Quản trị các đối tượng bên ngoài của làng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về cách quản trị kinh doanh sản phẩm của làng hoa sa đéc (Trang 35 - 42)

* Quản trị cung ứng nguyên vật liệu

Cứ vào dịp gần Tết, chủ hộ trồng hoa kiểng sẽ lên kế hoạch cho những thứ cần mua sắm, sắp xếp vận chuyển hợp lý, tính toán, xác định số lượng và chất lượng mỗi loại nguyên vật liệu (phân trấu, chậu/giỏ hoa, giống,…) cần thiết và số dự trữ nhưng dự

trữ không nhiều vì chỉ nhắm chừng phục vụ vừa đủ cho dịp Tết. Nhưng đối với những hộ buôn bán cây kiểng quanh năm thì sẽ kiểm tra nguyên vật liệu định kì mỗi tuần để tránh thiếu hụt trong lúc sản xuất.

Người cung ứng được lựa chọn bằng cách đó là những người quen của chủ hộ sản xuất hoa kiểng, hoặc do bà con truyền tai, giới thiệu cho nhau.

Hoạt động vận chuyển do chủ hộ trồng cây tổ chức, người chủ hộ sẽ thuê xe tải hay sử dụng xe của nhà để đến đó lấy nguyên vật liệu hoặc chỉ cần liên hệ với người chủ bán nguyên vật liệu thông qua số điện thoài, sau đó sẽ cho người cung cấp nguyên vật liệu đến tận nơi cho chủ sản xuất.

* Quản trị tiêu thụ (quản trị bán hàng)

Trước khi bán hoa kiểng vào dịp Tết thì bà con nông dân cũng thường đi nghiên cứu thị trường, hỏi thăm giá cả của những nơi bán khác để có thể đưa ra mức giá bán phù hợp với thị trường.

Vì còn là vùng sản xuất với công nghệ chưa cao nên để xúc tiến, thúc đẩy hoạt động bán hàng bà con thường chào mời, rao gọi lớn tiếng các loại hoa mình bán một cách hài hước để thu hút khách, quảng cáo cho hoa kiểng của mình

Bà con nông dân tư tổ chức buôn bán hoa kiểng tại nhà hoặc thuê một phần khuông viên của làng hoa để bán vì nơi đó thường tập trung đông khách du lịch. Cứ bày hoa kiểng ra nơi bán, phân chia từng khu vực cho mỗi loại hoa kiểng là có thể bán được rồi.

Sau khi khách hàng mua hoa kiểng thì sẽ đóng gói hoa kiểng/ giúp cố định hoa kiểng trên xe máy để khách hàng yên tâm chở về nhà, còn nếu với số lượng nhiều thì bà con sẽ cho xe tải chở về giúp người mua, hoặc dịch vụ cho thuê xe tải (tùy người bán).

* Quản trị tài chính

Chủ hộ trồng hoa kiểng sẽ là người phân tích tài chính và hoạch định tài chính hoặc thuê một người kế toán ( đối với những cơ sở lớn hơn hộ gia đình). Người đó sẽ phải thường xuyên nắm bắt, tính các số tiền chi tiêu, đầu ra đầu vào của mỗi tháng và cập nhật lên với chủ sản xuất. Thường xuyên kiểm kê lại ngân sách để biết khi nào cần huy động vốn. Để vay vốn thì bà con nông dân thường sẽ vay ở những người thân trong gia đình, bà con xóm giềng hay vay ngân hàng (với số tiền lớn) những nơi đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

* Quản trị sự thay đổi

Khi phát hiện ra những biến động của môi trường kinh doanh thì chủ sản xuất mau chóng phát hiện, đưa ra kế hoạch tổ chức thay đổi, không phải cứ cần là thay đổi mà là nghiên cứu thấu đáo trước khi đưa ra thay đổi. Như năm 2014 giá cả nguyên vật liệu trồng hoa có khá nhiều biến động, nhất là giá phân rơm - nguyên vật liệu chính để trồng hoa tăng khá mạnh, người dân trồng hoa đã có những động thái là cập nhật, bàn bạc lẫn nhau, thay đổi, đẩy giá sản phẩm cho phù hợp với giá thành nguyên vật liệu.

