Các hư hỏng thường gặp

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN TÊN HỌC PHẦN HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ (Trang 28)

2.4.1Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống tín hiệu ô tô.

2.4.1.1 Hư đèn phanh:

Đèn phanh là một phần không thể thiếu của hệ thống phanh. Nó có nhiệm vụ thông báo cho các xe khác là bạn đang giảm tốc độ, vì vậy nếu đèn phanh bị hư hỏng tai nạn có thể xảy ra.

Nếu đèn phanh sáng ngay cả khi bạn không đạp phanh thì có thể công tắc đèn phanh bị hỏng hoặc cầu chì bị cháy. Bạn cần kiểm tra và sửa chữa lại các chi tiết này trước khi tiếp tục lái xe trên đường.

2.4.1.2 Cháy cầu chì

Nếu thiết bị nào đó trên xe ngừng hoạt đông, cháy cầu chì là trường hợp thường gặp của việc hư hỏng trên ô tô. Cầu chì dễ chẩn đoán nên bạn hoàn toàn có thể tự sửa. Cẩn thân rút chiếc cầu chì đó ra khỏi vị trí của nó và kiểm tra bằng cách soi ra ánh sáng. Nếu sợi kim loại chạy qua cầu chì bị đứt, cầu chì đó cần được thay.

Hình 2.3.5 Ảnh minh họa hộp cầu chì trên ô tô.

2.4.1.3Acquy chết hoăc ngăn acquy bẩn:

Acquy xe bạn có thể ngưng hoạt đông mà không báo trước nếu acquy đã qua sử dụng trên 2 năm

hoăc bị lỗi. Luôn giữ cho ngăn acquy sạch và acquy được côt chăt trong ngăn, nếu không đó có thể là lý do của vấn đề. Ngược lại, bạn có thể dùng vôn kế kiểm tra acquy bằng cách dùng 2 đầu que đo của vôn kế chích vào 2 cực dương và âm, nếu đông cơ tắt và kháo điên ở vị trí tắt nguồn, vôn kế báo từ 10 đến 12 volt, acquy của bạn ở tình trạng tốt (9-9,5 là mức tạm chấp nhân

chắc rằng acquy còn hoạt đông tốt. được). Đến đây thì ta

Hình 2.3.7 Ảnh minh họa sạc bình trên ô tô.

2.5 Bảo dưỡng và sữa chữa hệ thống tín hiệu

2.5.1 Cách sữa cầu chì:

Khi thay nên chắc rằng bạn thay chiếc cầu chì hỏng bằng 1 chiếc khác có chỉ số amp tương tự (thường được đánh dấu bằng mầu và ghi rõ trên cầu chì). Nếu sau khi thay, cầu chì vẫn bị cháy, vấn đề khác có thể là nguyên nhân. Cầu chì không đắt và thường được bán theo hôp với nhiều cỡ khác nhau, bạn nên có 1 bô ̣ cầu chì phụ trên xe đề phòng những trường hợp hỏng hóc dọc đường.

2.5.1.1 Đèn phanh xe

Tháo cọc âm của bình ắc quy bằng cờ lê phù hợp và để nó sang bên cạnh bình ắc quy. Điều này sẽ giúp đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trên xe khi bạn tiến hành kiểm tra.

*Xác định vị trí công tắc :

Công tắc bàn đạp phanh là một nút bấm nằm dọc theo trục của bàn đạp phanh, phía trên pedal. Ngay khi bạn đạp phanh thì nút bấm này sẽ được kích hoạt và đèn phanh sẽ sáng lên. Nếu bạn không chắc chắn về vị trị của công tắc, hãy tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng của xe để biết chính xác vị trí.

*Rút giắc cấm trên công tắc:

Dùng tay bấm vào chốt trên giắc cắm và rút nó ra khỏi công tắc. Bạn cần cẩn thận để tránh làm hư hỏng công tắc này.

