước phát triển và 20-50% ở các nước đang phát triển. Nguyên nhân của những tổn thất này bao gồm sự hủy hoại vi sinh, tổn hại cơ học của thiết bị chế biến, phá hoại của côn trùng, và rau quả chín quá. Công nghệ sau thu hoạch (PHT) bao gồm ba thành phần:

• Sơ chế: Loại bỏ các tạp chất và sản phẩm còn non và bị hư hỏng; ổn định các sản phẩm bằng cách sấy khô, làm lạnh hoặc khử trùng; cách ly các sản phẩm thành các loại khác nhau

• Chế biến thứ cấp: Biến đổi các nguyên liệu thô từ sơ chế thành sản phẩm phù hợp để người tiêu dùng có thể chế biến.

• Chế biến hoàn thiện: Biến các sản phẩm chế biến thứ cấp thành sản phẩm ăn được ngay.

Hầu hết các tổn thất sau thu hoạch xảy ra trong giai đoạn sơ chế; việc chế biến thứ cấp và hoàn thiện tập trung hơn vào dinh dưỡng và an toàn của các sản phẩm thực phẩm. Tất cả các nghiên cứu công nghệ sau thu hoạch chỉ nhận được khoảng 5% tổng số kinh phí nghiên cứu hướng vào nông nghiệp. Các nỗ lực nghiên cứu nhằm giảm tổn thất trong sơ chế còn hạn chế, diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển, và liên quan chủ yếu đến cây ăn quả và rau. Các công nghệ sau thu hoạch dường như sẽ không có những đột phá lớn vào năm 2040; tuy nhiên các công nghệ được áp dụng ở các nước phát triển sẽ ngày càng lan tỏa sang các nước đang phát triển.

46

Một phần của tài liệu CÁC CÔNG NGHỆ ĐỊNH HÌNH NGÀNH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRONG TƯƠNG LAI (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)