Thách thức của Doanh nghiệp Vinamilk

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix của doanh nghiệp vinamilk (Trang 25 - 30)

Yếu tố dân tộc

Tuy là quốc gia đông dân nhưng số lượng dân sống ở thành thị chỉ bằng ½ dân số sống ở nông thôn, mà sản lượng tiêu thụ sữa chủ yếu nằm ở khu vực thành thị nên cần phải có những giải phát để tăng thêm số lượng khách hàng, vì thị trường còn rất nhiều tiềm năng.

Dân số Việt Nam đang dần bước sang giai đoạn già hóa nên Vinamilk cần có thêm những sản phẩm mới phù hợp với độ tuổi để khai thác tốn nhất thị trường.

Nền kinh tế đều giảm sâu, tốc độ tăng trưởng Việt Nam trong năm 2020 là 2.91 %. Do tình hình dịch covid mà thu nhập của người dân đang có hướng giảm xuống kéo theo nhu cầu tiêu dung các mặt hàng thực thẩm trong đó có mặt hàng sữa.

Tuy có khả năng cạnh tranh về giá nhưng các doanh nghiệp sữa Việt Nam gặp khó khăn trong chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận mức giá đắt hơn trên 200% đẻ sư dụng sữa nhập ngoại.

Yếu tố văn hóa – xã hội

Vì người dân Việt Nam rất kĩ tính trong khi lựa chọn sản phẩm, nên nếu có vụ việc gì gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp thì sẽ kéo theo một chuỗi hệ quả sau đó vô cùng lớn, nên Vinamilk cần đảm bảo trong mọi khâu sản xuất để đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất và phù hợp với giá thành.

Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu

Do nhu cầu sữa tươi của người dùng ngày càng tăng cao, nguồn nguyên liệu của trong nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu sản xuất, còn 70% là nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ, Eu và Nhật Bản. Chính bởi vậy, chi phí đầu vào tăng và giá thành sản phẩm cũng tăng lên. Tuy nhiên, Vinamilk cũng đang đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người dân trong nước.

Sự tham gia thị trường của nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh

Thách thức đầu tiên phải kể đến đó là sự cạnh tranh ngày một gay gắt với những thương hiệu sữa trong nước và thế giới. Người tiêu dùng Việt ngày càng có nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm sữa khi những thương hiệu lớn như: Nestle, Dutch Lady, Abbott,… “đổ bộ” vào Việt Nam.

Việt Nam có nhiều chính sách “mở cửa”, cắt giảm thuế với nhiều mặt hàng, trong đó có cả sản phẩm sữa. Giảm thuế sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống

25%. Đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt, mở ra nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.

Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định

Mặc dù đầu tư nhiều trang trại nuôi bò sữa theo tiêu chuẩn quốc tế nhưng nguồn nguyên liệu chính của hãng vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Chưa kể, người nông dân chăn nuôi bò sữa không còn mặn mà với công việc hiện tại do lợi nhuận thu về không cao, bị người thu mua bò sữa thô ép giá khiến nguồn nguyên liệu sữa trong nước giảm đáng kể. Điều này buộc Vinamilk phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp thu mua nguyên liệu sữa trung gian khác.

Khách hàng: thị trường xuất khẩu có nhiều rủi ro, tâm lý thích dùng sữa ngoại của khách hàng

Nhận thấy rõ 90% Lợi nhuận từ xuất khẩu của Vinamilk đến từ việc xuất khẩu sang thị trường Iraq. Tuy nhiên, đây lại là một trong những khu vực bất ổn định nhất trên thế giới vì vậy lợi nhuận xuất khẩu của hãng sang thị trường này không nhiều như mong đợi. Mặt khác, sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Vinamilk là sữa tươi: thực phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên chất lượng và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm luôn là điều người dùng quan tâm nhất. Tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt, thích dùng hàng nước ngoài xách tay hơn hàng nội địa cũng là một trong những thách thức của Vinamilk nói riêng cũng như toàn ngành sữa trong nước nói chung.

Thị phần sữa bột chưa cao

Với nhu cầu ngày một khắt khe hơn từ người dùng cùng với sự cạnh tranh đến từ các thương hiệu sữa ngoại, nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan …. khiến sữa Vinamilk không còn nắm vị trí độc quyền thị trường sữa. Theo một báo cáo cho thấy, tại thị trường Việt Nam sữa nhập khẩu chiếm 65%, Vinamilk chiếm 16% và Dutch Ladychiếm 20%.