*Kiểm tra dây điện bằng mắt

Quan sát xem dây điện của công tắc có bị đứt hay chảy không. Nếu có các dấu hiệu này thì có thể gây ra chạm mạch làm cho đèn phanh sáng ngay cả khi không đạp phanh. Nếu cần thiết bạn nên thay thế giắc cắm này để đèn phanh hoạt động chính xác.

Hình 2.3.9 Ảnh minh họa cách kiểm tra dây điện trên ô tô. *Tháo công tắc điện phanh cũ

Công tắc này thường được cố định bằng 1 hoặc 2 bulông nhỏ. Nới lỏng các bulông này và giữ lại chúng để sử dụng tiếp.

* Lắp công tắc đèn phanh mới.

Hình 2.4 Ảnh minh họa cách lắp công tắt trên ô tô. 2.5.1.2 Đảm bảo giắc cắm trên công tắc đã được tháo ra.

*Tháo và kiểm tra cầu chì:

Sử dụng kìm hoặc dụng cụ tháo cầu chì (có sẵn trong hộp cầu chì) để tháo cầu chì. Quan sát cầu chì, nếu thấy thanh kim loại bên trong bị đứt hoặc chảy thì bạn sẽ cần thay thế cầu chì.

*Thay thế cầu chì có cùng giá trị cường độ dòng điện.

Quan sát sơ đồ trên vỏ hộp cầu chì để biết cường độ dòng điện của cầu chì đèn phanh. Thông thường giá trị này nằm trong khoảng từ 5-50A, sau khi đã thay thế xong cầu chì bạn cần lắp lại cọc bình ắc quy và khởi động xe. Nhờ một ai đó đứng sau xe và quan sát khi bạn đạp phanh xem đèn phanh có hoạt động chính xác không.

Hình 2.4.1 Ảnh minh họa cách kiểm tra cầu chì trên ô tô.

2.6 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống tín hiệu:

2.6.1 Ưu điểm:

Giúp cho xe đảm bảo đủ điều kiện khi lưu thông trên đường, nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều khiển xe của tài xế.

Giúp cho người lái và thợ sữa chữa dể nhận biết hư hỏng trong quá trình vận hành và bảo dưỡng.

Giúp cho những người xung quanh tham gia giao thông nhận biết được các phương tiện sẻ di chuyển như thế nào khi lưu thông trên đường như: xi nhan rẻ trái – phải hoặc phanh xe.

Giúp người lái dể nhận biết để thao tác các tác vụ trên bảng tableau.

2.6.2 Nhược điểm:

Tuy nhiên thay vào đó hệ thống tín hiệu ô tô còn rất nhiều mặt hạn chế có thể hư hệ thống đèn phanh sau làm cho người chạy phía sau nếu không để ý sẽ đâm vào đuôi xe, có thể đèn tín hiệu rẽ trên ô tô bị đứng làm cho người chạy phía sau không nhận biết được là tài xế có rẽ hay không.

Ngoài hư những hệ thống đó chúng ta phải nhắc đến về lỗi cầu chì trên xe có thể bị dứt cầu chì trong bộ tín hiệu làm cho hệ thống tín hiệu trên xe không hoạt động được. Có rất nhiều lỗi làm cho hệ thống tín hiệu trên xe bị ngừng toàn bộ hệ thống như bị cháy cọc bình, hư bình, cháy nguồn âm hoặc dương bên bình….

2.7 Đánh giá, nhận xét và xu hướng phát triển trong tươnglai. lai.

2.7.1 Đánh giá:

Hệ thống tín hiệu là một công cụ giúp cho tài xế có thể báo hiệu được khi muốn rẽ vào một nơi nào đó. Ngoài ra còn hiển thị được các thông số hoạt động trên hệ thống.