Chương 3: KẾT LUẬN 3.1. Những kết quả đạt được

-Kinh tế

Trồng hoa kiểng là một loại hình sản xuất có giá trị kinh tế cao, thị trường ngày càng mở rộng, có các tiến bộ khoa học - kĩ thuật, góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế giúp nông dân làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê,sản lượng mỗi năm trên

tổng doanh số 170 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Thanh Hùng - chủ tich phường Tân Quy Đông cho biết: thới gian gần đây, diện tích và sản lượng hoa kiểng không ngừng tăng lên cả về số lượng lẫn chất lượng, thu hút nhiều hộ tham gia làng nghề, giải quyết được hơn 4200 lao động. Vì vậy, không ít người đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu

Theo anh Nguyễn Khoa Nam - chủ tịch hội Nông dân Việt Nam của phường: Nhờ phát triển nghề hoa kiểng nên những năm qua tỷ lệ hộ nghèo trong phường giảm xuống đáng kể, hiện toàn phường chỉ còn 38 hộ nghèo.

- Văn hoá - xã hội

Trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế thì nghề trồng hoa kiểng đã thu hút và tạo công ăn việc làm cho thanh niên trẻ tuổi ở vùng ven đô thị, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm thời gian nhàn rỗi và các tệ nạn xã hội ở địa phương

Đoàn công tác TP Emmen, Hà Lan đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc phát triển TP hoa Sa Đéc. Theo đó, TP Emmen sẽ hỗ trợ TP Sa Đéc thành lập trung tâm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất hoa kiểng, tập huấn nông dân trồng hoa, giúp liên kết các vùng trồng hoa tại Hà Lan với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất hoa kiểng tại TP Sa Đéc. Ngoài ra, phía Hà Lan cũng sẽ hỗ trợ các giống hoa mới và tìm hướng liên kết tiêu thụ cho thị trường hoa kiểng đầy tiềm năng tại Đồng Tháp Đây là cơ hội để hoa kiểng Sa Đéc vươn ra thế giới…

3.2. Những tồn tại và hạn chế

- Hệ thống sản xuất lạc hậu với trình độ canh tác chủ yếu vẫn dựa vào kinh nghiệm và mang tính thủ công, thiết bị và công nghệ hầu hết lỗi thời

- Các nhà vườn chưa tìm được đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, dễ dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, dễ bị ép giá ( thà đập hoa bỏ chứ không bán) ... - Vốn đầu tư sản xuất hoa kiểng cao và chu trình sản xuất dài, trong khi đó vốn vay ngân hàng thường lag ngắn hạn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, mang mún, tự phát là khá phổ biến, sản xuất tự cung tự cấp, chưa thật sự là sản xuất hàng hoá

- Các nghành công nghệ liên quan và hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu như nguồn giống và lai tạo giống còn chậm, công nghệ bảo quản đóng gói còn yếu

- Cơ sở hạ tầng ( giao thông, thuỷ lợi...) còn thiếu và yếu, chưa tương xứng với nbu cầu phát triển

- Tổ chức sản xuất chưa có sự liên kết chặt chẽ, đặc biệt là vai trò của các hiệp hội chuyên nghành hỗ trợ việc định hướng và tổ chức thực hiện

- Thiếu dự báo về nhu cầu tiêu thụ và khuynh hướng sử dụng hoa kiểng, nhất là thị trường ngoài nước

- Hệ thống thông tin còn yếu, nên các hộ nông dân còn tự mày mò sản xuất và tự tiêu thụ, đôi lúc bị tư thương ép giá

- Hiện nay hoa kiểng ở nước ngoài tràn vào nước ta ồ ạt với nhiều giống mới lạ, chất lượng cao. Đó cũng là một áp lực đối với những người sản xuất hoa kiểng - Tình trạng đô thị hoá, mở rộng các khu công nghiệp lớn ra ngoại thành làm diện tích đất trồng hoa bị thu hẹp và trở nên đắt đỏ. Các chất ô nhiễm từ sinh hoạt và công nghiệp đang đe doạ tính bền vững của làng hoa

3.3. Định hướng phát triển sản phẩm làng hoa Sa Đéc trong tương lai

- Đồng Tháp đang nghiên cứu phát triển làng hoa kiểng kết hợp với tham quan du lịch nhằm khai thác và phát huy lợi thế sẵn có làng hoa này.

