Ths.LS Lê Văn Sua, Bài viết “Pháp luật về thương mại điện tử, một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện”

Một phần của tài liệu Pháp luật về các hoạt động thương mại điên tử (Trang 29 - 32)

chưa thay đổi theo hướng hiện đại và đặc biệt là sự phát triển của thương mại điện tử.

Khi mua sắm trực tuyến trên các sàn giao dịch điện tử hay mạng xã hội ta không tránh khỏi trường hợp phải để lại thông tin cá nhân để đặt hàng. Điều này mang lại rủi ro cao cho chính người tiêu dùng vì thông tin của họ có thể bị bán hay cho bên thứ ba hoặc bị lợi dụng để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, trình độ hack ngày nay ngày càng nguy hiểm và tinh vi. Các hacker có thể tạo lập các website giả mạo và cả hành vi của người dùng, dẫn dụ thành công người dùng vào việc đăng nhập tài khoản và mật khẩu, chìa khoá để vượt qua các hệ thống bảo mật. Kịch bản đơn giản nhất cho các hacker trong hàng loạt các vụ khách hàng bị “rút ruột” tài khoản là phishing (tấn công giả mạo).18 Mà pháp luật hiện hành chưa có một quy định nào để dự liệu và ngăn ngừa hiện tượng này.

III. KẾT LUẬN

1. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động thương mại điện tử

Thứ nhất,xây dựng và ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh, hướng dẫn cụ thể việc giao kết và thực hiện hợp đồng theo mẫu trên các website thương mại điện tử

Bản chất của hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các bên, do đó, nếu không đạt được sự thống nhất ý chí thì sẽ không có hợp đồng. Trong giao kết hợp đồng theo mẫu, hợp đồng hình thành không dựa trên cơ sở thống nhất ý chí tự do của người tiêu dùng vì vậy quyền lợi của họ đã bị tước bỏ, ví dụ: cơ hội thảo luận, bàn bạc các điều khoản của hợp đồng. Để đảm bảo tính công bằng trong giao dịch giữa người bán và người tiêu dùng, pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử cần đưa ra những quy định cụ thể hơn với hợp đồng mẫu trên các

website thương mại điện tử. Bên cạnh các quy định chung và mang tính kỹ thuật về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử đã được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP thì Nhà nước còn cần phải xây dựng và ban hành các quy định chi tiết về nội dung của các hợp đồng thương mại điện tử mẫu được đưa lên website.

Thứ hai,tăng cường kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử

Để tăng cường kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử, Chính phủ, các bộ ban ngành hữu quan cần rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về thuế hiện hành để phù hợp với sự phát triển không ngừng của hoạt động thương mại điện tử. Sau công tác rà soát, ta sẽ phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo hoặc đã lạc hậu với sự phát triển nhanh như thương mại điện tử. Phối hợp với các doanh nghiệp có sàn giao dịch điện tử trao đổi, lường trước các trường hợp, rủi ro có thể xảy ra khi giao dịch thương mại điện tử.

Về vấn đề thuế và hải quan đối với các giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi pháp luật Việt Nam cần ban hành đầy đủ các quy định hướng dẫn về việc kê khai, thực hiện các thủ tục hải quan đối với các sản phẩm và chính sách thuế cụ thể áp dụng với đối tượng này. Hiện Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ quy định nào về việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua sàn giao dịch điện tử trong khi ngành logitics tại Việt Nam ngày càng phát triển. Đây có thể là một lỗ hổng lớn nếu các ngành luật liên quan đến hoạt động thương mại điện tử không có quy định rõ ràng. Việc ban hành các quy định về thuế và hải quan đối với hoạt động thương mại điện tử là cần thiết và phải được xây dựng phù hợp với khuyến cáo của OECD (Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế)

Thứ ba, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động

thương mại điện tử. Hiện các vi phạm về thương mại điện tử được xử lý bằng hai biện pháp là biện pháp hành chính và biện pháp tư pháp. Tuy nhiên việc xử lý các vi phạm này là không nhiều vì hai nguyên do chủ yếu: khó khăn trong

quản lý hoạt động thương mại điện tử và văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chưa thống nhất. Vì vậy, đối với những trường hợp không đăng ký kinh doanh cần đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt cụ thể để làm gương cho các hộ kinh doanh khác, đồng thời giúp công tác quản lý đi vào hoạt động hiệu quả. Nhằm nâng cao hiệu quả thực thi chúng ta cần ban hành đầy đủ các quy định pháp lý điều chỉnh khái quát các hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động thương mại điện tử và có sự thống nhất giữa các văn bản.19

2. Kết luận

Bài viết đã phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của thương mại điện tử để hiểu được sự phức tạp của loại hình thương mại này. Thông qua khái niệm, đặc điểm và các quy định pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, có thể thấy quy định pháp luật về hoạt động thương mại điện tử nằm rải rác ở nhiều ngành luật, nghị định, thông tư dẫn đến pháp luật chồng chéo, mâu thuẫn. Thực tiễn cho thấy hoạt động thương mại điện tử còn nhiều bất cập, vướng mắc, bài viết đã đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Pháp luật về các hoạt động thương mại điên tử (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(32 trang)
w