Mạch lọc với bộ biến đổi trở kháng và dẫn nạp

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ LỌC THÔNG DẢI TRONG DẢI TẦN 3G (Trang 28 - 31)

Bộ lọc thông dải trong Hình 2.9 được xây dựng từ bộ lọc thông thấp trong Hình 2.8, bao gồm các bộ cộng hưởng kiểu nối tiếp hoặc song song được ghép trực tiếp với nhau. Trong triển khai thực tế, đôi khi việc thiết kế đồng thời các bộ cộng hưởng kiểu nối tiếp và song song là không dễ dàng, nhất là ở dải tần siêu cao. Vì thế, người ta sử dụng các bộ biến đổi trở kháng hoặc dẫn nạp để liên kết các bộ cộng hưởng cùng một kiểu nối tiếp hoặc song song với nhau tạo thành mạch lọc thông dải. Hình 2.11 mô tả bộ biến đổi trở kháng và bộ biến đổi dẫn nạp, có tác dụng biến đổi trở kháng hoặc dẫn nạp ở một đầu thành trở kháng hoặc dẫn nạp khi nhìn vào đầu kia của bộ biến đổi. Giá trị trở kháng đặc trưng và dẫn nạp đặc trưng của các bộ biến đổi này lần lượt là K J. Ta có:

Hình 2. 11 Sơ đồ khối bộ biến đổi trở kháng (a) và bộ biến đổi dẫn nạp (b)

(2.31) Xét một mạng bao gồm phần tử dẫn nạp đặt giữa hai bộ biến đổi trở kháng như trong Hình 2.12a. Trở kháng vào nhìn từ hai đầu của mạng bằng cũng bằng trở kháng nối tiếp . Như vậy dẫn nạp song song được biến đổi thành trở kháng nối tiếp . Tương tự, trở kháng nối tiếp đặt giữa hai bộ biến đổi dẫn nạp J cũng tương đương một phần tử dẫn nạp song song như trong Hình 2.12b. Đặc tính này của các bộ biến đổi có thể giúp chuyển mạch lọc có sơ đồ như Hình 2.9 thành một mạch lọc chỉ bao gồm các bộ công hưởng nối tiếp hoặc song song. Quan trọng hơn, nó giúp cho việc triển khai các bộ lọc cao tần trở nên thuận tiện hơn khi các bộ cộng hưởng chỉ bao gồm các thành phần tham số phân tán nối tiếp hoặc song song.

Hình 2. 12 Biến đổi tương đương giữa thành phần trở kháng nối tiếp và dẫn nạp song song sử dụng các bộ biến đổi: a )trở kháng (K); b) dẫn nạp (J)

Hình 2.13a và 2.13b [1] mô tả hai dạng mạch lọc thông dải sử dụng bộ biến đổi

trở kháng và biến đổi dẫn nạp. Trong trường hợp thứ nhất, mạch chỉ bao gồm các bộ cộng hưởng nối tiếp với điện kháng , và giữa hai bộ cộng hưởng liên tiếp nhau và là một bộ biến đổi trở kháng . Trong trường hợp thứ hai, chỉ có các bộ cộng hưởng song song với điện nạp được nối với nhau qua các bộ biến đổi dẫn nạp . Các bộ cộng hưởng thường là các cấu trúc ống dẫn sóng hay đường truyền siêu cao tần có các giá trị tham số phân tán. Cách tính giá trị K J cũng được cho trong hình.

Hình 2. 13 Mạch lọc thông dải tham số phân tán sử dụng các bộ biến đổi [1]

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN THIẾT KẾ BỘ LỌC THÔNG DẢI TRONG DẢI TẦN 3G (Trang 28 - 31)