- Trong 5 năm qua, Du Lịch TP.Sa Đéc đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, nhiều người biết đến Sa Đéc và thông qua Sa Đéc góp phần quảng bá hình ảnh tỉnh Đồng Tháp. Sắp tới, để du lịch TP.Sa Đéc tiếp tục phát triển, thành phố tiếp tục thực hiện quy hoạch các phân khu theo Đồ án quy hoạch chung của TP.Sa Đéc từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng xây dựng thành phố hoa, thành phố trung tâm kinh tế - Xã hội phía Nam sông tiền của tỉnh và khu vực. Thực hiện tốt việc quản lý quy hoạch, tránh để người dân đầu tư tự phát làm phá vỡ quy hoạch chung của thành phố. Do vậy, việc phát triển Du Lịch trên địa bàn phải được chú trọng và nâng tầm. Thời gian tới, UBND TP.Sa Đéc vẫn sẽ xem Làng hoa là điểm nhấn quan trọng của hình ảnh địa phương. Vì vậy, TP.Sa Đéc tiếp tục đề ra nghị quyết về phát triển Du Lịch cộng đồng và xem Du Lịch là mũi nhọn đột phá về mặt thương mại, dịch vụ; là ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy các ngành dịch vụ khác phát triển (thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng 58% cơ cấu ngành kinh tế của thành phố).

- Thành phố tập trung phối hợp với các ngành tỉnh chuyển giao, ứng dụng các khoa học công nghệ trong vấn đề nuôi trồng, cấy ghép các loại hoa, giống hoa mới đáp ứng nhu cầu thị hiếu của du khách. Thúc đẩy các doanh nghiệp, đẩy mạnh việc hình thành và đưa vào vận hành Trung tâm Dịch vụ hoa kiểng Đồng Tháp ở tại TP.Sa Đéc. Phát triển thêm các điểm du lịch, sản phẩm du lịch mới; du lịch sông nước. Đề nghị tỉnh sớm phê duyệt Đề án Làng văn hóa Du Lịch Sa Đéc, để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ công nhận Làng hoa Sa Đéc là một trong những Làng văn hóa Du Lịch quan trọng của Việt Nam. Từ đó nâng tầm Làng hoa Sa Đéc, thu hút du khách, doanh nghiệp lữ hành tìm đến Sa Đéc nhiều hơn.

- Đồng thời, thành phố cũng thường xuyên đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, cấp tỉnh trên địa bàn để cùng với làng hoa, làng gạo, làng bột kết hợp phát triển du lịch tham quan, trải nghiệm, thăm làng nghề gắn với du lịch tâm linh, thưởng thức ẩm thực, món ăn đặc sản của thành phố... Đầu tư Công viên Sa Đéc biến nơi đây thành một điểm đến hấp dẫn, sản phẩm du lịch quan trọng của thành phố, thu hút du khách...

- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư, ưu tiên cho thuê đất... để kêu gọi các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, có kinh nghiệm trong việc sản xuất, liên doanh trên địa bàn.

- Tạo điều kiện cho cán bộ cho cán bộ chuyên môn đào tạo ở các viện trường dài hạn, trung hạn về tiến bộ khoa học kỹ thuật, thông tin mới về thị trường sau đó triển khai xuống các khóm, đến từng hộ gia đình cho bà con nông dân nắm rõ về tình hình, nhu cầu thị trường... Hướng dẫn cho một số nhà vườn có tâm huyết trong nghề trồng hoa kiểng đi tham quan lớp học ngắn hạn, dài hạn về kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa kiểng cũng như các phương pháp nhân giống nhanh.

TÀI LIỆU KHAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Anh (2000), Đồng bằng sông Cửu Long – đón chào thế kỉ XXI, Nxb Văn Nghệ Tp. Hồ Chí Minh

2. Minh Anh – Hải Yến (2008), Cẩm nang du lịch Việt Nam, Nxb Hồng Đức 3. Ban chỉ huy lãnh đạo xây dựng đời sống văn hóa phường Tân Quy Đông

(2008), Đề án xây dựng đời sống văn hóa phường Tân Quy Đông

4. Ban tuyên giáo Tỉnh Ủy và Hội khoa học lịch sử Đồng Tháp (2005), Đồng Tháp nhân vật chí, Nxb Trẻ

5. Nguyễn Thị Ngọc Bích (2008), Khía cạnh văn hóa của đại danh ở tỉnh Đồng Tháp, luận văn Thạc sĩ, Trường đại học khoa xã hội và nhân văn, bộ môn văn hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về cách quản trị kinh doanh sản phẩm của làng hoa sa đéc (Trang 35 - 42)