2.7.2 Nhận xét:

Hệ thống tín hiệu là một trong những hệ thống giúp người lái cảm thấy an toàn khi chạy trên đường. Tuy nhiên hệ thống tín hiệu gặp rất nhiều lỗi, nhưng với sự tiên tiến của công nghệ ngày nay, qua quá trình phát triển thì hệ thống tín hiệu ngày càng được cải thiện hơn hạn chế được việc mắc nhiều lỗi như lỗi đèn xi nhan, lỗi đèn thắng……

2.7.3 Xu hướng phát triển trong tương lai.

Trong tương lai các thiết bị tín hiệu trên ô tô thay vì cơ bản chúng ta quan sát xung quanh bằng gương xe nhưng vì gương xe sẽ có điểm mù nhiều thì tương lai chúng ta sẻ tích hợp camera quan sát vào xung quanh xe để quan sát bằng màn hình có trên tableau.

Trong tương lai các hệ thống tín hiệu sẻ được thao tác qua trợ lý ảo có trên xe, thay vì tài xế vừa chạy xe vừa thao tác chỉnh trên tableau sẻ gây mất thời gian và tập trung cho tài xế khi tham gia giao thông, thì thông qau trợ lý ảo tài sế có thể thao tác bằng ra lệnh giọng nói.

Trong tương lai, để gia tăng sự đơn giản cho cabin người ta sẻ thay thế nút cơ bằng các màn hình cảm ứng.

Bản vẽ hệ thống tín hiệu ô tô trên proteus

2.4.3 Bản vẽ sơ đồ mạch báo rẽ trên ô tô

*Chú ý: Dòng điện đi từ acqui sang cầu chì hazard đến công tắc hazard. Khi bật công tắc hazard, dòng điện đi đến bộ nháy và đi đến đèn

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN 3.1: KẾT LUẬN

Nội dung nghiên cứu đã phân tích được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống tín hiệu ô tô. Các phương pháp hoạt động của hệ thống tín hiệu ô tô. Các phương pháp hoạt động và đặc biệt là ưu nhược điểm của các hệ thống tín hiệu ô tô. Trên cơ sở đó nắm vững được kiến thức cơ bản về cấu tạo, hoạt động của hệ thống tín hiệu ô tô nói chung và cách kiểm tra hư hỏng trên các xe tương tự.

3.2: HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Để hệ thống tín hiệu ô tô phát triển hơn trong tương lai thì ta cần hạn chế của hệ thống tín hiệu ô tô ở thời điểm hiện tại. Phải có kết cấu gọn, nâng cao hiệu quả, giá thành rẻ, nâng cao tuổi thọ hệ thống, thiết kế tối ưu thuận tiện cho việc sửa chữa khi hư hỏng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trịnh Chất – TS. Lê Văn Uyển – Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí Tập 1 (NXB Giáo dục).

2. Khoa cơ khí động lực - Hệ thống điện thân xe và điều khiển gầm - Vũ Tuân - Đồ án Xây dựng mô hình hệ thống truyền động cho ghế người lái trên ôtô.

3. Nguyễn Hữu Cẩn - Phan Đình Kiên - Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo - Máy kéo (NXB Giáo dục).

4. PGS.TS Nguyễn Khắc Trai - Cấu tạo gầm xe con (NXB Giao thông vận tải).

5. PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hệ thống điện và điện tử trên ôtô hiện đại. 6. Nguyễn Tất Tiến - Cấu tạo ôtô – Bộ GD&ĐT 1992

7. Tài liệu đào tạo kỹ thuật viên TOYOTA

8. https://oto.edu.vn/he-thong-dieu-khien-ghe-lai-hoat-dong-chan- doan-va-sua-chua/ 9. https://tailieuoto.vn/cau-tao-he-thong-chieu-sang-va-tin-hieu-o-to/ 10.http://daotao.hutech.edu.vn/Foxdata/Tailieu/20203/AUT107.pdf 11.https://hoc247.net/cong-nghe-12/bai-14-mach-dieu-khien-tin-hieu- l6475.html

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN TÊN HỌC PHẦN HỆ THỐNG ĐIỆN ĐIỆN TỬ Ô TÔ (Trang 28)