Một số vấn đề marketing chưa thực sự hiệu quả(theo ông Trần Bảo Minh- phó tổng giám đốc Vinamilk). Vinamilk chưa tạo được thông điệp hiệu quả đến người tiêu dùng Điều này gây bất lợi rất nhiều đến sự phát triển của Vinamilk so với những đối thủ cạnh tranh như TH true milk,…Ví dụ: Tuy trong các sản phẩm có lượng sữa tươi chiếm trên 70% nhưng do chưa biết cách khai thác nên Vinamilk chưa có một thông điệp nào để người tiêu dùng có thể hiểu được sự khác biệt của sữa tươi so với sữa tuyệt trùng…

Công tác chăm sóc khách hàng và chất lượng sản phẩm chưa thực sự tốt. Sữa là một sản phẩm nhạy cảm với các công đoạn bảo quản, vận chuyển. Nếu không làm tốt thì người tiêu dùng sẽ nhận đc sản phẩm sữa không bảo đảm chất lượng như ban đầu như bị quá hạn, móp méo, biến chất…. Do đó,chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu. Thế nhưng chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của Vinamilk vẫn kém. Vinamilk đủ sức cạnh tranh mặt hàng sữa tại việt nam do có chiến lược về giá hợp lý, nhưng xét cho cùng, vẫn còn khá nhiều bất cập trong khâu chăm sóc khách hàng như đã nói. Một cái tốt không thể bù nhiều cái chưa tốt được.

Hệ thống phân phối bán lẻ chưa chọn lọc.

Vinamilk chưa chặt chẽ trong khâu lựa chọn, kí kết hợp đồng phân phối với các đại lý. Các đại lý cà điểm bán lẻ là kênh bán hàng trực tiếp tới người tiêu dùng, do đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới uy tín của công ty nếu không có các quy định cụ thể về điều kiện kho hàng, bảo quản, dịch vụ…

Vinamilk nên có những khuyến cáo và công bố cụ thể các đại lý phân phối chính hãng trên các kênh thông tin để mọi người có thể biết rõ. Đồng thời có những cam kết bồi thường sản phẩm hư hại tại đại lý củacông ty nếu có lý do chính đáng, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn về sản phẩm sữa nội.

Hạn chế trong vận chuyển: quy định về vận chuyển sữa thì chỉ được chất tối đa là 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng, rồi đến việc bốc dỡ, quăng quật làm tổn thương bao bì.

Hạn chế trong bảo quản: quy định sản phẩm lạnh của Vinamilk phải đảm bảo trong nhiệt độ dưới 6 độ C thì bảo quản được 45 ngày, còn 15 độ C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thông thường (30 đến 37 độ C) thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua. Thị trường của Vinamilk rất rộng, bao quát cả nước nên việc quản lý, giám sát cũng chỉ tới những nhà phân phối, các đại lý chính, uy tín. Còn những các quầy tạp hoá, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” thì Vinamilk không có đủ nhân lực để giám sát. Thực tế, không chỉ ở thành phố mà sản phẩm của Vinamilk còn có mặt ở tận những vùng quê của các tỉnh lẻ và đa phần được bán trong cửa hàng tạp hoá. Nhiều cửa hàng ở nông thôn không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh cũng rất hạn chế.

Trong khi đó, Vinamilk chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng đến những đại lý tổng, còn việc phân phối đến “cấp dưới” thì chủ yếu bằng xe máy hay những xe ô tô tải không có hệ thống làm lạnh nên việc đảm bảo chất lượng bị bỏ ngỏ.

Như vậy, từ khâu vận chuyển cho đến bảo quản sữa Vinamilk không được đảm bảo, thế nhưng nhà sản xuất lại không có 1 phương án nào mới hơn để thay đổi hiện trạng, điều đó ảnh hưởng rất nhiều uy tín và lòng tin của khách hàng vào nhà sản xuất.

Hoạt động xúc tiến bán hàng của Vinamilk chưa được chú trọng nhiều. Cụ thể là hầu như Vinamilk chỉ mới quan tâm đến các đại lý phân phối của mình, ít có các hoạt động trưng bày, triển lãm; chưa có các hoạt động xúc tiến tại nơi bán hàng của nhân viên Vinamilk ít quan tâm đến Marketing trực tiếp, chủ yếu thông qua các kênh trung gian như các đại lý, siêu thị để phân phối sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Chiến lược marketing mix của doanh nghiệp vinamilk (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)